Bí ẩn sao lùn nâu kỳ quái trong vũ trụ

(Kiến Thức) - HATS-70b trở thành đối tượng thiên văn kỳ lạ bất ngờ lọt vào tầm ngắm của các nhà khoa học. Dưới công nghệ thăm dò hồng ngoại, các chuyên gia tiết lộ nhiều thông tin liên quan tới sao lùn nâu này.

Bí ẩn sao lùn nâu kỳ quái trong vũ trụ

Giờ đây, một nhóm các nhà nghiên cứu do George Zhou thuộc Trung tâm vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian (CfA) ở Cambridge, Massachusett dẫn đầu, đã báo cáo về việc tìm thấy một sao lùn nâu hiếm hoi quay quanh một sao lùn loại A được gọi là HATS-70.

Dưới công nghệ thăm dò hồng ngoại, các chuyên gia tiết lộ một số thông tin cơ bản liên quan tới sao lùn nâu HATS-70b.

Bi an sao lun nau ky quai trong vu tru
Nguồn ảnh: Phys. 

HATS-70b là một sao lùn nâu có chất deuterium bị đốt cháy trên bề mặt rất cao, kích thước lớn hơn Sao Mộc khoảng 38%, có khối lượng khoảng bằng 12,9 lần khối lượng Sao Mộc và nhiệt độ hiệu dụng trên bề mặt là 2.370 K, nằm trong quỹ đạo gần, cách xa vật chủ chỉ 0,036 AU, với chu kỳ quỹ đạo là 1,89 ngày.

Mời quý vị xem video: Top 9 hành tinh đáng sợ nhất trong vũ trụ

Với tuổi đời khoảng 810 triệu năm, ngôi sao chủ HATS-70 lớn hơn Mặt trời gần gấp hai lần và có khối lượng bằng khoảng 1,78 lần khối lượng Mặt trời, có nhiệt độ hiệu dụng trên bề mặt là 7.930 K và độ sáng xấp xỉ gấp 12 lần độ sáng của Mặt trời. Hệ thống HATS-70 này nằm cách Mặt trời khoảng 4.260 năm ánh sáng.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng, HATS-70b là sao lùn nâu đầu tiên được phát hiện bay vòng quanh một ngôi sao lùn A kỳ lạ, hiếm hoi của vũ trụ.

Tìm thấy sao lùn mới Caffau trong vũ trụ

(Kiến Thức) - Sao Caffau, vật thể kim loại nghèo nhất được biết đến và là một trong những ngôi sao cổ nhất trong thiên hà Milky Way, hóa ra là một ngôi sao lùn, theo phân tích các phép đo mới được cung cấp bởi Gaia Data Release 2 (DR2).

Tìm thấy sao lùn mới Caffau trong vũ trụ
Ngôi sao lùn Caffau, còn được gọi là SDSS J102915 + 172927, là một ngôi sao 13 tỷ tuổi mờ nhạt trong chòm sao Leo.
Năm 2011, một nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Elisabetta Caffau thuộc Đài thiên văn Paris, Pháp, đã phát hiện ra rằng ngôi sao này được cấu tạo gần như hoàn toàn từ hydro và heli, với sự phong phú của các nguyên tố nặng hơn.

Thú vị pháo sáng lớn trên một sao lùn nâu trẻ

(Kiến Thức) - Bằng cách sử dụng Kính Kepler, các nhà thiên văn học phát hiện hai pháo sáng xuất hiện trên một sao lùn nâu nhỏ được gọi là CFHT-BD-Tau 4. Hai pháo sáng được cho là mạnh nhất, từng được quan sát thấy trên sao lùn nâu từ trước đến nay. 

Thú vị pháo sáng lớn trên một sao lùn nâu trẻ
Với ước tính khoảng 1 triệu năm tuổi, CFHT-BD-Tau 4 (còn được gọi là 2MASS J04394748 + 2601407) được phân loại là sao lùn nâu trẻ thuộc loại phổ M7, ở khoảng cách 480 năm ánh sáng tính từ Trái đất.
Sao lùn nâu trẻ này có bán kính khoảng 0,65 bán kính mặt trời, khối lượng bằng khoảng 0,064 khối lượng mặt trời và nhiệt độ hiệu dụng trên bề mặt là 2,900 K.

Ngắm diện mạo sao Mộc mới nhất cực ấn tượng

(Kiến Thức) - Hãy cũng chiêm ngưỡng diện mạo mới nhất của sao Mộc mà tàu vũ trụ Juno vừa gửi về sau hành trình kéo dài hơn 1.000 dặm (1.600 km) khám phá bề mặt hành tinh thú vị.

Ngắm diện mạo sao Mộc mới nhất cực ấn tượng
1. Một cơn lốc xoáy năng lượng xuyên qua Vành đai phía Bắc của sao Mộc trong bức ảnh mới gửi về từ phi thuyền Juno của NASA.
Cơn lốc từ này chứa nhiều dải từ màu đỏ cam, trắng sữa quay ngược chiều kim đồng hồ, gây rối loạn một phần bề mặt của sao Mộc.

Tin mới