Bí ẩn “cổng địa ngục” rực cháy giữa sa mạc

Bí ẩn “cổng địa ngục” rực cháy giữa sa mạc

(Kiến Thức) - “Cổng địa ngục” ở Derweze, thuộc sa mạc Karakum, Turkmenistan đã rực cháy suốt 43 năm qua, trở thành một trong những địa danh tuyệt vời nhất thế giới.

Xem toàn bộ ảnh
“Cổng địa ngục” ở giữa sa mạc Karakum là tên gọi khác của hang động khổng lồ dưới đất. Vào năm 1971, một nhóm các nhà địa chất Liên Xô phát hiện một hang động khổng lồ này khi đưa trang thiết bị đến khu vực để khoan dò tìm khí gas.
“Cổng địa ngục” ở giữa sa mạc Karakum là tên gọi khác của hang động khổng lồ dưới đất. Vào năm 1971, một nhóm các nhà địa chất Liên Xô phát hiện một hang động khổng lồ này khi đưa trang thiết bị đến khu vực để khoan dò tìm khí gas.
Trong quá trình khoan dò tìm khí gas, máy móc và thiết bị của các nhà địa chất Liên Xô bị "nuốt chửng" xuống dưới lòng đất.
Trong quá trình khoan dò tìm khí gas, máy móc và thiết bị của các nhà địa chất Liên Xô bị "nuốt chửng" xuống dưới lòng đất.
Kể từ đó cho đến nay, ngọn lửa vẫn cháy sáng bền bỉ suốt 43 năm.
Kể từ đó cho đến nay, ngọn lửa vẫn cháy sáng bền bỉ suốt 43 năm.
Người dân nơi đây đặt tên cho hang động lạ lùng này là "cổng địa ngục" vì khi cháy, ngọn lửa ở đây có màu cam sáng và đun sôi những lớp bùn.
Người dân nơi đây đặt tên cho hang động lạ lùng này là "cổng địa ngục" vì khi cháy, ngọn lửa ở đây có màu cam sáng và đun sôi những lớp bùn.
Đường kính của "cổng địa ngục" ở sa mạc Karakum lên đến 70m.
Đường kính của "cổng địa ngục" ở sa mạc Karakum lên đến 70m.
Người dân đứng cách "cổng địa ngục" hàng nghìn km vẫn có thể nhìn thấy cảnh quan kỳ vĩ ở hang động này.
Người dân đứng cách "cổng địa ngục" hàng nghìn km vẫn có thể nhìn thấy cảnh quan kỳ vĩ ở hang động này.
"Cổng địa ngục" có độ sâu lên đến 20m. Rất nhiều du khách và nhiếp ảnh gia thích đến đây chụp ảnh và ngắm nhìn những ngọn lửa cháy suốt 43 năm qua.
"Cổng địa ngục" có độ sâu lên đến 20m. Rất nhiều du khách và nhiếp ảnh gia thích đến đây chụp ảnh và ngắm nhìn những ngọn lửa cháy suốt 43 năm qua.
Ban đầu, các nhà khoa học đã cho đốt ngọn lửa ở "cổng địa ngục" và cho rằng, nó chỉ cháy trong vài ngày vì lo sợ khí mê tan bị rò rỉ sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân gần đó. Tuy nhiên, ngọn lửa vẫn bền bỉ tồn tại mặc dù giới chuyên gia đã thử một số biện pháp để "dập lửa".
Ban đầu, các nhà khoa học đã cho đốt ngọn lửa ở "cổng địa ngục" và cho rằng, nó chỉ cháy trong vài ngày vì lo sợ khí mê tan bị rò rỉ sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân gần đó. Tuy nhiên, ngọn lửa vẫn bền bỉ tồn tại mặc dù giới chuyên gia đã thử một số biện pháp để "dập lửa".
Rất nhiều người mạo hiểm đứng gần "cổng địa ngục" để nhìn rõ hơn cảnh quan ngoạn mục này.
Rất nhiều người mạo hiểm đứng gần "cổng địa ngục" để nhìn rõ hơn cảnh quan ngoạn mục này.
Một số nhiếp ảnh gia đã ví "cổng địa ngục" ở sa mạc Karakum như hơi thở của rồng. Người dân nơi đây cũng đồn rằng, các nhà khoa học thăm dò khí gas đã nghe thấy hàng ngàn, hàng triệu linh hồn la hét ở "cổng địa ngục".
Một số nhiếp ảnh gia đã ví "cổng địa ngục" ở sa mạc Karakum như hơi thở của rồng. Người dân nơi đây cũng đồn rằng, các nhà khoa học thăm dò khí gas đã nghe thấy hàng ngàn, hàng triệu linh hồn la hét ở "cổng địa ngục".

GALLERY MỚI NHẤT