Bí ẩn nhân vật Raymundo trong vụ VN Pharma

Luật sư cho rằng, nhân vật là Raymundo đã cung cấp thuốc thật nhưng giấy tờ thì làm giả, các cơ quan chức năng không phát hiện được, làm sao bị cáo Cường biết được đó là giả? 

Sáng nay, phiên xét xử các bị cáo Nguyễn Minh Hùng (41 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ công ty VN Pharma) và Võ Mạnh Cường (41 tuổi, cựu GĐ công ty TNHH thương mại hàng hải quốc tế H&C) cùng 10 đồng phạm tiếp tục với phần tranh luận.
Các bị cáo chỉ là đồng phạm?
Bảo vệ cho bị cáo Võ Mạnh Cường, trước khi bước vào phần bào chữa, luật sư Phạm Quốc Hưng, đặt câu hỏi về việc VKS có thay đổi quan điểm luận tội hay không. Bởi luật sư Hưng thấy rằng vai trò của luật sư trở nên thứ yếu. Lô thuốc có phải là thuốc giả hay không?
Theo luật sư Hưng, thuốc giả và thuốc kém chất lượng là hai khái niệm khác nhau, kể cả các chuyên gia tại tòa cũng kết luận như vậy. Kết quả kiểm định là thuốc kém chất lượng, nhưng cáo trạng và luận tội đều cho là thuốc giả. Các tài liệu cho thấy thuốc đảm bảo chất lượng khi xuất xưởng. 
Luật sư Hưng cho rằng, phải kết luận vào thời điểm nhập hàng chứ không phải chờ hơn một năm sau sẽ thiếu đi tính khách quan chính xác. Đấy là chưa nói kết luận ảnh hưởng đến uy tín của nhà máy sản xuất thuốc.
“Đáng tiếc là cơ quan điều tra kết luận kém chất lượng. Và VKS thấy rằng đây là sai sót lẽ ra điều chỉnh lại thì đi xa hơn, kết luận luôn là thuốc giả. Đây là thuốc thật, không phải là thuốc giả.
Nếu như VKS nói không có tiêu chuẩn so sánh nên kết luận là thuốc giả, nhưng không có tiêu chuẩn so sánh thì làm sao biết là thật hay giả? Lý luận mâu thuẫn. Thuốc giả thì nguy hại cho xã hội. Còn xuất xứ giả thì chỉ có hậu quả là giúp bị cáo thu lợi bất chính, làm xáo trộn quản lý nhà nước”, luật sư Hưng nêu quan điểm.
Theo luật sư Hưng, rõ ràng có một nhân vật là Raymundo, đã cung cấp thuốc thật, nhưng giấy tờ thì làm giả, tinh vi đến mức giả hợp pháp hóa lãnh sự, các cơ quan chức năng Việt Nam đều không phát hiện được. Vì vậy, làm sao bị cáo Cường biết được đó là giả?
Luật sư Hưng cho rằng, trong vụ việc này, người có tội thực sự là Raymundo. Còn các bị cáo chỉ là đồng phạm.
“Vụ án này thực ra không gây bức xúc dư luận đến như vậy. Kém chất lượng do từ lúc nhập về đến lúc giám định cả năm trời, chứ không phải là thuốc giả. Đề nghị HĐXX xem xét điều chỉnh những sai sót trong phần luận tội”, luật sư Hưng đề nghị.
Tự bào chữa cho mình, bị cáo Võ Mạnh Cường tiếp tục đề nghị HĐXX làm rõ vai trò của Raymundo nên bị cáo không biết là thuốc giả. Bị cáo đã cung cấp hình ảnh, số điện thoại, địa chỉ, thông tin liên lạc với ông Raymundo.
Chất lượng thuốc phụ thuộc vào thời hạn sử dụng thuốc
Bảo vệ cho bị cáo Nguyễn Minh Hùng, luật sư Nguyễn Đình Hưng, cho rằng, bản cáo trạng của VKSND Tối Cao vẫn giữ nguyên giá trị Kết luận giám định số 31 ngày 22/4/2015 (một bản giám định sau thời điểm sản xuất thuốc đã 12 tháng 17 ngày) để nhận định tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội do các bị cáo đã gây ra là khiên cưỡng.
Bởi, thời gian càng dài (hạn sử dụng thuốc còn lại càng ngắn) thì hàm lượng hoạt chất Capitabine càng giảm đi; đồng thời chỉ tiêu tạp chất sẽ thay đổi. Theo luật sư Hưng, điều này Bộ Y tế đã có giải thích rõ ràng.
Luật sư Hưng khẳng định, do không sử dụng, đánh giá đầy đủ chứng cứ có trong hồ sơ dẫn đến Bản cáo trạng kết luận các bị cáo: Phạm tội “gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”; và bị đề nghị áp dụng khoản 4, Điều 157 BLHS 1999 là rất không thuyết phục, không phù hợp với tài liệu có trong hồ sơ.
Theo luật sư, bản cáo trạng đã không chỉ rõ: Định lượng nào để xác định là “đặc biệt nghiêm trọng”.
Việc các bị cáo thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nhập 9.300 hộp thuốc Capitae không có bất cứ tình tiết nào nằm trong qui định tại khoản 4 điều 194 luật mới tương tự với khoản 4 điều 157 cũ.
Theo luật sư, số tiền VN Pharma chi thực tế để nhập lô thuốc về bán không phải là thiệt hại. Các bị cáo (chiếm đại đa số cổ phần của công ty) và đại diện công ty VN pharma khẳng định: số tiền sử dụng mua lô thuốc không sử dụng bán để thu hồi vốn. Công ty không coi đó là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Mặt khác, VNPharma là công ty cổ phần nhưng hoàn toàn vốn góp là của các bị cáo trong vụ án này.
Luật sư Hưng cũng đề nghị HĐXX xem xét, lô thuốc 9.300 hộp thuốc Hcapital 500mg, có nguồn gốc sản xuất rõ ràng; chất lượng đạt chuẩn theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới. Việc ngừng tiêu thụ lô thuốc ra thị trường là chủ trương của các bị cáo - không phải do các cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn.

Bán dâm nghìn đô, bị phạt cao nhất 500.000 đồng

Á hậu bị phát hiện bán dâm 7.000 USD ở TP.HCM có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 100.000-300.000 đồng. Nếu cùng lúc bán dâm cho nhiều người thì mức phạt tăng thêm 200.000 đồng.

Ngày 6/9, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC02) Công an TP.HCM) mở rộng điều tra đường dây bán dâm được cho là lớn nhất Việt Nam do Kiều Đại Dũ (22 tuổi, quê Bình Định) tổ chức. Hai trong bốn cô gái bị cảnh sát bắt quả tang đang bán dâm với giá 1.500-7.000 USD là C.V. và T.D.

Tâm sự cay đắng của nữ sinh viên giỏi đi bán dâm

Tôi là một sinh viên giỏi, nhưng tôi đã trở thành gái bán dâm khi tôi gặp một người Albania.

Có nhiều tiền cuộc sống của tôi đã thay đổi, tôi bỏ bê việc học của mình, tôi lôi kéo hai người bạn thân nhất của mình vào công việc bán dâm mà tôi đang làm, đây là tâm sự của một sinh viên bán dâm.

Tin mới