Bí ẩn 3 cô bảo mẫu xinh đẹp trong nhà Mao Trạch Đông

Ngoài việc chăm sóc Lý Nạp, Hàn Quế Hinh cũng phụ trách việc may vá lặt vặt cho Mao Trạch Đông. 

Hàn Quế Hinh nói rằng, quần áo của Mao Trạch Đông trong thời gian này, từ quần trong cho tới quần ngoài đều do một tay mình may vá cũng nhờ vậy, Mao Trạch Đông coi Hàn Quế Hinh như ngưòí trong nhà, đối xử rất thân mật... 
1. Năm 1940, Giang Thanh sau khi kết hôn với Mao Trạch Đông đã sinh đứa con gái đầu tiên và duy nhất là Lý Nạp. Tuy nhiên, do khi đó bận rộn với công việc cách mạng, Mao Trạch Đông rất cần có người chăm sóc con. Chính vì thế, trong suốt thời gian ở căn cứ địa Diên An cho tới năm 1949, Mao Trạch Đông đã tuyển lựa tới 3 cô bảo mẫu khác nhau.
Bi an 3 co bao mau xinh dep trong nha Mao Trach Dong
 Chân dung Mao Trạch Đông. Ảnh: Internet. 
Bảo mẫu đầu tiên tới nhà họ Mao là Lý Cam. Lý Cẩm là người Liễu Lâm Sơn Tây, làm bảo mẫu cho Mao Trạch Đông từ tháng 8/1942 tới mùa đông năm 1946. Lúc bấy giờ, Mao Trạch Đông đang ở Dương Gia Lĩnh ở căn cứ địa cách mạng Diện An. Theo hồi ức của Lý Cẩm thì khi đó, phòng ở của bà và Lý Nạp ở ngay sát phòng của Mao Trạch Đông và Giang Thanh.
Lý Cẩm kể lại rằng, ban ngày để tránh tiếng khóc của Lý Nạp ảnh hưởng tới công việc của Mao Trạch Đông, mỗi sáng sớm, Lý Cẩm lại phải dỗ Lý Nộp ra ngoài chơi. Đến buổi tối Lý Cẩm lại phải rủ Lý Nạp ngủ sớm để đến đêm khuya Mao có thể làm việc yên tĩnh. Mọi đêm, Lý Cẩm đều phải dậy nhiều lần để đảm bảo đứa trẻ mới lên 2 ngủ ngoan, không khóc lóc ảnh hưởng tới công việc của Mao Trạch Đông.
Mặc dù khi đó chiến tranh đang diễn ra quyết liệt, công việc rất nhiều song Mao vẫn rất quan tâm cuộc sống và việc làm của những người làm công cho mình. Ban đầu, những người làm công như Lý Cẩm phải quỳ trong sân để ăn cơm. Mao nhìn thấy vậy đã cho gọi cơ quan phụ trách lên kiến nghị xây dựng nhà ăn, chuẩn bị bàn ăn cho những người giúp việc trong nhà của mình. Thời gian rỗi, Mao còn tổ chức để những người làm công học thêm văn hóa và nghề.
Nếu như mọi việc thuận lợi, có lẽ Lý Cẩm sẽ trở thành bảo mẫu trong nhà của Mao Trạch Đông cho tới khi Mao trở thành Chủ tịch nước Trung Quốc. Tuy nhiên, đáng tiếc, vào mùa đông năm 1943, Lý Cẩm mắc bệnh nặng, sốt cao phải đưa vào bệnh viện. Trong suốt thời gian nằm viện, Mao Trạch Đông vẫn cho người tới hỏi thăm sức khỏe của Lý Cẩm. Tuy vậy, sau khi khỏi bệnh, Lý Cẩm không còn cơ hội quay trở lại nhà Mao Trạch Đông nữa.
Thời gian sau đó, Lý Cẩm tới làm y tá tại bệnh viện trung ương. Sau đó, Lý Cẩm theo Trung ương đảng Cộng sản tới Tây Bách Pha rồi vào Bắc Kinh. Đến năm 1953, từ một y tá, Lý Cẩm được phân tới làm việc tại nhà máy ô tô của Bắc Kinh và làm việc tại đây cho tới khi về hưu năm 1981. Thực tế, trong thời gian này, Lý Cẩm có một cơ hội gặp Mao Trạch Đông. Đó là vào quốc khánh Trung Quốc năm 1959, Mao tổ chức gặp mặt những người đã từng giúp việc mình và đã cho người mời cả Lý Cẩm. Lý Cẩm vô cùng sung sướng, cho tới hiện nay vẫn nhắc đi nhắc lại kỷ niệm này.
2. Người bảo mẫu thay thế cho vị trí để trống của Lý Cẩm chính là y tá Hách Chi Lan. Hách Chi Lan vốn là một y tá giỏi tại Bệnh viện Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Diên An. Khi đó, Lý Nạp bị ốm nặng, phải đưa tới bệnh viện điều trị, Hách Chi Lan được giao nhiệm vụ chăm sóc con gái của Mao Trạch Đông trong thời gian nằm viện. Ban đầu, Hách Chi Lan từ chối vì sự rằng lỡ như xảy ra chuyện gì với Lý Nạp thì mình sẽ bị liên lụy. Tuy nhiên, một khi nhiệm vụ cấp trên đã giao thì không thể từ chối được nên chỉ đành “phục tùng tổ chức".
Sau đó, tới khi Lý Nạp khỏi bệnh lãnh đạo bệnh viện lại nói với Hách Chi Lan rằng, mặc dù Lý Nạp đã khỏi bệnh nhưng cơ thể vẫn còn yếu, cần phải có người tới tận nhà chăm sóc thêm một thời gian. Công việc này tiếp tục được giao cho Hách Chi Lan. Hách Chi Lan vẫn rất sợ xảy ra chuyện mình không thể chịu hết trách nhiệm liên tục từ chối và yêu cầu lãnh đạo tìm người khác. Tuy nhiên, lãnh đạo bệnh viện một mực muốn Hách Chi Lan tới nhà Mao làm bảo mẫu.
Kết quả, ngày Lý Nạp ra viện, Hách Chi Lan cũng theo xe về nhà họ Mao. Khi đó, Mao Trạch Đông đang đứng đợi con trong sân. Lý Nạp vừa xuống xe, thấy cha mình thì chạy tới ôm, khóc rống lên. Giang Thanh, người đi đón Lý Nạp giới thiệu với Mao Trạch Đông: “Đây là Hách Chi Lan, y tá của Lý Nạp”. Mao nói: “Tốt, làm phiền cô rồi”. Nói xong chìa tay bắt tay Hách Chi Lan. Kể từ đó, Hách Chi Lan trở thành bảo mẫu trong nhà Mao Trạch Đông.
Ban đầu Hách Chi Lan chỉ làm công việc của một y tá, chăm sóc sức khỏe cho Lý Nạp. Sau đó, một lần, Hách Chi Lan nếm thử thức ăn của Lý Nạp thấy chẳng có vị gì nên nói với Mao Trạch Đông rằng cần phải thêm rau và muối vào cháo. Mao Trạch Đông gật gù rồi giao luôn việc nấu thức ăn của Lý Nạp cho Hach Chi Lan. Thế là dù chỉ được giao nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho Lý Nạp ít ngày sau khi khỏi bệnh, Hách Chi Lan đã trở thành bảo mẫu cho con gái Mao Trạch Đông trong suốt 3 năm sau đó.
3. Sau Lý Cẩm và Hách Chi Lan, người bảo mẫu thứ 3 của Lý Nạp trong nhà Mao Trạch Đông là Hàn Quế Hình. Vào tháng 10/1947, Mao bắt đầu rời căn cứ Diên An, dẫn quân tấn công Thiểm Bắc. Lúc bấy giờ, Lý Nạp đã tới tuổi đi học. Tuy nhiên, lúc đó đang trong thời gian chiến tranh, Mao liên tục phải di chuyển nên quyết định tìm một bảo mẫu có văn hóa để dạy chữ cho Lý Nạp. Và người được chọn chính là Hàn Quế Hinh.
Hàn Quế Hinh vốn là một giáo viên trong một trường mẫu giáo trực thuộc Bộ Y tế của Đảng Cộng sản. Hàn từng học hết tiểu học, có chút nền tảng văn hóa nhất định lại là giáo viên mẫu giáo nên được chọn. Hàn Quế Hinh sau này kể rằng, khi đó, Thứ trường Bộ Y tế là Phó Liên Chương tìm mình và nói: “Sau khi tổ chức nghiên cứu và thẩm tra, điều kiện của cô phù hợp xuất thân tốt, có văn hóa, có thể dạy trẻ học chữ lại là người kín đáo, có thể giữ bí mật. Vì vậy, tổ chức quyết định cử cô tới nhà Mao Chủ tịch (Mao Trạch Đông) làm việc. Công việc của cô là chăm sóc Lý Nạp, dạy chữ cho cô bé đồng thời may vá những thứ cần thiết cho Mao Chủ tịch”. Không lâu sau, Hàn Quế Hinh đã được đưa tới nhà họ Mao.
Từ lúc đó, Hàn Quế Hinh trở thành bảo mẫu, chăm sóc cho Lý Nạp. Hàn Quế Hinh kể lại rằng, mặc dù trong thời gian chiến tranh, nhưng Mao vẫn rất nghiêm khắc với đứa con gái mới 7 tuổi của mình, bắt Hàn Quế Hinh dẫn Lý Nạp tới nhà ăn chung ăn cơm. Hàn Quế Hinh cho rằng, thức ăn của người lớn vốn đã rất kham khổ thì làm sao một đứa trẻ 7 tuổi có thể chịu đựng được nên đem chuyện này nói với Mao. Không ngờ, Mao nói: “Ăn ở nhà ăn cũng tốt rồi! Thế là còn tốt hơn thời hai anh trai của nó còn nhỏ!”.
Ngoài việc chăm sóc Lý Nạp, Hàn Quế Hinh cũng phụ trách việc may vá lặt vặt cho Mao Trạch Đông. Hàn Quế Hinh nói rằng, quần áo của Mao Trạch Đông trong thời gian này, từ quần trong cho tới quần ngoài, đều do một tay mình may vá. Cũng nhờ vậy, Mao Trạch Đông coi Hàn Quế Hinh như người trong nhà, đối xử rất thân mật. Mặc dù vậy, chỉ được hai năm, tới năm 1949, khi cuộc nội chiến kết thúc, phe Mao chiếm Bắc Kinh thành lập chính phủ mới thì cuộc sống bảo mẫu của Hàn Quế Hinh cũng kết thúc.

9 người Mao Trạch Đông tin tưởng nhất những năm cuối đời

(Kiến Thức) - Họ là những người được nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông dành sự tin tưởng đặc biệt vào những năm cuối đời. Họ là ai? 

1. Diệp Kiếm Anh những năm cuối đời hồi tưởng lại bốn người mà ông khâm phục trong đời. Người thứ nhất là Mao Trạch Đông, người thứ hai là Tôn Trung Sơn, người thứ ba là Chu Ân Lai, người thứ tư là Đặng Tiểu Bình.
 1. Diệp Kiếm Anh những năm cuối đời hồi tưởng lại bốn người mà ông khâm phục trong đời. Người thứ nhất là Mao Trạch Đông, người thứ hai là Tôn Trung Sơn, người thứ ba là Chu Ân Lai, người thứ tư là Đặng Tiểu Bình. 

Bí mật ba người đẹp là bạn nhảy của Mao Trạch Đông

(Kiến Thức) - Trong những bạn nhảy của Mao Trạch Đông, có ba nữ chiến sỹ đặc biệt đến từ lực lượng không quân. Thông tin về họ mới được hé lộ. 

Bi mat ba nguoi dep la ban nhay cua Mao Trach Dong
 Trong những bạn nhảy của Mao Trạch Đông, có ba nữ chiến sỹ đến từ lực lượng không quân, họ lần lượt là Trần Huệ Mẫn, Lưu Tố Viên và Mạnh Cẩm Vân. Họ đều là chiến sĩ thuộc đoàn văn công chính trị Không Quân, vì khiêu vũ mà bước vào Trung Nam Hải. Trong ảnh là Trần Huệ Mẫn, chiến sỹ đoàn văn công chính trị Không Quân - bạn nhảy của Mao Trạch Đông, là con cháu nhà cán bộ duy nhất trong số các bạn nhảy của Mao Trạch Đông. Trần Huệ Mẫn còn có tên là Trần Lộ Văn, cô xuất thân từ không quân, cha cô là Trần Ngọc Sinh từng là phó Chủ tịch Chính hiệp tỉnh Giang Tô. Trần Ngọc Sinh được mọi người kính trọng vì từ sớm đã gia nhập đội du kích chống Nhật, sau khi thu nạp và cải tổ Quốc Dân Đảng, tiếp nhận Tân Tứ Quân (Quốc dân Cách mạng Quân Lục quân Tân biên Đệ tứ quân) xây dựng căn cứ địa Tô Bắc, lập chiến công lớn, đảm nhận chức tư lệnh tổng đội thứ ba (Tam dã) của Tân Tứ Quân, phó tư lệnh là Diệp Phi, Trương Ái Bình.

Tin mới