Bí ẩn 'bể xương người' tại ngôi chùa nghìn năm tuổi xứ Đoài

Hang Cắc Cớ nổi tiếng là hang động với "Bể xương người", là một điểm đến tâm linh tuyệt vời cho du khách bốn phương.

Năm 2014, "Chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá và Phượng Cách" được sắc phong là Di tích Quốc gia đặc biệt. Hang Cắc Cớ (Thần Quang Động) là một hang động nổi tiếng huyền bí bậc nhất thuộc quần thể di tích này.

Bí ẩn 'bể xương người' tại ngôi chùa nghìn năm tuổi xứ Đoài ảnh 1

Hang Cắc Cớ thuộc khu Di tích Quốc gia đặc biệt (Ảnh Phương Mai)

Tương truyền, trong một trận đánh lớn vào thời kỳ chống quân Hán xâm lược, hơn 3.200 quân lính thuộc nghĩa quân Lữ gia đã vào hang động trú ẩn để tránh sự truy sát của kẻ thù. Quân giặc bên ngoài hang, bèn lấy những tảng đá lớn lấp cửa hang, sau đó đốt lửa làm chết nghĩa quân trong lòng núi hiểm.

Năm 1933, khi nhà chùa và nhân dân Sài Sơn phá cửa hang, cảnh tượng hãi hùng hiện ra là hàng ngàn bộ xương người rải khắp hang. Bên trong hang là hàng trăm hình dạng bằng nhũ đá được nhào nặn bởi bàn tay của tạo hóa đậm chất tâm linh như: hoa sen mọc ngược, tượng thần voi, thần cóc, cây vàng, cây bạc... biểu trưng cho sức khỏe, danh vọng và may mắn. Giữa hang có cổng trời là nơi giao thoa giữa địa ngục và trần gian.

Cuối hang động, du khách sẽ tận mắt thấy "Bể xương người" - nơi xương của nghĩa quân được gom lại để nhà chùa và nhân dân nhang khói hàng ngày. Bên trên bể xương là những khối đá tự nhiên tựa như hàng trăm, hàng nghìn khuôn mặt của quân lính đã hi sinh.

Bí ẩn 'bể xương người' tại ngôi chùa nghìn năm tuổi xứ Đoài ảnh 2
"Bể xương người" được xây dựng để nhà chùa và nhân dân nhang khói hàng ngày (Ảnh Phương Mai)

Bao trùm lên hang Cắc Cớ là vẻ tĩnh lặng, linh thiêng và huyền bí đến vô cùng, dường như khiến cho bất kì du khách nào khi đặt chân đến nơi đây đều dặn lòng muốn quay trở lại cùng những người thân yêu. Đặc biệt, đây cũng là hang động được mệnh danh là "bà mối" se duyên cho nhiều cặp nam nữ nên vợ, nên chồng.

Theo Chị Tuyết - Hướng dẫn viên du lịch tại khu di tích này cho biết có rất nhiều những nhà thám hiểm đã đến đây hàng tuần, thậm chí hàng tháng mang theo cả bình khí Oxy và lương thực để khám phá hang. Sâu thẳm dưới lòng hang Cắc Cớ còn rất nhiều hài cốt của nghĩa quân và những bí ẩn đang chờ lời giải đáp.

Dựng tóc gáy nghe kể chuyện bí ẩn hang Cắc Cớ

Những câu chuyện thần bí về hang Cắc Cớ, sự háo hức, những cuộc leo núi khám phá một ngôi chùa có những kiến trúc độc đáo nhất nhì Thủ đô…

Câu chuyện xung quanh bể xương hang Cắc Cớ

Mục sở thị ngôi chùa có hang “Sơn Đoòng thu nhỏ” ở Hà Nội

Chùa Thầy nằm ở ngoại thành Hà Nội, có phong cảnh núi non tươi đẹp, thanh bình, đặc biệt nơi đây có hang Cắc Cớ được mệnh danh như hang "Sơn Đoòng thu nhỏ

Muc so thi ngoi chua co hang “Son Doong thu nho” o Ha Noi
Chùa Thầy tọa lạc tại chân núi Thầy (hay còn gọi là núi Sài Sơn), thuộc địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km. Chùa từ lâu đã là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách thập phương bởi phong cảnh hữu tình, hòa hợp với thiên nhiên.
Muc so thi ngoi chua co hang “Son Doong thu nho” o Ha Noi-Hinh-2
Chùa Thầy được xây dựng từ thời nhà Lý, gắn liền với giai thoại cuộc đời Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Lúc đầu chùa chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am. Sau đó, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng lại gồm 2 cụm chùa là chùa Cao trên núi (Đỉnh Sơn Tự) và chùa Dưới (Thiên Phúc Tự). Chùa Thầy là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh - người có những đóng góp to lớn cho nhân dân và ông tổ của bộ môn múa rối nước.

Tin mới