Bí ẩn tàu ngầm Mỹ bỗng dưng "bốc hơi" trong Thế chiến 2
(Kiến Thức) - Tháng 6/1942, tàu ngầm Mỹ USS Grunion thực hiện nhiệm vụ tuần tra đầu tiên và cũng là cuối cùng tại quần đảo Aleut. Đến tháng 10/1942, tàu ngầm này được báo cáo mất tích bí ẩn cùng với 70 thủy thủ.
Tâm Anh (theo CNN, RI)
Xem toàn bộ ảnh
Chiến tranh thế giới 2 là một trong những cuộc chiến đẫm máu và ác liệt nhất lịch sử nhân loại. Nhiều vụ việc bí ẩn xảy ra trong thời gian này. Trong số này, nối tiếng là vụ mấy tích bí ẩn của tàu ngầm Mỹ USS Grunion.
Ngày 11/4/1942, tàu ngầm USS Grunion dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Mannert Abele được giao nhiệm vụ hỗ trợ các lực lượng Đồng minh.
Theo đó, trong chuyến hành trình đi từ vùng biển Caribe đến Trân Châu Cảng, tàu ngầm USS Grunion cứu được 16 quân nhân của tàu vận tải Jack thuộc quân đội Mỹ. Con tàu này bị trúng ngư lôi của tàu ngầm Đức.
Tuy nhiên, nhiệm vụ đầu tiên của tàu ngầm USS Grunion cũng chính là nhiệm vụ cuối cùng là vào tháng 6/1942. Khi ấy, tàu ngầm USS Grunion được cử đến quần đảo Aleut ở Alaska.
Tại đây, tàu ngầm USS Grunion bắn chìm hai tàu tuần tra của Nhật Bản. Đến ngày 30/6/1942, Grunion nhận lệnh quay trở về cảng Hà Lan ở Alaska.
Sau khi nhận được mệnh lệnh trên, thủy thủ đoàn gồm 70 người trên tàu ngầm USS Grunion lên đường trở về và đột ngột mất tích mà không để lại bất cứ dấu vết nào.
Tàu ngầm USS Grunion được tuyên bố mất tích vào ngày 5/10/1942.
Ngay sau khi phát hiện tàu ngầm USS Grunion biến mất, giới chức Mỹ tổ chức cuộc tìm kiếm. Thế nhưng, mọi nỗ lực của Mỹ đều không nhận được kết quả khả quan nào khi không tìm thấy bất cứ dấu vết nào của con tàu.
Mãi đến tháng 8/2019, phần mũi của tàu ngầm USS Grunio được phát hiện ở độ sâu khoảng 820m so với mặt biển ngoài khơi quần đảo Aleut ở Alaska. Các chuyên gia hy vọng với phát hiện này, các chuyên gia sẽ sớm giải mã được những bí ẩn về vụ mất tích của tàu ngầm USS Grunio.
Video: 6 tàu sân bay, tàu ngầm Mỹ đến Việt Nam (nguồn: VTC1)