Bí ẩn các bà “mẹ hờ” trong ngành công nghiệp đẻ thuê xuyên quốc gia

Nhiều phụ nữ bắt đầu khởi nghiệp trong ngành nghề mới, mang thai hộ những người nước ngoài chưa từng đặt chân đến Ấn Độ với giá rẻ mạt.

Chỉ cần đẻ là xong nhiệm vụ
Goá phụ tên Sonali đang mang thai với nước da hơi xanh nhợt. Người chồng đã qua đời trong một tai nạn giao thông bỏ lại một mình Sonali phải gồng mình kiếm tiền trả nợ cho căn nhà của gia đình.
Nhiều phụ nữ Ấn Độ chấp nhận đẻ thuê nhiều lần vì hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Guardian
Nhiều phụ nữ Ấn Độ chấp nhận đẻ thuê nhiều lần vì hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Guardian 
Theo Guardian, kể từ khi “khởi nghiệp” nghề mang thai hộ, Sonali đã nhiều lần hiến trứng và nhận đẻ thuê cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Lần đầu tiên, Sonali mang thai hộ một cặp vợ chồng người Israel, cô nhận được 2,5 vạn Rupee (khoảng 2.980 USD).
Số tiền trên không đủ để cho người khoá phụ trang trải hết món nợ tiền nhà, do đó cô tiếp tục lên kế hoạch đẻ hộ nhiều lần để kiếm tiền trả nợ.
Một phụ nữ khác tên Kalpita khoe tấm ảnh của hai đứa trẻ sinh đôi mà cô đã vất vả sinh ra. Trong lần đó cô được trả số tiền khoảng 4.100 USD, số tiền được cho là không xứng đáng cho việc sinh hai đứa trẻ, điều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Sau khi xong việc, người chồng ngoại quốc cũng không hề thắc mắc chuyện gì sẽ xảy ra cho người “mẹ hờ” của con mình. Họ luôn chắc chắn và yên tâm rằng những người phụ nữ này chỉ cần nhận được khoản tiền mà họ thanh toán là sẽ được chăm sóc và đền đáp xứng đáng.
Trong gần một thập kỷ vừa qua, ngành công nghiệp đẻ thuê xuyên quốc gia là dịch vụ phát triển mạnh ở Ấn Độ. Bác sỹ sản khoa Nayna Patel được xem như người đi tiên phong cho hoạt động này từ năm 2004.
Đối tượng khách hàng tiềm năng của dịch vụ này đa phần đến từ các nước Australia hoặc châu Âu, nơi dịch vụ đẻ thuê được xem là bất hợp pháp hoặc có chi phí lớn.
Bác sỹ Patel đưa ra mức giá 12.000 USD cho việc sinh một đứa trẻ, trong đó người mang thai hộ được nhận khoản tiền 5.000 USD. Tại những quốc gia như Mỹ hoặc châu Âu, chi phí cho dịch vụ đẻ thuê hợp pháp dao động từ 75.000 đến 120.000 USD (thời điểm năm 2015), gấp 5 lần giá dịch vụ tại Ấn Độ.
“Chuyện cổ tích” thời hiện đại?
Bác sỹ sản Patel chia sẻ: “Ở các khu vực trên thế giới, nhiều phụ nữ khao khát thiên chức làm mẹ nhưng đành bất lực. Trong khi đó có những phụ nữ đông con nhỏ nhưng lại mong mỏi gia đình thoát được cảnh nghèo. Nếu hai bộ phần này muốn giúp nhau, tại sao chúng ta không cho phép điều đó?”.
Từ những lời chào mời trên, các câu chuyện mà bác sỹ Patel đưa ra đã đưa phụ nữ nghèo Ấn Độ mơ mộng đến “câu chuyện cổ tích của thị trường tự do”. Đến cuối năm 2015, phòng phám của bác sỹ Patel thông báo đứa trẻ thứ 1.001 đã chào đời khoẻ mạnh từ phương pháp này.
Những người phụ nữ đẻ thuê chuyên nghiệp được cung cấp chỗ ở trong các khu ký túc xá, việc của họ chỉ là hiến trứng hoặc tĩnh dưỡng, theo dõi sát sao tình trạng em bé. Họ cũng phải xa gia đình trong suốt thời gian mang thai của mình.
Những toà nhà ký túc xá mà các bà “mẹ hờ” đang sinh sống được các chuyên gia mô tả như là “nhà máy trẻ em”. Các chuyên gia phê bình nhận định mối quan hệ của những cặp vợ chồng ngoại quốc và người mang thai hộ không khác gì khách hàng và người làm thuê.
“Điều đau lòng khi nhắc đến Ấn Độ là sự nghèo đói khiến phụ nữ sẵn sàng hy sinh, cho thuê dạ con của chính mình”, luật sư Jayshree Wad đánh giá. Mỗi năm những người chồng ngoại quốc chỉ đến Ấn Độ hai lần, một lần để giao tinh trùng hay tạo phôi thai, lần sau đến để nhận con.
Những bà “mẹ hờ” cho rằng mang thai hộ sẽ thay đổi đáng kể cuộc sống của họ mà không để ý rằng điều này rất nguy hiểm. Bác sỹ Sukhpreet Patel cho biết phụ nữ mang thai quá nhiều lần liên tiếp có nguy cơ tăng huyết áp, thiếu máu và sinh non.
Trên khía cạnh tâm lý, những người mẹ sinh xong đều được tách ra phòng riêng với đứa bé. Mặc dù không phải máu mủ ruột thịt, nhưng nhiều bà mẹ không khỏi cảm thấy tổn thương vì sự chia cắt. Không ít trường hợp các bà mẹ khi chia tay đứa con của người khác nhưng do mình sinh ra đều đau buồn và muốn giữ các em lại.
Tại Ấn Độ, hoạt động đẻ thuê đã được coi là hợp pháp từ năm 2002. Tuy nhiên đến năm 2015, giới chức Ấn Độ bắt đầu xem xét việc cấm các hoạt động mang thai hộ cho người nước ngoài vì cho rằng ngành công nghiệp thương mại hoá đẻ thuê này có thể khiến phụ nữ nghèo bị bóc lột.
Mời quý độc giả xem video Tìm hiểu thêm về mang thai hộ (nguồn VTC):

Baby M - ca mang thai hộ gây chấn động nước Mỹ

Vì sự hạn chế về kỹ thuật những năm 1980, hai gia đình Stern và Whitehead tranh giành quyền nuôi bé gái ra đời nhờ phương pháp mang thai hộ.

Baby M là tên viết tắt của In re Baby M, 537 A.2d 1227, 109 N.J. 396, ca mang thai hộ ồn ào khiến New York trở thành một trong những nơi hiếm hoi cấm loại hình dịch vụ này vì những rắc rối liên quan đến quyền cha mẹ. Sự việc xảy ra tại New Jersey đưa đến phán quyết năm 1988 của Tòa án Tối cao rằng trả tiền để phụ nữ mang thai là bất hợp pháp và làm mất thể diện của họ.
Hình minh họa em bé có biệt danh Baby M. Ảnh: NY Times.
Hình minh họa em bé có biệt danh Baby M. Ảnh: NY Times. 

Sự thật ở gia đình kiếm tiền tỷ mỗi năm từ việc đẻ thuê

Sau lần đầu mang thai hộ cho một cặp vợ chồng vô sinh, Milagros có một thời gian thao thức không biết đứa bé đang ở đâu và làm gì.

Thu nhập 9 tháng bằng hàng chục năm lao động Tin tức từ Dailymail cho hay, 4 chị em trong gia đình Hernandez gồm Milagros, 30, Martha, 30, Paulina, 22, và Maria, 27 tuổi. Cả bốn chị em đều đang mang bầu. Những em bé mà đang mang trong bụng đều là những đứa trẻ mà họ mang thai hộ. Họ sẵn sàng chịu đau đớn để kiếm số tiền trị giá hàng chục năm lao động từ những cặp đồng tính châu Âu đang tuyệt vọng sẵn sàng bỏ ra bất kỳ giá nào để có một đứa con. Chị cả Milagros là người đầu tiên trong nhà Hernandez làm dịch vụ mang thai hộ vào năm 2013. Thấy Milagros đem về được 16.000 USD, cô chị hai Martha quyết định nối gót. Tiếp đến là Maria và Paulina. Họ nhận ra mình có thể kiếm sống bằng cách này. "Nếu cho thuê tử cung mang lại tiền thì cứ làm", Milagros nói.
 
4 chị em trong gia đình Hernandez gồm Milagros, 30, Martha, 30, Paulina, 22, và Maria, 27 tuổi đều đang mang bầu. Người chị cả Milagros đã có 3 con nhưng chị vẫn muốn đẻ thuê để kiếm tiền. Gia đình Hernandez 4 thế hệ, chung sống trong một căn nhà chật hẹp, đang rất khó khăn và cần việc làm để kiếm tiền. Cho đến khi Milagros cầm về trên tay 11.000 bảng, thì tới lượt Martha quyết định tham gia, rồi Maria, và Paulina mới chỉ 22 tuổi thấy rằng họ cũng có thể kiếm tiền theo cách đó. Thù lao cho mỗi ca sinh thành công là 10.000 bảng (hơn 300 triệu đồng), kèm theo các chi phí tẩm bổ trong suốt 10 tháng. Tổng số tiền tương đương 10 năm làm việc của em trai họ với mức lương cơ bản tại thủ đô Mexico. "Làm mẹ đơn thân ở ngôi làng nghèo này thì chỉ có lựa chọn làm bồi bàn hay mại dâm. Đẻ thuê là công việc dễ dàng hơn để đảm bảo tương lai cho con cái", Milagros nói. Và những tổn thương Chủ gia đình, Lourdes, bà của 4 chị em rất ủng hộ việc đẻ thuê. "Tôi cũng sẽ cho thuê tử cung nếu được", cụ bà 81 tuổi thẳng thắn. Bà thừa nhận đã khuyến khích các cháu mang thai hộ càng nhiều càng tốt trước khi bước sang tuổi 35 với quan niệm "phụ nữ có quyền kiếm tiền từ những gì tạo hóa ban cho". Tuy vậy, những người làm nghề đẻ thuê cũng có nhiều mất mát. Chia sẻ về những mất mát khi làm nghề đẻ thuê, Milagros cho hay "niềm vui tình dục sẽ bị mất đi khi nhận đẻ thuê".
 
Đẻ thuê là nguồn kiếm sống của gia đình này. Ngoài ra, việc giao em bé cho cha mẹ thật sự không hề dễ dàng, dù không có quan hệ huyết thống. Vì cho em bé bú trong 10 ngày đầu, nên họ dễ dàng có gắn kết về tinh thần với đứa trẻ. Sau lần đầu mang thai hộ cho một cặp vợ chồng vô sinh, Milagros có một thời gian thao thức không biết đứa bé đang ở đâu và làm gì. "Bạn phải tách biệt cảm xúc rất rõ ràng trong thời gian mang thai", Martha nói. Tuy nhiên, chính cô cũng khó làm được điều này, và tự hào đưa tấm ảnh của bé gái đầu tiên cô mang thai hộ. Martha hy vọng cha em bé tiếp tục gửi hình qua Facebook. "Tôi có cảm tưởng đó là con ruột tôi. Tôi rất cố gắng kiềm chế cảm xúc nhưng thật sự chẳng làm được gì. Lúc mới sinh, con bé có da trắng, tóc vàng, nhưng tôi lại thấy nó rất giống mình. Đó là cảm giác vô cùng kỳ lạ. Những ngày đầu chăm sóc bé, ràng buộc cảm xúc lại càng lớn", Martha kể. Martha ủ rũ mất cả tháng sau đó, nhưng bù lại, cô sẽ chăm sóc được 3 con trai của mình một cách tốt hơn với 14.000 bảng từ khách hàng đầu tiên. Số tiền chị em Henrnadez kiếm được tương đối khiêm tốn. Chỉ riêng tại bang Tabasco, ngành công nghiệp đẻ thuê thu về 130 triệu USD mỗi năm. Các công ty môi giới lấy 70.000 USD cho mỗi lần giao dịch trong khi người phụ nữ chỉ nhận khoảng 14.000 USD. 3 năm trước, Milagros bị ép phá thai giữa chừng vì khách hàng hủy hợp đồng. Ban đầu họ hứa trả cho cô một nửa số tiền là 8000 bảng, nhưng cuối cùng chẳng có gì. Cho tới tận bây giờ, chính quyền ở Tabasco mới đang bắt đầu can thiệp vào các sai phạm trong hoạt động kinh doanh kiểu này, nhưng hình như đã quá muộn. Người dân trong vùng biết rõ những ai "cho thuê tử cung" khi các em bé biến mất liên tục. "Cả cái thị trấn này biến thành máy đẻ rồi", một người dân nói. Còn với chị em Hernandez, họ đã tìm được cách khác tốt hơn, đó là liên hệ trực tiếp với khách hàng. Các khách hàng này cũng sẽ tự xử lý các vấn đề giấy tờ.

Tin mới