Bí ẩn khó giải mã quanh cuộc gặp Mỹ - Nga bên lề G20

Tổng thống Trump sẽ gặp Tổng thống Putin bên lề thượng đỉnh G20 ngày 28-29/6 tại Osaka, Nhật Bản. Những cuộc gặp giữa họ luôn bí ẩn, khiến ông Trump bị chỉ trích vì quá thân Nga.

Bí ẩn khó giải mã quanh cuộc gặp Mỹ - Nga bên lề G20
Bóng đen của Helsinki vẫn còn đó. Những hoài nghi về việc Nga can thiệp bầu cử năm 2016 và trong tương lai vẫn còn đó. Và các điểm nóng từ Iran đến Venezuela dường như vẫn chực chờ thời điểm bùng phát.
Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp nhau tuần này bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản, có thể chương mới sẽ mở ra trong mối quan hệ đầy dấu hỏi và mâu thuẫn đã khiến ông Trump hứng chịu chỉ trích từ ngày đầu tiên bước vào Nhà Trắng.
Bi an kho giai ma quanh cuoc gap My - Nga ben le G20
 
Bí ẩn vẫn bao trùm cuộc gặp Helsinki
Mâu thuẫn nằm ở chỗ: ngay cả khi ông Trump luôn đề cao quan hệ cá nhân với ông Putin, chính phủ của ông lại tăng cường cấm vận Moscow.
Chương trình thảo luận vẫn được giữ kín. Thậm chí kết quả thảo luận giữa họ từ một năm trước ở Phần Lan vẫn chưa được tiết lộ.
“Cả thế giới chú ý đến Helsinki, nơi Tổng thống Trump bênh vực ông Putin, gạt đi giới tình báo của chính mình, và đến tận lúc này, chúng ta vẫn không biết họ bàn riêng với nhau những gì”, Michael McFaul, đại sứ Mỹ ở Nga dưới thời Obama, nói với hãng tin AP.
“Và bây giờ, tôi nghi rằng họ sẽ cùng vui mừng vì cuộc điều tra Mueller đã kết thúc. Họ sẽ cùng nhau khẳng định lại là không có gì để điều tra, rằng họ đã đúng”.
Hội nghị thượng đỉnh G20 của nhóm 20 nền kinh tế lớn tại Osaka sẽ là lần đầu tiên họ gặp nhau kể từ khi công tố viên đặc biệt Robert Mueller kết thúc điều tra và không kết luận chiến dịch ông Trump cấu kết với Nga năm 2016 - nghi vấn đã bao phủ Nhà Trắng ngay từ đầu nhiệm kỳ.
Ông Putin đã phủ nhận Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ để giúp Trump đắc cử, mặc dù ông Mueller tìm ra nhiều bằng chứng cho thấy điều ngược lại. Những bằng chứng đó bao gồm chiến dịch đột nhập email của đảng Dân chủ do tình báo quân đội Nga thực hiện, và chiến dịch phát tán các giọng điệu chia rẽ, gây bất ổn chính trị Mỹ, sử dụng mạng lưới các tài khoản mạng xã hội giả.
Căng thẳng hiện tại Mỹ - Iran sẽ là một chủ đề bàn luận. Ông Trump tuần trước đã suýt nữa tấn công trả đũa việc Iran bắn hạ máy bay không người lái Mỹ, vài giờ sau khi ông Putin nói dùng vũ lực tại đây sẽ châm ngòi cho “một thảm họa”.
Iran không phải là nơi duy nhất mà ông Putin và ông Trump đang ở thế đối đầu. Ông Putin đã ủng hộ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro và Tổng thống Syria Bashar Assad, chống lưng cho các chính thể này đứng vững bất chấp sức ép từ Mỹ. Việc ông Putin xích lại với Trung Quốc cũng đang khiến nhiều người ở Washington lo lắng.

Mời quý vị xem video: Tổng thống Mỹ đề cử Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mới. Nguồn video: VTC1

Những mâu thuẫn dai dẳng
Mài năm gần đây, ông Trump đã bị nghi ngờ vì luôn khen ngợi tổng thống Nga. Ông Putin cũng một mực tránh chỉ trích Tổng thống Trump, và nói quan hệ Nga - Mỹ xấu đi vì những đấu đá nội bộ Mỹ và sự thao túng của thế lực ngầm.
“Thậm chí nếu tổng thống (Mỹ) muốn tiến triển quan hệ, muốn thảo luận điều gì, có rất nhiều bên khác trong chính phủ chống lại điều đó”, ông Putin trả lời phỏng vấn một đài phát thanh tuần trước, và nói thêm việc tuyên bố tái tranh cử sẽ khiến ông Trump càng bị giới hạn.
“Đối thoại luôn tốt và cần thiết. Nếu Mỹ muốn vậy, chúng tôi luôn sẵn sàng đối thoại tương xứng với đối tác của mình”.
Hai lãnh đạo tuyên bố rút khỏi một hiệp ước kiểm soát vũ khí quan trọng, mang tên Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung năm 1987. Hiệp ước này sẽ hết hạn vào mùa hè, gây lo ngại về cuộc chạy đua vũ trang mới. Một hiệp định hạt nhân quan trọng khác, mang tên New Start, sẽ hết hạn năm 2021 trừ khi Moscow và Washington đàm phán gia hạn.
“Quan hệ giữa hai quốc gia đang xấu, dù nhìn dưới góc độ nào, và các chính sách đối với Nga (của Mỹ) khá cứng rắn mặc dù giọng điệu của tổng thống (Mỹ) lại không như vậy”, Richard Haass, chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), nói với AP. “Sẽ khó có thành tựu nào tại cuộc gặp này”.
Ngoài mâu thuẫn về kiểm soát vũ khí, việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 và hậu thuẫn các lực lượng li khai ở miền đông Ukraine cũng đè nặng lên quan hệ Nga - Mỹ. Tháng 11/2018, ông Trump đột ngột hủy bỏ một vòng đối thoại với ông Putin bên lề thượng đỉnh G20 ở Argentina, do Nga bắt giữ các tàu hải quân Ukraine cùng các thuyền viên.
Mục tiêu của hai bên trong ván cờ bí mật
Với ông Putin, mục tiêu quan trọng nhất là khiến ông Trump nới lỏng các lệnh trừng phạt mà Quốc hội Mỹ đã siết chặt.
Tuần trước, ông thừa nhận lệnh cấm vận của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã khiến Nga thiệt hại khoảng 50 tỷ USD kể từ 2014. Sức ép đó đã làm suy yếu vị thế của ông Putin trong các quan hệ quốc tế.
Đối với ông Trump, “rất khó để biết mục tiêu của Nhà Trắng là gì vì đây không phải một chính quyền bình thường”, theo Kimberly Marten, trưởng khoa chính trị ở ĐH Barnard, New York, Mỹ.
“Nếu rõ ràng, thì chúng ta có thể dự đoán, chẳng hạn về tiến triển của hiệp ước New Start và kiểm soát vũ khí, hay giảm thiểu xung đột ở các khu vực như Iran, Triều Tiên, Venezuela và Ukraine. Nhưng tôi không biết mục đích gặp gỡ là gì”.
Trong quá khứ, lần nào ông Trump gặp ông Putin cũng đều khiến người ta đặt nhiều dấu hỏi.
Lần đầu tiên ở Đức năm 2017, ông Trump đã tịch thu các ghi chép của phiên dịch viên và ra lệnh cho người này không tiết lộ những gì nghe được. Ông Trump sau đó ngồi cạnh ông Putin ở bữa tối mà không có người Mỹ nào bên cạnh. Mùa thu năm đó, tại hội nghị APEC ở Đà Nẵng, tổng thống Mỹ nói ông tin lời ông Putin phủ nhận cáo buộc can thiệp bầu cử 2016.
Tháng 7/2018, ông Trump và ông Putin gặp riêng hơn hai giờ ở Helsinki, chỉ có mặt thêm người phiên dịch. Một số quan chức tình báo Mỹ chưa bao giờ được phổ biến lại về cuộc gặp. Ngày 24/6, chủ tịch Ủy ban Giám sát và Cải cách Chính phủ Hạ viện Elijah Cummings (đảng Dân chủ, bang Maryland), nói Nhà Trắng không hồi âm một bức thư tháng hai yêu cầu giải thích hồ sơ cuộc gặp đó giờ đang ở đâu.
Tại họp báo sau thượng đỉnh Helsinki, trả lời câu hỏi của phóng viên, ông Trump từ chối lên án sự can thiệp của Nga vào bầu cử. Ông cũng từ chối tin lời các cơ quan tình báo của mình.
Tuần trước, khi được hỏi trên đài NBC liệu ông có cảnh cáo ông Putin không can thiệp kỳ bầu cử 2020 hay không, ông Trump chỉ nói “có thể”. Ông không hứa sẽ bảo vệ kỳ bầu cử sắp tới.
“Cuộc gặp này, cũng giống các cuộc gặp trước, sẽ đầy sự khó hiểu”, ông McFaul nói với AP.

Tiết lộ khối tài sản “khủng” và cách chi tiêu của Tổng thống Trump

Dưới đây là những con số tiết lộ về khối tài sản khổng lồ và cách chi tiêu của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tiết lộ khối tài sản “khủng” và cách chi tiêu của Tổng thống Trump
Tiet lo khoi tai san “khung” va cach chi tieu cua Tong thong Trump
 Forbes hiện ước tính tổng tài sản của Tổng thống Trump là 3,1 tỷ USD, giảm 400 triệu USD kể từ khi ông nhậm chức Tổng thống hồi tháng 1/2017.
Tiet lo khoi tai san “khung” va cach chi tieu cua Tong thong Trump-Hinh-2
Theo Business Insider và Time, trong suốt chiến dịch tranh cử Tổng thống, ông Trump khẳng định ông có tổng tài sản là 10 tỷ USD, nhiều gấp 3 lần con số thực sự tính toán được. Dù vậy, Donald Trump vẫn đi vào lịch sử khi là tỷ phú đầu tiên trở thành Tổng thống Mỹ. 
Tiet lo khoi tai san “khung” va cach chi tieu cua Tong thong Trump-Hinh-3
 Thu nhập của ông Trump hàng năm đến từ nhiều nguồn khác nhau. Từ tháng 1/2016 - mùa xuân năm 2017, theo một báo cáo tài chính công khai, ông Trump kiếm được khoảng từ 597.396.914 - 667.811.903 USD.
Tiet lo khoi tai san “khung” va cach chi tieu cua Tong thong Trump-Hinh-4
 Trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016, ông Trump đã tiêu 66 triệu USD cho chiến dịch tranh cử, Reuters dẫn số liệu từ một báo cáo tài chính trong chiến dịch của Tổng thống Trump. Khi đã trở thành Tổng thống, ông nhận được 400.000 USD/năm nhưng đến nay, ông Trump đã quyên tặng số tiền này cho Bộ Giáo dục, Bộ Nội vụ và Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ.
Tiet lo khoi tai san “khung” va cach chi tieu cua Tong thong Trump-Hinh-5
 Theo Forbes, chỉ riêng các bất động sản của ông Trump ở thành phố New York đã chiếm 1,5 tỷ USD trong khối tài sản của ông. Ngoài ra, công viên Central Park Carousel và các sân trượt băng mà ông Trump sở hữu có doanh thu là 13 triệu USD.
Tiet lo khoi tai san “khung” va cach chi tieu cua Tong thong Trump-Hinh-6
Hàng trăm triệu USD được tạo ra từ các câu lạc bộ golf và các khối bất động sản của Tổng thống Trump bên ngoài thành phố New York. Khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở bãi biển Palm của ông là một ví dụ với giá trị là 160 triệu USD. 
Tiet lo khoi tai san “khung” va cach chi tieu cua Tong thong Trump-Hinh-7
 Khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago thậm chí còn "ăn nên làm ra" hơn sau khi ông Trump trở thành Tổng thống. Hiện phí ban đầu để đến địa điểm này là 200.000 USD, so với con số 100.000 USD trước cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016.
Tiet lo khoi tai san “khung” va cach chi tieu cua Tong thong Trump-Hinh-8
Cũng theo Forbes, tiền mặt và tài sản cá nhân của Tổng thống Trump chiếm 320 triệu USD trong tổng tài sản của ông. Tài sản cá nhân của ông Trump có thể kể tới như chiếc máy bay riêng mà ông từng sử dụng để đi lại trong suốt chiến dịch tranh cử. 
Tiet lo khoi tai san “khung” va cach chi tieu cua Tong thong Trump-Hinh-9
 Theo các bài báo, ông Trump đã mua một chiếc máy bay Boeing 727 năm 2010 từ người đồng sáng lập Microsoft Paul Allen với giá 100 triệu USD. New York Times cho biết chiếc máy bay này cần một lượng lớn nhiên liệu với giá hàng nghìn USD chỉ trong 1 giờ.
Tiet lo khoi tai san “khung” va cach chi tieu cua Tong thong Trump-Hinh-10
Ông Donald Trump cũng đã chi 15,3 triệu USD để mua một chiếc phản lực mới và 3,2 triệu USD để mua một chiếc đã qua sử dụng vào năm 2016. 
Tiet lo khoi tai san “khung” va cach chi tieu cua Tong thong Trump-Hinh-11
 Tổng thống Mỹ cũng được cho là sở hữu 3 chiếc trực thăng Sikorsky S-76 với mỗi chiếc có giá dao động từ 5 - 7 triệu USD.
Tiet lo khoi tai san “khung” va cach chi tieu cua Tong thong Trump-Hinh-12
 Ông Trump cũng là một người yêu xe cộ khi cùng lúc sở hữu những chiếc ô tô đắt tiền từ cổ điển đến hiện đại như: Rolls-Royce Silver Cloud, Rolls-Royce Phantom, Ferrari, Mercedes-Benz 3600, Maybach. Tổng thống cũng đã mua cho Đệ nhất phu nhân Melania một chiếc SLR McLaren có giá 455.000 USD.
Tiet lo khoi tai san “khung” va cach chi tieu cua Tong thong Trump-Hinh-13
 Tổng thống Trump thường thích mặc những bộ trang phục từ Brioni - một thương hiệu thời trang Italy được nhiều CEO quyền lực và những người nổi tiếng yêu thích. Những bộ vest sang trọng này được bán với giá khoảng từ 5.250 - 6.900 USD.
Tiet lo khoi tai san “khung” va cach chi tieu cua Tong thong Trump-Hinh-14
 Tài sản của ông Trump cũng bao gồm một số tòa nhà. 3 ngôi nhà của ông ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago tại Florida có giá trị là 36 triệu USD.
Tiet lo khoi tai san “khung” va cach chi tieu cua Tong thong Trump-Hinh-15
 Tòa nhà Beverly Hills của ông Trump ở California có giá trị là 13 triệu USD và khối bất động sản xa hoa của Tổng thống Mỹ trên đảo St. Martin được định giá là 15 triệu USD.
Tiet lo khoi tai san “khung” va cach chi tieu cua Tong thong Trump-Hinh-16
 Năm 1996, ông Trump đã mua khu điền trang Seven Springs ở Bedford, New York với giá 7,5 triệu USD và hiện nay giá trị của nó là 30 triệu USD.
Tiet lo khoi tai san “khung” va cach chi tieu cua Tong thong Trump-Hinh-17
 Ngoài ra, không thể không kể tới tòa Trump Tower Penthouse ở trung tâm Manhattan với giá trị 57 triệu USD. Dù vậy, giá trị của nó đã giảm đáng kể so với thời điểm năm 2016 khi được định giá là 100 triệu USD.
Tiet lo khoi tai san “khung” va cach chi tieu cua Tong thong Trump-Hinh-18
 Tổng thống Trump cũng chi trả học phí cho các con với học phí của Barron hàng năm là 40.000 USD và của Tiffany là 58.000 USD.
Tiet lo khoi tai san “khung” va cach chi tieu cua Tong thong Trump-Hinh-19
 Bên cạnh đó, năm 2017, ông Trump đã quyên góp 1 triệu USD cho những nỗ lực nhằm khắc phục thiệt hại từ cơn bão Harvey.

Tổng thống Trump “muốn” ông bị luận tội?

(Kiến Thức) - Hạ viện Mỹ hiện tại chưa muốn luận tội Tổng thống Trump, song những nỗ lực của ông Trump nhằm ngăn cản sự giám sát của Quốc hội đối với Nhà Trắng có thể thúc đẩy Đảng Dân chủ làm điều đó.

Tổng thống Trump “muốn” ông bị luận tội?
Hãng thông tấn Reuters dẫn lời nghị sĩ Dân chủ ngày 12/5 cho biết, Hạ viện Mỹ chưa muốn luận tội Tổng thống Trump, nhưng việc ông Trump tiếp tục cản trở những nỗ lực của Quốc hội trong việc giám sát chính quyền của ông có thể sẽ thúc đẩy Đảng Dân chủ làm điều đó. 
Tong thong Trump “muon” ong bi luan toi?
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Independent. 

Tim ngừng đập, người phụ nữ bỗng sống lại nói điều lạ...

(Kiến Thức) - Ngay sau khi đột quỵ và tỉnh lại, thay vì nghỉ ngơi, cô Tina đòi người nhà mang đến cho mình một quyển sổ và một cây bút. Sau đó, khi tay vẫn run rẩy, cô Tina viết xuống một câu với nét chữ vặn vẹo: "It's real" - "Nó có thật".

Tim ngừng đập, người phụ nữ bỗng sống lại nói điều lạ...
Theo thông tin đăng tải, vào tháng 2 năm ngoái, cô Tina Hines, người Mỹ đang chuẩn bị đi du lịch cùng chồng đến Phoenix, Arizona.
Không ngờ, ngay trước khi đi, cô Tina đột quỵ, ngã xuống và ngất xỉu. Ngay tại thời điểm đó, chồng cô Tina đã thực hiện cấp cứu tim phổi CPR cho cô và gọi cấp cứu.

Tin mới