Bí ẩn miệng hố hình tròn hoàn hảo ở Alaska “thách đố” nhân loại
Nằm trong vườn quốc gia Katmai của Alaska, Mỹ, Savonoski là miệng hố hình tròn hoàn hảo. Đến nay, giới khoa học vẫn chưa thể giải mã cách hố Savonoski được hình thành.
Tâm Anh (theo Livescience)
Xem toàn bộ ảnh
Miệng hố Savonoski là một hố hình tròn hoàn hảo nằm ở Tây Nam Alaska mà các nhà khoa học gặp nhiều khó khăn trong việc giải mã do thiếu bằng chứng địa chất. Ảnh: NPS photograph by Kaiti Critz.Tuy nhiên, một giải thích khoa học phía sau tình trạng thiếu bằng chứng này. Vì vậy, các nhà nghiên cứu có thể khẳng định hố Savonoski không phải được hình thành từ hiện tượng siêu nhiên hay do người ngoài hành tinh tạo ra. Ảnh: Nye, C. via USGS.Theo một bài báo năm 1978 được công bố trên website của Đại học Alaska Fairbanks, miệng hố Savonoski rộng khoảng 500m và sâu 110m. Bên trong hố chứa 50% lượng nước đến từ nước mưa và tuyết tan. Ảnh: gi.alaska.edu.Nhìn từ trên cao, miệng hố Savonoski trông như được tạo ra từ một vụ va chạm thiên thạch. Miệng hố va chạm thường tròn và sâu. Savonoski rất phù hợp với đặc điểm đó nhưng các nhà địa chất chưa tìm thấy bằng chứng về thiên thạch đâm xuống Trái đất ở vị trí này. Ảnh: Mark Garltick/Getty Images.Những cuộc khảo sát mở rộng trong những năm 1960 - 1970 đã không phát hiện bằng chứng về vật liệu thiên thạch hoặc bất kỳ đá vỡ do va chạm nào bên trong miệng hố Savonoski có thể giúp xác nhận giả thuyết trên. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng không tìm thấy bất cứ mảnh đá vỡ quanh hố Savonoski chứng tỏ một thiên thạch làm bắn vật liệu ra xa vị trí tiếp xúc với mặt đất. Ảnh: The Daily Galaxy --Great Discoveries Channel.Giới nghiên cứu suy đoán miệng hố Savonoski có thể là hồ maar -vùng trũng hình thành khi magma dâng lên từ sâu bên trong vỏ Trái đất và tiếp xúc với mực nước ngầm. Magma phun trào khiến nước sôi lên và hơi nước tạo ra tích tụ nhiều áp suất ở bên dưới đến mức cuối cùng gây ra một vụ nổ. Ảnh: buradaki via Getty Images.Hồ maar thường có miệng rộng chứa đầy nước ngầm. Ví dụ như hồ maar Ukinrek sâu khoảng 100m ở phía đông Alaska được hình thành trong đợt phun trào dài 10 ngày năm 1977 và ngập nước một phần kể từ đó. Ảnh: geology.com.Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát trong những năm 1960 - 1970, không có địa hình núi lửa nào được biết đến ở gần miệng hố Savonoski và không có dấu hiệu nào về nguồn magma nằm bên dưới hố. Do đó, nguồn gốc núi lửa tiềm tàng của miệng hố vẫn là điều bí ẩn. Ảnh: geology.com.Các nhà khoa học đồng ý rằng, Savonoski có thể là miệng hố va chạm thiên thạch hoặc hồ maar. Thế nhưng, câu trả lời chính xác chỉ có thể được đưa ra thông qua quá trình nghiên cứu sâu hơn. Savonoski đã trải qua ít nhất một sự kiện băng hà từ khi hình thành, có nghĩa nó từng bị nuốt chửng bởi một tảng băng khi các sông băng bao phủ vùng tây nam Alaska lần gần nhất cách đây 14.700 - 23.000 năm. Ảnh: Don Davis Via NASA Image and Video Library.Theo Đại học Alaska Fairbanks, sự kiện trên đã cuốn đi mọi bằng chứng rõ ràng về nguồn gốc của hố Savonoski. Tuy nhiên, manh mối có thể vẫn nằm trong miệng hố nếu các nhà khoa học quyết định khoan ở vùng trung tâm của Savonoski. Ảnh: Mikael Damkier/Shutterstock.Mời độc giả xem video: Kho báu toàn siêu kim cương trong thiên thạch rơi xuống Trái đất.
Miệng hố Savonoski là một hố hình tròn hoàn hảo nằm ở Tây Nam Alaska mà các nhà khoa học gặp nhiều khó khăn trong việc giải mã do thiếu bằng chứng địa chất. Ảnh: NPS photograph by Kaiti Critz.
Tuy nhiên, một giải thích khoa học phía sau tình trạng thiếu bằng chứng này. Vì vậy, các nhà nghiên cứu có thể khẳng định hố Savonoski không phải được hình thành từ hiện tượng siêu nhiên hay do người ngoài hành tinh tạo ra. Ảnh: Nye, C. via USGS.
Theo một bài báo năm 1978 được công bố trên website của Đại học Alaska Fairbanks, miệng hố Savonoski rộng khoảng 500m và sâu 110m. Bên trong hố chứa 50% lượng nước đến từ nước mưa và tuyết tan. Ảnh: gi.alaska.edu.
Nhìn từ trên cao, miệng hố Savonoski trông như được tạo ra từ một vụ va chạm thiên thạch. Miệng hố va chạm thường tròn và sâu. Savonoski rất phù hợp với đặc điểm đó nhưng các nhà địa chất chưa tìm thấy bằng chứng về thiên thạch đâm xuống Trái đất ở vị trí này. Ảnh: Mark Garltick/Getty Images.
Những cuộc khảo sát mở rộng trong những năm 1960 - 1970 đã không phát hiện bằng chứng về vật liệu thiên thạch hoặc bất kỳ đá vỡ do va chạm nào bên trong miệng hố Savonoski có thể giúp xác nhận giả thuyết trên. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng không tìm thấy bất cứ mảnh đá vỡ quanh hố Savonoski chứng tỏ một thiên thạch làm bắn vật liệu ra xa vị trí tiếp xúc với mặt đất. Ảnh: The Daily Galaxy --Great Discoveries Channel.
Giới nghiên cứu suy đoán miệng hố Savonoski có thể là hồ maar -vùng trũng hình thành khi magma dâng lên từ sâu bên trong vỏ Trái đất và tiếp xúc với mực nước ngầm. Magma phun trào khiến nước sôi lên và hơi nước tạo ra tích tụ nhiều áp suất ở bên dưới đến mức cuối cùng gây ra một vụ nổ. Ảnh: buradaki via Getty Images.
Hồ maar thường có miệng rộng chứa đầy nước ngầm. Ví dụ như hồ maar Ukinrek sâu khoảng 100m ở phía đông Alaska được hình thành trong đợt phun trào dài 10 ngày năm 1977 và ngập nước một phần kể từ đó. Ảnh: geology.com.
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát trong những năm 1960 - 1970, không có địa hình núi lửa nào được biết đến ở gần miệng hố Savonoski và không có dấu hiệu nào về nguồn magma nằm bên dưới hố. Do đó, nguồn gốc núi lửa tiềm tàng của miệng hố vẫn là điều bí ẩn. Ảnh: geology.com.
Các nhà khoa học đồng ý rằng, Savonoski có thể là miệng hố va chạm thiên thạch hoặc hồ maar. Thế nhưng, câu trả lời chính xác chỉ có thể được đưa ra thông qua quá trình nghiên cứu sâu hơn. Savonoski đã trải qua ít nhất một sự kiện băng hà từ khi hình thành, có nghĩa nó từng bị nuốt chửng bởi một tảng băng khi các sông băng bao phủ vùng tây nam Alaska lần gần nhất cách đây 14.700 - 23.000 năm. Ảnh: Don Davis Via NASA Image and Video Library.
Theo Đại học Alaska Fairbanks, sự kiện trên đã cuốn đi mọi bằng chứng rõ ràng về nguồn gốc của hố Savonoski. Tuy nhiên, manh mối có thể vẫn nằm trong miệng hố nếu các nhà khoa học quyết định khoan ở vùng trung tâm của Savonoski. Ảnh: Mikael Damkier/Shutterstock.
Mời độc giả xem video: Kho báu toàn siêu kim cương trong thiên thạch rơi xuống Trái đất.