(Kiến Thức) - Vào năm 1986, các nhà khảo cổ đã khai quật hai hầm làm lễ tế rất quy mô, làm rúng động cả thế giới khảo cổ.
T.B (tổng hợp)
Xem toàn bộ ảnh
Được phát hiện năm 1929 ở thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên, di chỉ Tam Tinh Đôi (Sanxingdui) là một trong những di chỉ khảo cổ học độc đáo nhất của Trung Quốc.
Di chỉ này là đại diện cho nền văn minh đồ đồng của nước Thục cổ có niên đại từ 5000 đến 3000 năm trước, vốn là một khoảng tối trong lịch sử Trung Quốc do có quá ít dữ liệu lịch sử được lưu lại.
Tại đây, vào năm 1986, các nhà khảo cổ đã khai quật hai hầm làm lễ tế rất quy mô, chứa hơn 1.000 cổ vật quý, làm rung động cả thế giới khảo cổ thời điểm đó.
Điều này cũng góp phần hé mở diện mạo của một nền văn minh phát triển đến trình độ cao, với đời sống văn hóa mang đậm yếu tố huyền bí.
Trong các cổ vật được tìm thấy, những chiếc bức tượng người bằng đồng thu hút sự chú ý hơn cả.
Các bức tượng này miêu tả một khuôn mặt khác hoàn toàn với người đương đại, mắt to, mồm bẹp và rộng, lông mày rậm, không có cằm, khuôn mặt nửa như cười, nửa như giận dữ.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn không hiểu những tác phẩm này có ý nghĩa gì.
Bên cạnh tượng người là nhiều tượng chim, thú được tạo hình sinh động.
Gây choáng ngợp hơn cả những chiếc cây làm bằng đồng cao nhiều mét, được tạo tác cực kỳ tinh xảo. Hầu hết các hiện vật quý giá này đang được trưng bài tại bảo tàng Tam Tinh Đôi ở Tứ Xuyên để phục vụ nhu càu tham quan và nghiên cứu.