Bí ẩn khoản đầu tư 24 triệu USD vào EnCapital, công ty liên quan đến Chủ tịch VietABank

Ông Nguyễn Hoàng Giang, Tổng giám đốc EnCapital cho biết công ty vừa huy động thành công thêm 24 triệu USD.
 

Việc huy động này sẽ là nguồn vốn tăng thêm giúp nâng cao năng lực tài chính, đầu tư phát triển công nghệ và mở rộng khách hàng cho nền tảng giao dịch chứng khoán Entrade X của công ty chứng khoán Đại Nam (DNSE) - công ty con của Encapital.
Bi an khoan dau tu 24 trieu USD vao EnCapital, cong ty lien quan den Chu tich VietABank
 Tổng giám đốc EnCapital Nguyễn Hoàng Giang.
CTCP Công nghệ Tài chính EnCapital được thành lập tháng 8/2018 với tham vọng xây dựng một startup thay đổi cách thức giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường Việt Nam.
Sau 3 năm thành lập, EnCapital đã có bước đầu thành công khi thu hút được hơn 40 nghìn nhà đầu tư sử dụng các sản phẩm giao dịch trên nền tảng Entrade và Entrade X.
Từ tháng 6/2020 đến nay, EnCapital đã thực hiện đầu tư và mua thành công 2 doanh nghiệp trong ngành là CTCP Chứng khoán Đại Nam (DNSE) và CTCP Wigroup để xây dựng nền tảng giao dịch chứng khoán thông minh và tiện lợi cho nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam.
Vào tháng 5/2019, EnCapital cho ra mắt nền tảng Entrade với công nghệ vượt trội giúp những nhà đầu tư làm quen với thị trường chứng khoán phái sinh. Nhà đầu tư được học cách thức giao dịch, trải nghiệm và rèn luyện kỹ năng một cách thực tế nhất, và đặc biệt là hoàn toàn miễn phí với tài khoản demo.
Tháng 12/2020, EnCapital và DNSE ra mắt Entrade X - nền tảng giao dịch chứng khoán cơ sở cho Nhà đầu tư. Với tuyên bố miễn phí giao dịch trọn đời, sản phẩm còn được tối ưu tới từng trải nghiệm nhỏ nhất của người dùng, đồng thời tiết kiệm chi phí tối đa cho nhà đầu tư.
Bí ẩn khoản đầu tư 24 triệu USD?
Đáng chú ý, khoản đầu tư 24 triệu USD vào EnCapital lại trở nên bí ẩn khi doanh nghiệp này không hé lộ bất cứ thông tin về nhà đầu tư.
Điều thú vị là khoản đầu tư này được công bố vào ngày 2/7/2021, tức là chỉ 1 ngày sau khi Sở GDCK Hà Nội chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) được niêm yết cổ phiếu trên sàn này.
Bi an khoan dau tu 24 trieu USD vao EnCapital, cong ty lien quan den Chu tich VietABank-Hinh-2
 VietABank được chấp thuận niêm yết, có hai cổ đông lớn là là CTCP Rạng Đông và CTCP Tập đoàn đầu tư Việt Phương.
VietABank là ngân hàng do doanh nhân Phương Hữu Việt (sinh năm 1964 tại Bắc Ninh) làm Chủ tịch HĐQT từ năm 2011. Cá nhân ông Việt và doanh nghiệp của ông, CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương, sở hữu tới 17,27% vốn điều lệ của VietABank.
Bên cạnh VietABank, ông Phương Hữu Việt còn gián tiếp đầu tư vào CTCP Chứng khoán Đại Nam (DNSE) thông qua hai doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Việt Phương Group là Capella Group và Encapital Fintech.
Với một bệ phóng là Chứng khoán Đại Nam và EnCapital đứng sau, có khi nào cổ phiếu VAB của VietABank sẽ sớm trở thành cổ phiếu “Thánh Gióng” như đã và đang diễn ra với cổ phiếu THD?
Ngoài việc tham gia đầu tư vào Chứng khoán Đại Nam, Capella Group còn là một “ông lớn” trong lĩnh vực đầu tư vào lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp. Trong đó, cốt lõi là Capella Land được thành lập từ tháng 5/2015, đầu tư vào nhiều pháp nhân là Công ty TNHH Đầu tư Capella Hà Nam (chủ đầu tư Khu công nghiệp Thanh Liêm, quy mô 293 ha, tỉnh Hà Nam), CTCP Capella Quảng Nam (chủ đầu tư Khu công nghiệp Tam Thăng II, quy mô 103 ha, tại Khu kinh tế mở Chu Lai) và Công ty TNHH Đầu tư Capella Bắc Giang (Cụm công nghiệp Nham Sơn – Yên Lư, quy mô 75 ha).
“Đế chế” của ông Phương Hữu Việt còn có Infinity Group và LEC Group. Infinity Group là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, trong khi LEC Group hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực logistics, bao gồm các dịch vụ cảng, kinh doanh kho bãi, vận chuyển.
Tuy nhiên, những doanh nghiệp như LEC Group, EnCapita, Capella Group, Infinity Group, hay thậm chí cả VietABank đều hoạt động xoay quanh tập đoàn Đầu tư Việt Phương của vị đại gia Phương Hữu Việt.

Doanh nghiệp kêu mất oan hàng trăm tỷ vì bị... siết nhầm

Quy định nhằm chống chuyển giá trốn thuế nhưng nhiều doanh nghiệp trong nước lại đang thiệt thòi do thuế tăng cao. Có phản ánh doanh nghiệp phải nộp thêm hàng trăm tỷ đồng, doanh nghiệp trung bình phải nộp thêm 100-200 tỷ đồng, còn doanh nghiệp lớn phải nộp thêm đến 500 tỷ đồng…

Phát biểu tại Hội thảo Nghị định số 20/2017/NĐCP: Một số vấn đề bất cập và giải pháp tháo gỡ, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, khoản 3, điều 8 Nghị định 20 quy định: "Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao của doanh nghiệp".
Quy định này không phù hợp với nguyên tắc tự do kinh doanh đã được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp năm 2014; mâu thuẫn với các quy định trong Luật Thuế hiện hành và có nhiều vấn đề không phù hợp với thực tế, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của doanh nghiệp.

Nữ cổ đông góp vốn lập "siêu" DN 144 nghìn tỷ đồng làm nghề bán nước

Nữ cổ đông góp 43,2 nghìn tỷ vào "siêu" doanh nghiệp là Cty cổ phần Tư vấn Đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC có vốn điều lệ 144 nghìn tỷ đồng đang làm nghề phân phối nước lọc và vị này cho hay, việc các cổ đông lập công ty kê số vốn siêu khủng thế cho oai.
 

Thông tin về Công ty CP Tư vấn Đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC (USC Interco) mới đây đã đăng ký thành lập với vốn điều lệ lên đến 144.000 tỷ đồng, chiếm 53,9% tổng vốn đăng ký thành lập mới của doanh nghiệp cả nước trong tháng đang gây xôn xao dư luận.

Tin mới