Bí ẩn khuôn mặt vạn năng có thể "bẻ khóa" mọi hệ thống

Với công nghệ AI, các nhà khoa học kỳ vọng sẽ tạo được 1 bộ mặt siêu độc có thể đánh lừa hầu hết công nghệ nhận diện khuôn mặt sinh trắc học.

Đây là tham vọng lớn của nhóm các nhà nghiên cứu tại Israel. Các nhà khoa học ở đại học Tel Aviv tại Israel đã tìm ra cách để vượt qua phần lớn công nghệ nhận diện khuôn mặt mà không cần biết đến khuôn mặt thật.

Trong nghiên cứu mới công bố, họ cho biết sử dụng phương pháp mang tên "master face", áp dụng AI để tạo ra một mẫu khuôn mặt giả nhằm đánh lừa hệ thống nhận diện. Khuôn mặt giả này sau đó có thể sao chép những điểm nhận dạng của nhiều người khác nhằm tạo ra một "khóa vạn năng".

Theo kết quả công bố, nhóm nghiên cứu có thể tạo ra "mặt vạn năng" cho 40% dân số thế giới chỉ với 9 khuôn mặt do hệ thống AI StyleGAN tổng hợp.
Theo như nghiên cứu, lỗ hổng của đa số hệ thống này là việc chúng sử dụng nhiều bộ dấu hiệu định sẵn để nhận diện danh tính người dùng sau đó tạo 1 khuôn mặt hoàn toàn tương thích. Thực chất, cuộc tấn công này thành công vì nó tạo ra được nhiều bản sao giống với phần lớn người dùng.
Kết quả, 1 mô hình AI đã tạo ra được khuôn ảnh kỹ thật số của 1 người ảo, trong 1 lần thử nghiệm, người ảo này đã mở khóa thành công hơn 20% trong số 13.000 khuôn mặt ở bộ dữ liệu của đại học Massachusetts. Một số thử nghiệm khác cho ra kết quả cao hơn.
Bi an khuon mat van nang co the
Hơn thế nữa, các nhà nghiên cứu nói rằng sản phẩm của họ có thể kết nối với công nghệ deepfake, có khả năng đánh lừa một số phương thức nhận diện người.
Hiện tại, kẻ xấu chủ yếu lợi dụng công nghệ deepfake để tạo ra những nội dung khiêu dâm giả mạo, tuy nhiên chính phủ các nước đang lo ngại sẽ có nhiều video giả mạo được tung ra với mục đích dẫn dắt dư luận, gây bất ổn chính trị hoặc ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh của một công ty nào đó. Các nhà nghiên cứu tại đại học New York gọi deepfake là "mối đe dọa ở đường chân trời".
Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng nhận diện gương mặt cho các tài khoản mạng xã hội tồn tại nhiều rủi ro. Tin tặc có thể áp dụng phương pháp này để đánh cắp dữ liệu người dùng.
Bên cạnh đó, việc những công cụ này đôi lúc vận hành thiếu liền mạch và một số công ty công nghệ khẳng định rằng sản phẩm của họ vẫn chưa hoàn toàn tối ưu, góp phần khiến quan ngại về độ an toàn của bảo mật bằng gương mặt vẫn còn là một ẩn số.

Gương mặt thương hiệu “ông lớn” công nghệ: Ai đại diện cho Vsmart?

(Kiến Thức) - Trong khi Oppo có Sơn Tùng M-TP, Samsung có hai nhóm nhạc Hàn Quốc đình đám nhất là BTS và BlackPink, Vsmart của Việt Nam dường như vẫn ''im hơi lặng tiếng'' trước cuộc đua đi tìm đại sứ thương hiệu.

Guong mat thuong hieu “ong lon” cong nghe: Ai dai dien cho Vsmart?
 Năm 2013, thời điểm Oppo chân ướt chân ráo vào thị trường di động Việt Nam, cũng chính là lúc cái tên Sơn Tùng M-TP bắt đầu nổi lên như một hiện tượng âm nhạc của showbiz Việt. Xuất hiện với gu thời trang phá cách, âm nhạc lạ tai đi đôi với loạt bản hit, nam ca sĩ nhanh chóng trở thành cái tên thu hút các thương hiệu, trong đó có Oppo.

Ứng dụng công nghệ AI trong bảo vệ thông tin cá nhân

(Kiến Thức) - Thông tin cá nhân được nhận định là tài sản giá trị trong thời công nghệ số. Nhằm tăng cường tính bảo mật thông tin cá nhân khách hàng, VNPT đã triển khai ứng dụng Công nghệ trí tuệ nhân tạo nhận diện khuôn mặt hay còn gọi là AI sinh trắc học.
 

Ung dung cong nghe AI trong bao ve thong tin ca nhan
Nhân viên Vinaphone chụp ảnh khách hàng để làm thủ tục. 

Trong thời đại 4.0, số điện thoại không chỉ đơn thuần là “địa chỉ” liên lạc của mỗi người, mà còn giống như một “tài sản” vô hình có giá trị đặc biệt. Số điện thoại di động thường được gắn liền với nhiều ứng dụng, dịch vụ quan trọng của mỗi cá nhân như Tài khoản ngân hàng, Ví điện tử,… Bảo mật thông tin thuê bao cũng chính là bảo vệ thông tin, tài sản cá nhân trước những mối nguy về an ninh mạng, lừa đảo qua mạng,...

Tin mới