Bí ẩn dòng suối ngầm linh thiêng ở Pháp không rõ nguồn

Dòng suối ngầm Fosse Dionne ở Pháp được cho là bí ẩn nhất thế giới bởi quá khứ những người thợ lặn sâu xuống dưới đều không quay trở về và cũng chưa ai khám phá được nguồn nước từ đâu chảy ra.

Bí ẩn dòng suối ngầm linh thiêng ở Pháp không rõ nguồn
Ở thị trấn Tonnerre cổ kính vùng Burgundy phía đông bắc nước Pháp, có một dòng suối ngầm kỳ lạ, dưới hình dạng một cái giếng được gọi là Fosse Dionne hay Hố Thần thánh. Các nhà khoa học cùng các nhà thám hiểm đại dương đã nỗ lực tìm hiểu và khám phá dòng suối ngầm này trong nhiều thế kỷ.
Mặc dù rất muốn biết rốt cuộc nguồn gốc của dòng suối này chảy từ đâu nhưng cho đến nay, chưa một ai có thể thực sự đi đến đáy để tìm ra câu trả lời.
Bi an dong suoi ngam linh thieng o Phap khong ro nguon
Suối ngầm Fosse Dionne có một tên gọi khác là “hố thần thánh”. Ảnh: Shutterstock. 
Suối ngầm Fosse Dionne được quy hoạch thành một cái giếng công cộng lớn bằng đá vào thế kỷ XVIII. Bên trong chứa đầy nước có màu pha trộn giữa xanh ngọc, hổ phách và kim sa.
Bởi màu nước giếng giống với các dòng suối bắt nguồn từ hang động đá vôi, cho nên người ta cho rằng suối Fosse Dionne thoát ra từ một mạng lưới các hang động đá vôi dưới lòng đất. Dòng nước phun ra trung bình đạt đến 311 lít mỗi giây. Vận tốc nước chảy có sự thay đổi theo mùa, tuy nhiên đây là mức xả cao một cách bất thường.
Từ những năm 1700, người Pháp sử dụng nước ở dòng suối này làm nhà tắm công cộng. Ngày nay, người ta vẫn dùng nước Fosse Dionne cho mọi sinh hoạt thường ngày như tắm, giặt, nấu ăn và lọc làm nước uống.
Bi an dong suoi ngam linh thieng o Phap khong ro nguon-Hinh-2
Nguồn gốc của Fosse Dionne vẫn là một ẩn số với nhân loại. Ảnh: Shutterstock.  
Xung quanh miệng giếng được thiết kế thuận tiện cho những người phụ nữ giặt quần áo. Một con kênh nhỏ được kè lên cho dòng nước chảy ra ngoài tạo nên cảnh tượng vừa kỳ thú vừa thơ mộng.
Theo những ghi chép lịch sử, vào thế kỷ thứ VII, tộc người Celt cổ đại coi đây là nguồn nước thánh thiêng liêng. Sau đó, người La Mã chiếm đóng thành phố này, họ cũng sử dụng nó làm nước uống.
Từ thời xa xưa đó, người dân địa phương đã truyền nhau câu chuyện, có một con rắn khổng lồ sống ẩn sâu trong lòng suối. Fosse Dionne chính là hang rắn và nguồn của nó nằm trong dãy núi Morvan gần đó. Một số khác lại cho rằng dòng suối ngầm này là cánh cổng dẫn đến một thế giới khác.
Các nhà nghiên cứu địa chất cho rằng nước chảy ra từ hang động đá vôi ngầm. Nhưng không một thợ lặn nào có thể tìm đến điểm khởi nguồn của nó, thậm chí nhiều người đã thiệt mạng vì quá tò mò.
Vào năm 1974, hai thợ lặn tiến hành vẽ bản đồ dòng suối, nhưng cả hai sau khi lặn xuống để tìm hiểu thì không một ai quay trở lại.
Đến năm 1996, một thợ lặn khác bơi xuống với thiết bị lặn cùng bình dưỡng khí nhưng cũng một đi không trở về.
Nhiều năm sau đó, người ta không còn nuôi hy vọng đi tìm nguồn gốc dòng suối. Họ thật sự bị những cái chết kì lạ làm chùn bước.
Mãi cho đến năm 2019, một người thợ lặn dũng cảm tên là Pierre-Éric Deseigne đã quyết định thực hiện một cuộc thám hiểm quy mô. Với sự giúp đỡ của những thiết bị lặn hiện đại, anh đã khám phá ra một con đường ngầm dài tận 370 mét. Mặc dù vậy, anh cũng chưa tìm ra nơi nguồn nước bắt đầu.
Ở độ sâu này, anh không tìm thấy hài cốt hay bất cứ di vật nào của những người thợ lặn đã bỏ mạng trong quá khứ. Song điều may mắn nhất là anh ấy có thể quay trở về.
Bi an dong suoi ngam linh thieng o Phap khong ro nguon-Hinh-3
Nhiều người phải bỏ mạng khi đi tìm bí ẩn về nguồn gốc dòng suối. Ảnh: Ruchistrips. 
Những lời đồn đoán từ xa xưa, câu chuyện về hai người thợ lặn đã chết khi cố gắng giải mã nguồn gốc của con suối tuyệt đẹp tại Pháp đã khiến nhiều kình ngư khác "chùn bước". Cho đến nay, bí ẩn về dòng suối ngầm không đáy vẫn là một bí ẩn với cả thế giới.
Vì điều bí ẩn chưa được khai mở, người ta cũng tạm thời đồng ý với giả thuyết, suối ngầm Fosse Dionne được cung cấp bởi cả nước mưa từ những ngọn đồi xung quanh Tonnerre thấm xuống và những dòng sông chảy ngầm.
Nếu có hứng thú với con suối bí ẩn này du khách nên ghé thăm vào những tháng mùa hè hoặc xuân, khi nước từ lòng suối chảy ra tràn trề và mạnh mẽ.

Ngẩn ngơ trước cảnh sắc huyền ảo trên “sông cầu vồng”

Con sông Caño Cristales nằm trong vườn quốc gia Serranía de la Macarena ở tỉnh Meta, Colombia, nổi tiếng với cái tên "dòng sông cầu vồng”.

Ngẩn ngơ trước cảnh sắc huyền ảo trên “sông cầu vồng”
Ngan ngo truoc canh sac huyen ao tren “song cau vong”

Sông Caño Cristales ở Colombia được coi là dòng sông đẹp nhất thế giới. Ngoài tên gọi Caño Cristales do nhà thám hiểm Andres Hurtado đặt vào năm 1980, sông còn được du khách gọi với nhiều tên khác nhau như “sông cầu vồng”, “sông ngũ sắc”, “cầu vồng lỏng”...

Ngan ngo truoc canh sac huyen ao tren “song cau vong”-Hinh-2
Dòng nước chuyển màu rực rỡ nhờ một loại cây thủy sinh có tên Macarenia Clavigera, loài đặc hữu của Sierra de la Macarena - một rặng núi nằm ở phía nam thủ đô Bogota.
Ngan ngo truoc canh sac huyen ao tren “song cau vong”-Hinh-3
Trong thời gian giữa mùa mưa sang mùa khô, khoảng từ tháng 7 tới tháng 11, cùng với rêu, các loại cây thủy sinh và san hô, cây Macarenia Clavigera màu đỏ bám vào các tảng đá dọc dòng sông dài gần 100 km, tạo ra một tấm thảm rực rỡ sắc màu ngay dưới bề mặt nước sông.
Ngan ngo truoc canh sac huyen ao tren “song cau vong”-Hinh-4
Loài cây thủy sinh này là nguyên nhân khiến lúc thì dòng sông có màu xanh lá, khi lại chuyển sang màu đỏ tươi, cam vàng và cả sắc nâu sậm.
Ngan ngo truoc canh sac huyen ao tren “song cau vong”-Hinh-5
Những màu sắc nổi bật đã tạo nên bức tranh thiên nhiên kỳ thú khiến những ai đến đây và tận mắt chứng kiến khung cảnh này cũng ngỡ ngàng và thán phục sự kỳ diệu của thiên nhiên. 
Ngan ngo truoc canh sac huyen ao tren “song cau vong”-Hinh-6
Người dân địa phương cho biết thời điểm lý tưởng nhất để quan sát các loại thủy sinh là sau một cơn bão, khi màu sắc của chúng rực rỡ nhất.
Ngan ngo truoc canh sac huyen ao tren “song cau vong”-Hinh-7
Du khách đổ về đây để chiêm ngưỡng khung cảnh thơ mộng của con sông với làn nước trong vắt làm nổi bật lên màu sắc của các động vật dưới nước cũng như các loài thủy sinh tuyệt đẹp.
Ngan ngo truoc canh sac huyen ao tren “song cau vong”-Hinh-8
Kiến tạo địa chất của dòng sông có nhiều trầm tích, các khối đá ở đây khoảng 1,2 triệu năm tuổi. Trầm tích kết hợp với lượng cây thủy sinh phong phú tạo ra màu sắc độc đáo cho sông Caño Cristales. Xanh lá, xanh lam, đen, đỏ và vàng là những màu sắc chủ đạo.
Ngan ngo truoc canh sac huyen ao tren “song cau vong”-Hinh-9
Bên cạnh việc chiêm ngưỡng cảnh sắc kỳ lạ của dòng sông, du khách đến đây còn bị lôi cuốn bởi hệ động thực vật hoang dã rất phong phú.
Ngan ngo truoc canh sac huyen ao tren “song cau vong”-Hinh-10
Vườn quốc gia Serrania de la Macarena là nơi sinh sống của hơn 400 loài chim và nhiều loại động vật quý hiếm như rùa, cự đà và aguilas - loài chim là biểu tượng quốc gia của Colombia.
Ngan ngo truoc canh sac huyen ao tren “song cau vong”-Hinh-11
Du khách chỉ có thể tới tham quan Caño Cristales từ giữa tháng 5 tới đầu tháng 12. Ngoài khoảng thời gian này, nơi đây sẽ đóng cửa để hệ sinh thái nơi đây được “nghỉ ngơi” và bảo toàn. Ảnh: IT. 

Tận mục con suối “ác quỷ”, hễ ai rơi xuống là chết

Con suối nhỏ Bolton Strid ở Anh nổi tiếng cảnh sắc đẹp như tranh vẽ. Trái với bề mặt êm đềm, lòng suối vô cùng nguy hiểm, hễ người rơi vào là chết.

Tận mục con suối “ác quỷ”, hễ ai rơi xuống là chết
Tan muc con suoi “ac quy”, he ai roi xuong la chet

Nhìn thoáng qua, Bolton Strid là dòng suối hiền hòa, trong trẻo nhưng ít ai biết được "tử thần" dưới mặt nước đang rình rập người trượt chân xuống để cướp đi sinh mạng của họ.

Tan muc con suoi “ac quy”, he ai roi xuong la chet-Hinh-2
Con suối "ác quỷ" Bolton Strid là một nhánh thuộc sông Wharfe đẹp như tranh vẽ ở miền Bắc nước Anh. Không có số liệu chính xác thống kê con số tử vong chính thức ở Bolton Strid nhưng những cái chết tại đó nổi tiếng khắp Yorkshire và cả nước Anh.
Tan muc con suoi “ac quy”, he ai roi xuong la chet-Hinh-3
Có nhiều tài liệu tham khảo văn học đánh giá về sự nguy hiểm “ăn thịt người” của Bolton Strid trong nhiều thế kỷ. Năm 1998, một cặp vợ chồng đi tuần trăng mật trong khu vực đã bị chết đuối ở Bolton Strid gây xôn xao dư luận cả nước Anh. 
Tan muc con suoi “ac quy”, he ai roi xuong la chet-Hinh-4
Trong tác phẩm của nhà văn Anh nổi tiếng như Gertrude Atherton, sự chết chóc của dòng suối có thể bắt nguồn từ những năm 1800. 
Tan muc con suoi “ac quy”, he ai roi xuong la chet-Hinh-5
Một phần nguyên nhân khiến Bolton Strid trở nên nguy hiểm là vẻ bên ngoài tĩnh lặng và dường như vô hại đối với người lạ lần đầu trông thấy.
Tan muc con suoi “ac quy”, he ai roi xuong la chet-Hinh-6
Tuy nhiên những hòn đá xung quanh suối vô cùng trơn trượt và con nước chảy mạnh và siết. Giờ đây, người ta phải đặt biển cảnh báo bên ngoài để mọi người cẩn thận khi lại gần.
Tan muc con suoi “ac quy”, he ai roi xuong la chet-Hinh-7
Sông Wharfe dài khoảng hơn 105 km từ hợp lưu của Green Field Beck và Oughtershaw Beck, lòng sông rộng gần 1 mét. Nhưng, khi đến khúc Bolton Strid, dòng sông co hẹp ép chặt, nước chảy mạnh hơn.
Tan muc con suoi “ac quy”, he ai roi xuong la chet-Hinh-8
Đoạn này của sông cũng trở nên sâu hơn, hỗn loạn nhiều hơn so với phần còn lại của dòng sông. Do đó, gần như bất cứ ai hay vật gì rơi xuống đều bị hút sâu xuống đáy.
Tan muc con suoi “ac quy”, he ai roi xuong la chet-Hinh-9
Bolton Strid đã thu hút nhiều sự chú ý của cư dân mạng thế giới bắt đầu vào năm 2016, khi dòng suối được người làm YouTube Tom Scott giới thiệu trong những video với tựa đề “vùng nước nguy hiểm nhất thế giới”.
Tan muc con suoi “ac quy”, he ai roi xuong la chet-Hinh-10
Hiện bên bờ suối có nhiều biển cảnh báo không nhảy qua suối tránh trượt chân, bị hút xuống hang sâu gây ra tai nạn. Ảnh: IT. 

Hiếm thấy dòng sông dài nhất Italy cạn trơ đáy vì hạn hán

Đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 70 năm khiến dòng sông dài nhất Italy cạn trơ đáy, đe dọa mùa màng và an ninh năng lượng.

Hiếm thấy dòng sông dài nhất Italy cạn trơ đáy vì hạn hán
Hiem thay dong song dai nhat Italy can tro day vi han han

Vùng Turin, Italy đang trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 70 năm qua. Sông Po, con sông dài nhất Italy đồng thời là hồ chứa nước ngọt lớn nhất của nước này đã bị cạn nước, một số khu vực còn nước nhưng không đáng kể.

Hiem thay dong song dai nhat Italy can tro day vi han han-Hinh-2
Theo các chuyên gia khí tượng, thung lũng sông Po ở miền bắc Italy là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đợt khô hạn đang diễn ra trên khắp lãnh thổ châu Âu.
Hiem thay dong song dai nhat Italy can tro day vi han han-Hinh-3
Một cây cầu bắc qua khúc sông Po cạn trơ đáy tại Boretto, Italy.
Hiem thay dong song dai nhat Italy can tro day vi han han-Hinh-4
Đợt hạn hán kéo dài cũng khiến mực nước trong các hồ thủy điện của Italy xuống mức thấp nhất trong lịch sử, gây ra nguy cơ mất an ninh lương thực và năng lượng.
Hiem thay dong song dai nhat Italy can tro day vi han han-Hinh-5
Cả con sông rộng lớn giờ chỉ còn một dòng nước chảy nhỏ.
Hiem thay dong song dai nhat Italy can tro day vi han han-Hinh-6
Dòng sông đầy ắp nước trước đây bỗng trở thành bãi cát rộng lớn. 
Hiem thay dong song dai nhat Italy can tro day vi han han-Hinh-7
Lòng sông cạn đáy ở vùng Turin do hạn hán kéo dài.
Hiem thay dong song dai nhat Italy can tro day vi han han-Hinh-8
Những ai không biết sông Sangone trước đây sẽ tưởng hình ảnh này là chiếc cầu đi bộ trên cao. 
Hiem thay dong song dai nhat Italy can tro day vi han han-Hinh-9
Người dân câu cá dưới lòng sông cạn đáy. 
Hiem thay dong song dai nhat Italy can tro day vi han han-Hinh-10
Một người phụ nữ ngồi nghỉ nhìn lòng sông Po cạn nước.
Hiem thay dong song dai nhat Italy can tro day vi han han-Hinh-11
Mặt đất dưới lòng sông nứt nẻ vì hạn hán. 
Hiem thay dong song dai nhat Italy can tro day vi han han-Hinh-12
Các chuyên gia hiện chưa dự đoán được chính xác thời điểm hạn hán sẽ kết thúc. Ảnh: Reuters. 

Tin mới