Thi hài Tần Thủy Hoàng không còn nguyên vẹn?
Tần Thủy Hoàng (259 - 210 TCN) là vị hoàng đế sáng lập ra nhà Tần và cũng là hoàng đế đầu tiên của vương triều này. Cho đến nay, cái chết của Tần Thủy Hoàng vẫn là một bí ẩn bỏ ngỏ. Theo đó, một quan điểm cho rằng, hoàng đế Tần Thủy Hoàng chết vì bệnh tật tại Hành cung Sa Khâu (nay nằm ở gần Quảng Tông, Hà Bắc) khi đang trên đường chuẩn bị tuần du lần thứ năm nhằm tìm kiếm thuốc trường sinh bất tử. Điều này đã được ghi chép chi tiết trong “Sử Ký”.
Cho đến nay, nhiều bí ẩn liên quan đến Tần Thủy Hoàng vẫn là câu hỏi lớn đối với nhân loại. |
Tuy nhiên, một quan điểm khác suy đoán cái chết của Tần Thủy Hoàng có liên quan đến hoạn quan Triệu Cao. Sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, đám rước của vị vua này không dám đi đường tắt để về Lạc Dương nhanh chóng mà tiếp tục đi tuyến đường tuần du - đi đường vòng về Lạc Dương.
Do Tần Thủy Hoàng qua đời vào mùa Hè nên trong điều kiện thời tiết nóng nực, thi thể của Tần Thủy Hoàng đã bị thối rữa và bốc mùi hôi thối trên đường trở về. Do đó, nhiều người suy đoán hài cốt của hoàng đế Tần Thủy Hoàng không còn nguyên vẹn do không được bảo quản tốt.
Có thủy ngân trong địa cung của Tần Thủy Hoàng?
Trong Sử ký Tư Mã Thiên có đề cập đến việc sử dụng thủy ngân làm sông suối, biển hồ trong địa cung của Tần Thủy Hoàng nhằm ngăn những tên trộm mộ đột nhập trộm xác vị hoàng đế này cũng như các bảo vật, châu báu, đồ tùy táng khác. Tuy nhiên, cho đến nay, liệu có hay không thủy ngân trong địa cung của Tần Thủy Hoàng vẫn là một bí ẩn trong suốt thời gian dài.
Để giải mã bí ẩn này, các chuyên gia đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu để xác minh xem có thủy ngân tại địa cung của Tần Thủy Hoàng hay không. Theo đó, các chuyên gia đã lấy những mẫu đất ở lăng Tần Thủy Hoàng và phát hiện dấu hiệu cao bất thường của thủy ngân. Theo đó, hàm lượng thủy ngân ở địa cung của Tần Thủy Hoàng cao gấp mấy lần so với trên bề mặt. Qua đó cho thấy, địa cung của Tần Thủy Hoàng sử dụng lượng lớn thủy ngân để bảo vệ lăng mộ của hoàng đế này. Do vậy, mộ Tần Thủy Hoàng mới còn nguyên vẹn đến ngày nay.
Số cửa trong địa cung của Tần Thủy Hoàng
Sau khi thi hài Tần Thủy Hoàng được đặt vào bên trong lăng mộ, các cửa được đóng lại và không thể công phá. |
Theo Sử ký Tư Mã Thiên, sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, thi hài của ông được đặt trong lăng mộ. Sau đó, cửa giữa đóng lại, cửa ngoài hạ xuống. Tất cả số thợ làm việc tại lăng mộ của vị hoàng đế này đều bị giết hết nhằm giữ bí mật về nơi an nghỉ của nhà vua.
Căn cứ vào đó, các chuyên gia suy đoán địa cung của Tần Thủy Hoàng có 3 cửa đều nằm trên một trục thẳng gồm: cửa ngoài, cửa giữa và cửa trong. Trong số đó, cửa giữa được đóng một cách tự động, là cửa chết mà kẻ trộm không thể công phá từ bên trong hay bên ngoài.