Bí ẩn giấc mơ chung hàng nghìn người đều gặp, chuyên gia cũng kinh ngạc
Hiện tượng "giấc mơ chung" (shared dream) là sự trùng hợp kỳ lạ, dù hiếm gặp nhưng có thực trong đời sống khi nhiều người có những giấc mơ giống nhau đến lạ.
Thùy Dung (T.H)
Xem toàn bộ ảnh
Có rất nhiều báo cáo cho thấy nhiều người có những trải nghiệm giống nhau về cả hoàn cảnh lẫn môi trường xung quanh trong những giấc mơ, thậm chí họ còn có thể tương tác với nhau trong đó.
Tại một trường đại học ở Pittsburgh, những sinh viên trong lớp học thuộc khoa thống kê được hỏi về những tình huống trùng hợp đáng ngạc nhiên nhất trong cuộc sống của họ. Một học sinh kể lại về một giấc mơ “chung”.
“Tôi gặp một sự việc trùng hợp ngẫu nhiên với người bạn vào khoảng vài tháng trước. Tôi tỉnh dậy vào một buổi sáng sau một giấc mơ kỳ lạ và khi kể với cô bạn về giấc mơ, cô nói rằng cô cũng có một giấc mơ gần giống như vậy...
Trong mơ, tôi bước vào một căn phòng tối, bật chiếc đèn duy nhất lên, thấy bạn mình đang ngồi trên ghế và cũng đang nhìn tôi. Trong giấc mơ của bạn tôi, cô ấy đang ngồi trong một căn phòng tối, trên một chiếc ghế và thấy tôi bước vào căn phòng, bật đèn lên. Bạn tôi có một giấc mơ gần như giống hệt, chỉ khác ở chỗ người quan sát. Đó là sự trùng hợp kỳ quặc nhất mà tôi từng gặp”.
Người dùng Reddit Akeleie miêu tả lại một giấc mơ dường như ông có chung với người khác: “Trở lại thời đại học, một lần tôi có một giấc mơ, trong đó tôi đang ngồi ở nhà và hướng mắt về phía rừng, người bạn cùng lớp cũng đang ngồi đó và nhìn lại tôi. Ngày hôm sau ở trường, anh ấy kể lại cho tôi về giấc mơ của anh đêm qua.”
Anh ấy mơ thấy mình đang ngồi trong rừng, trông vào ngôi nhà và thấy tôi qua cửa sổ đang nhìn lại anh ấy. “Tôi chưa nói với bất kỳ ai về giấc mơ trước khi cậu bạn kể với tôi về giấc mơ của cậu ta; Tôi không nhận ra giấc mơ có gì đặc biệt cho đến khi biết được chúng tôi có cùng giấc mơ”.
Ý tưởng về giấc mơ thần giao cách cảm bắt nguồn từ Democritus (460-370 B.C), được các bác sĩ tâm thần học Montague Ullman và Jon Tolaas viết trong một bài báo “Những giấc mơ và giao tiếp ngoại cảm”.
Trong đó, họ cho biết nhiều nền văn hóa từ lâu đã cho rằng con người có khả năng thần giao cách cảm trong giấc mơ. Nhà tâm lý học lừng danh Sigmund Freud “cho rằng thần giao cách cảm có thể là một loại ngôn ngữ nguyên thủy, một ngôn ngữ có trước ngôn ngữ.”
“Những người được coi là người nguyên thủy có lẽ đã duy trì được một vài khả năng giao tiếp cổ xưa này.", Montague Ullman và Jon Tolaas cho biết.
Stephen LaBerge, tiến sĩ triết học, bày tỏ một quan điểm tương tự vào năm 1990 trong bài báo xuất bản bởi Hiệp Hội Tâm Lý Hoa Kỳ. LaBerge đã nghiên cứu những giấc mơ tỉnh (khi người mơ nhận thức được mình đang mơ và thậm chí có thể điều khiển được giấc mơ).
Ông viết: “Chúng ta có thể so sánh giấc mơ tỉnh với kĩ năng nhận thức khác – ngôn ngữ. Tất cả người lớn bình thường nói và hiểu được ít nhất một ngôn ngữ...
...Nhưng làm thế nào nhiều người có thể làm như vậy khi họ chưa từng được dạy? Thật không may, dưới nền văn hóa này, trừ một vài ngoại lệ, thì chúng ta đều không được dạy cách để mơ.”