Xem toàn bộ ảnh
Tiến sĩ Nicolas Flament dẫn đầu các chuyên gia thuộc Đại học Wollongong (Australia), Leeds (Anh) và Tây Bắc (Tây An - Trung Quốc) cho hay 2 cấu trúc kỳ lạ trên nằm ở bên dưới châu Phi và Thái Bình Dương. |
Diện tích của chúng tương đương lục địa nhưng có hình dáng phức tạp hơn giống như mọc ra từ khu vực 2.900 km dưới bề mặt Trái Đất. Hai cấu trúc bí ẩn này được cho là nơi sản sinh ra những cột đá nóng vươn cao được gọi là "chùm lớp phủ sâu" vươn tới bề mặt Trái Đất. |
Các nhà khoa học biết được 2 cấu trúc trên đã tồn tại từ rất lâu nhưng chúng biến đổi như thế nào qua thời gian thì vẫn chưa thể giải mã. |
Theo Tến sĩ Nicolas thuộc Đại học Wollongong cho biết 2 cấu trúc bí ẩn trên đang không ngừng chuyển động. Chúng có khả năng tách rời nhau rồi hợp thành một khối. |
Quá trình này giống như cách các lục địa trên mặt đất nhiều lần hợp thành siêu lục địa rồi lại tách rời thành nhiều châu lục. Diễn biến phức tạp đó có nhiều bí ẩn mà giới khoa học cần thêm thời gian để giải mã chi tiết. |
Với mong muốn sớm giải mã được bí ẩn này, các chuyên gia sử dụng dụng ứng dụng Cơ sở hạ tầng tính toán Quốc gia Australia để chạy các mô phỏng máy tính về cách lớp phủ của Trái Đất - nơi 2 cấu trúc trên tồn tại để xem chúng biến đổi như thế nào trong 1 tỉ năm. |
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy dường như cấu trúc bên dưới châu Phi mang vật chất lục địa và có vẻ vật chất này chỉ mới được thêm vào khoảng 60 triệu năm trước. |
Dù vậy, các nhà nghiên cứu hiện vẫn chưa thể tìm ra nguồn gốc của 2 cấu trúc trên. Họ hy vọng những nỗ lực của mình sẽ sớm giải mã được bí ẩn này. |
Mời độc giả xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THDT.