(VietnamDaily) - Tổng thống Mỹ John F. Kennedy và em trai thượng nghị sĩ Robert Francis "Bobby" Kennedy có nhiều điểm trùng khớp. Trong đó, cả 2 bị ám sát và tử vong ở bệnh viện vì vết thương quá nặng.
Tâm Anh (theo )
Hai anh em Tổng thống Mỹ John F. Kennedy (phải ảnh) và Robert Francis "Bobby" Kennedy (trái ảnh) là những nhân vật nổi tiếng thế giới. Họ là những người có ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị nước Mỹ.
Thế nhưng, không ai có thể ngờ rằng, anh em Tổng thống Kennedy đều đối mặt với thảm kịch ám sát tồi tệ và có kết cục bi thương. Sự kiện kinh hoàng này đã cướp đi tính mạng của họ.
Cụ thể, Tổng thống thứ 35 của Mỹ John F. Kennedy bị ám sát tại thành phố Dallas vào trưa ngày 22/11/1963. Khi ấy, ông đang ngồi trên ôtô mui trần cùng vợ - Đệ nhất phu nhân Kennedy.
Cựu lính thủy đánh bộ Lee Harvey Oswald chính là thủ phạm dùng súng bắn tỉa để ám sát Tổng thống Kennedy. Oswald bắn 3 phát đạn nhằm vào Tổng thống Kennedy khiến ông chủ Nhà Trắng bị thương nặng. Ngay sau đó, mật vụ Mỹ hộ tống đưa ông Kennedy đến Bệnh viện Parkland cấp cứu.
Thế nhưng, do vết thương quá nặng nên Tổng thống Kennedy qua đời sau 30 phút nhập viện. Cái chết của ông trở thành nỗi đau, sự mất mát to lớn đối với gia đình cũng như người dân nước Mỹ.
5 năm sau cái chết của Tổng thống Mỹ thứ 35, thảm kịch ám sát sát tái diễn với gia tộc Kennedy. Em trai Tổng thống Kennedy là Robert Francis "Bobby" Kennedy có số phận tương tự với anh trai.
Vào ngày 5/6/1968, thượng nghị sĩ Robert bất ngờ bị một kẻ xa lạ bắn nhiều phát đạn tại khách sạn Ambassador ở Los Angeles. Vụ ám sát diễn ra sau khi ông giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu sơ bộ ở California.
Giống anh trai, thượng nghị sĩ Robert qua đời vì vết thương quá nặng. Ông tử vong ngày 6/6 - tức 1 ngày sau khi bị ám sát. Hung thủ thực hiện vụ ám sát thượng nghị sĩ Robert là người đàn ông Palestine có tên Sirhan Sirhan.
Một điểm chung tiếp theo giữa Tổng thống Kennedy và em trai là cả hai đều ra đi khi ngoài 40 tuổi. Trong khi Tổng thống thứ 35 của Mỹ tử vong khi 46 tuổi thì em trai - thượng nghị sĩ Robert qua đời lúc 43 tuổi.
Những sự trùng hợp đến rùng rợn về vụ ám sát và cái chết của anh em Tổng thống Kennedy khiến dư luận bàng hoàng, đau xót và thương tiếc khi nhiều dự định, kế hoạch đã vạch ra đều bị dang dở.
Mời độc giả xem video: Lãnh đạo các nước chúc mừng ông Biden đắc cử Tổng thống Mỹ. Nguồn: THĐT1.
Những khoảnh khắc 'để đời' của các Tổng thống Mỹ 100 năm qua
(VietnamDaily) - Trang Insider đăng tải loạt ảnh ghi lại nhiều khoảnh khắc ấn tượng của các Tổng thống Mỹ trong 100 năm qua.
Gần một thế kỷ trước, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Warren Harding bắt tay huyền thoại bóng chày Babe Ruth tại sân vân động Yankee. Theo Insider, ông Warren là một "fan cuồng" bóng chày. (Nguồn ảnh: Insider)
Tổng thống Mỹ thứ 30 Calvin Coolidge (trái) ngồi cạnh Tổng thống thứ 31 của nước Mỹ Herbert Hoover trên xe (ở ghế sau) khi tới lễ nhậm chức của ông Hoover năm 1929.
Tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt vui mừng thông báo sự chiếm đóng của Đức Quốc xã tại Rome đã chấm dứt hồi năm 1944.
Từ trái sang phải (ngồi hàng trên): Thủ tướng Anh Winston Churchill, Tổng thống Mỹ Winston Churchill và nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin trong một cuộc gặp tại Yalta năm 1945.
Tổng thống Harry Truman cầm tờ báo in nhầm rằng ông đã thua vào đêm bầu cử năm 1948.
Bức ảnh chụp Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower và Nữ hoàng Anh Elizabeth II tại một bữa tiệc ở Nhà Trắng hồi năm 1957. Theo Time, chuyến thăm của Nữ hoàng Elizabeth II diễn ra trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và đây là thời điểm quan trọng để Mỹ và Anh xây dựng mối quan hệ bền chặt.
Tổng thống John F. Kennedy nhìn các con John J. và Caroline trong Phòng Bầu Dục của Nhà Trắng năm 1962.
Trong bức hình này, Bill Clinton (trái), khi đó mới 16 tuổi, bắt tay Tổng thống Mỹ John F. Kennedy tại Nhà Trắng năm 1963.
Ông Lyndon B.Johnson nhận chức Tổng thống Mỹ ngay sau khi ông Kennedy qua đời trong một vụ ám sát vào ngày 22/11/1963, trở thành Tổng thống Mỹ duy nhất tuyên thệ nhậm chức trên máy bay.
Tổng thống Johnson trao đổi với nhà hoạt động nhân quyền Martin Luther King Jr. (trái) và những người khác tại Nhà Trắng năm 1963.
Tổng thống Gerald Ford trò chuyện với phu nhân, bà Betty, hồi năm 1975 trong thời gian bà hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật.
Tổng thống Ronald Reagan và phu nhân Nancy chào đón "Ông hoàng nhạc pop" Michael Jackson đến Nhà Trắng vào năm 1984.
Lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ký Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) hồi năm 1987.
Tổng thống George H.W. Bush đón Lễ Tạ ơn cùng các binh sĩ Mỹ tại Ả Rập Xê Út trong Chiến dịch Lá chắn Sa mạc năm 1990.
Tổng thống Bill Clinton đi bộ với Tổng thống Hàn Quốc Kim Young-sam vào năm 1993.
Chánh văn phòng Nhà Trắng Andy Card báo với Tổng thống George W. Bush về vụ khủng bố 11/9 khi ông Bush đang thăm một trường tiểu học ở Florida năm 2001.
Các Tổng thống Mỹ George H.W. Bush, Barack Obama, George W. Bush, Bill Clinton và Jimmy Carter "tụ họp" tại Phòng Bầu Dục của Nhà Trắng năm 2009. Tổng thống Obama tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2009.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cầm tờ báo của Washington Post đưa tin rằng ông được tha bổng trong phiên tòa luận tội hồi tháng 2/2020.
Điều gì xảy ra sau ngày đại cử tri bỏ phiếu bầu Tổng thống Mỹ?
(VietnamDaily) - Sau ngày 14/12, kết quả bỏ phiếu bầu Tổng thống Mỹ của các đại cử tri sẽ được gửi tới lưỡng viện Quốc hội.
Ngày 14/12 (giờ địa phương), các đại cử tri nhóm họp trên khắp nước Mỹ để chính thức bầu chọn tổng thống tiếp theo điều hành Nhà Trắng trong 4 năm tới. Người nhận được tối thiểu 270 phiếu đại cử tri sẽ giành chiến thắng. Ảnh: Đại diện của cử tri đoàn bang Bắc Carolina ký vào giấy chứng nhận bỏ phiếu trong tòa nhà Quốc hội ở Raleigh, Bắc Carolina, ngày 19/12/2016. Ảnh: Reuters.