(Kiến Thức) - Trong những năm qua, các nhà khảo cổ tìm được một số bộ hài cốt bị nhét gạch, đá vào miệng ở châu Âu. Theo các chuyên gia, cách chôn này nhằm ngăn ma cà rồng "đội mồ sống lại".
Tâm Anh (theo DM)
Xem toàn bộ ảnh
Hàng loạt bộ hài cốt được giới khảo cổ tìm thấy ở một số địa điểm tại châu Âu trong thời gian qua gây chú ý khi được chôn cất theo cách thức đặc biệt.
Cụ thể, vào năm 2012, các nhà khảo cổ tìm thấy hài cốt của một phụ nữ ở Venice, Itlay. Thi hài này được bọc trong một tấm vải liệm với viên gạch nhét vào miệng.
Theo các chuyên gia, bộ hài cốt nhét gạch trong miệng này có niên đại vào thế kỷ 16.
Năm 2013, những ngôi mộ “ma cà rồng” chứa bộ hài cốt đặt gạch đá trong miệng hay bị cắt lìa đầu và phần sọ đặt giữa chân tiếp tục được tìm thấy tại một địa điểm gần thị trấn miền nam Ba Lan.
Vào năm 2018, nhóm chuyên gia đến từ Đại học Arizonaphát hiện một bộ hài cốt trẻ em tại Italy bị chôn vùi với một viên đá chặn trong miệng. Bộ hài cốt này có niên đại từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên.
Trước những phát hiện trên, các chuyên gia cho rằng, đây là hình thức ngăn chặn “ma cà rồng” không thể "đội mồ sống lại" làm hại người còn sống.
Việc đặt gạch, đá vào miệng hài cốt "ma cà rồng" là một trong nhiều cách người xưa để trấn yểm, ngăn chặn cái ác có thể hồi sinh sau khi chết.
Hình thức chôn cất tử thi nhằm ngăn chặn ma cà rồng tái sinh từng rất phổ biến ở khu vực Châu Âu vào khoảng thế kỷ 16 - 18.
Đây cũng là thời kỳ xuất hiện nhiều truyền thuyết, giai thoại về ma cà rồng hút máu người.
Theo đó, những người bị nghi là ma cà rồng sau khi chết sẽ được chôn cất với một hòn gạch, đá chèn kín miệng để không thể tái sinh.
Mời độc giả xem video: Phát hiện mộ cổ, di hài còn nguyên vẹn. Nguồn: VTC14