Bí ẩn thành phố vàng huyền thoại của người Inca

(Kiến Thức) - Thành phố vàng huyền thoại Paititi bí ẩn của người Inca được cho là nằm ở Peru. Nơi này đã biến mất trong nhiều thế kỷ, không để lại dấu tích.

Bí ẩn thành phố vàng huyền thoại của người Inca
Người Inca đã giấu rất nhiều kho báu của họ trong thành phố bí ẩn này để khối tài sản đó được an toàn trước những cuộc xâm lược của Tây Ban Nha.
Do lo sợ vùng đất của họ sẽ xảy ra chiến sự, người Inca đã giấu vàng, bạc và đá quý trước khi bỏ đất đai, nhà cửa đi lánh nạn. Các nhà khảo cổ cho rằng, thành phố vàng bí ẩn này có thể nằm ở phía đông nam Peru. Nó nằm trong một khu rừng sâu và tách biệt với cuộc sống của con người. Một số người suy đoán, thành phố vàng bí ẩn Paititi có thể nằm dọc biên giới của Brazil hoặc có thể ở vùng tây bắc Bolivia.
Trong thời gian tồn tại, Paititi được đánh giá, miêu tả là một thành phố thịnh vượng, giàu có, nằm phía sau những ngọn núi và ở một nơi có rất nhiều thác nước chảy.
Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra tung tích thành phố vàng bí ẩn Paititi của người Inca.
Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra tung tích thành phố vàng bí ẩn Paititi của người Inca.
Cuộc chiến tranh giữa Tây Ban Nha với người Inca kéo dài khoảng 40 năm. Mãi cho đến năm 1572, người Tây Ban Nha cuối cùng cũng đã chinh phục được các vùng đất của người Inca và có được thành phố cuối cùng của người Inca là Vilcabamba. Sau khi người Tây Ban Nha đã đánh chiếm được các thành phố, những câu chuyện về thành phố vàng huyền thoại Paititi ngày càng lan rộng. Nhiều người có trong suốt nhiều thế kỷ đã tìm kiếm tung tích mảnh đất huyền thoại trên nhưng đều không tìm được một chút manh mối nào. Mãi đến thế kỷ 20, hàng loạt thợ săn truy tìm kho báu đã đến dãy núi Andes và một số người đã tuyên bố tìm thấy thành phố vàng huyền thoại của người Inca. Tuy nhiên, họ không thể cung cấp những bằng chứng xác đáng chứng minh cho tuyên bố của mình.
Năm 2001, nhà khảo cổ học người Italy Mario Polia đã phát hiện tài liệu của một thầy tu ở Roma có nói đến nhà truyền giáo Andrea Lopez nhắc đến một thành phố lớn có rất nhiều vàng, bạc và đá quý. Tài liệu trên được xác định ra đời vào những năm 1600. Nó xác nhận về sự tồn tại của thành phố Paititi và cũng tuyên bố rằng, thành phố trên nằm ẩn sâu trong cánh rừng nhiệt đới và được bao quanh bởi những thác nước.
Tài liệu này cũng đề cập chi tiết đến việc Giáo hoàng Vatican Clement XIII đã nắm giữ và che giấu vị trí của thành phố Paititi như một bí mật.
Ngày 29/12/2007, người dân ở Kimbiri, Peru đã tìm thấy các ấu trúc bằng đá sa thạch cỡ lớn giống như những bức tường thành cao. Những tàn tích này nằm trên một diện tích rộng lớn 40.000 m2. Nó được các chuyên gia suy đoán có thể là tường thành để bảo vệ thành phố Paititi.
Nhiều tài liệu lịch sử thời kỳ thuộc địa (thế kỷ 16 - 18) đã chỉ ra những địa điểm có thể là vị trí của thành phố vàng huyền thoại Paititi và những nhà thám hiểm đã thực hiện các chuyến đi thực nghiệm, khảo sát tình hình nhằm truy tìm vị trí chính xác thành phố huyền thoại của người Inca. Một số tài liệu viết về thành phố vàng trên là của Juan Maldonado Álvarez (1570), Gregorio Bolívar (1621), Juan Recio de León (1623-1627), Juan de Ojeda (1676)...

Ảnh chiến tranh VN làm thức tỉnh lương tri nhân loại

(Kiến Thức) - Cùng xem lại những bức ảnh tiêu biểu do nhiếp ảnh gia huyền thoại Philip Jones Griffiths thực hiện trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Ảnh chiến tranh VN làm thức tỉnh lương tri nhân loại
Philip Jones Griffiths (1936 - 2008) là một trong những phóng viên ảnh chiến trường huyền thoại trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Đến miền Nam Việt Nam để đưa tin cho hãng thông tấn Magnum (Anh) vào năm 1965, ông đã thực hiện nhiều bức ảnh gây sốc, phơi bày sự thật trần trụi về cuộc chiến phi nghĩa do Mỹ tiến hành ở Việt Nam. Những bức ảnh đó đã góp phần thức tỉnh trái tim hàng triệu người yêu chuộng hòa bình trên thế giới...
Philip Jones Griffiths (1936 - 2008) là một trong những phóng viên ảnh chiến trường huyền thoại trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Đến miền Nam Việt Nam để đưa tin cho hãng thông tấn Magnum (Anh) vào năm 1965, ông đã thực hiện nhiều bức ảnh gây sốc, phơi bày sự thật trần trụi về cuộc chiến phi nghĩa do Mỹ tiến hành ở Việt Nam. Những bức ảnh đó đã góp phần thức tỉnh trái tim hàng triệu người yêu chuộng hòa bình trên thế giới...

Góc nhìn “độc” về Miền Nam VN trước 1975

(Kiến Thức) - Gái điếm Sài Gòn, lính phê thuốc phiện, trẻ em vác vỏ đạn pháo... là những hình ảnh do nhiếp ảnh gia René Burri chụp ở miền Nam VN đầu 1973.

Góc nhìn “độc” về Miền Nam VN trước 1975
René Burri (sinh năm 1933) là một nhiếp ảnh gia Thụy Sĩ làm việc cho hãng thông tấn Magnum của Anh. Ông nổi tiếng thế giới với những bức ảnh chụp các sự kiện chính trị, lịch sử, chân dung các nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn của thế kỷ 20. René Burri đã có mặt tại nhiều điểm nóng trên thế giới, trong đó có Việt Nam vào đầu năm 1973 và thực hiện nhiều bức ảnh giá trị tại đây.
 René Burri (sinh năm 1933) là một nhiếp ảnh gia Thụy Sĩ làm việc cho hãng thông tấn Magnum của Anh. Ông nổi tiếng thế giới với những bức ảnh chụp các sự kiện chính trị, lịch sử, chân dung các nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn của thế kỷ 20. René Burri đã có mặt tại nhiều điểm nóng trên thế giới, trong đó có Việt Nam vào đầu năm 1973 và thực hiện nhiều bức ảnh giá trị tại đây.

Khung cảnh nhìn từ khoang lái của trực thăng chiến đấu Mỹ.
 Khung cảnh nhìn từ khoang lái của trực thăng chiến đấu Mỹ.

Những đứa trẻ háo hức khi nhìn trực thăng Mỹ hạ cánh.
 Những đứa trẻ háo hức khi nhìn trực thăng Mỹ hạ cánh.

Binh lính Sài Gòn trên trực thăng quân sự trong chiến dịch đổ bộ xuống một khu vực được báo cáo có hàng trăm binh sĩ Việt Nam ẩn nấp gần Tân Hưng Đông, đồng bằng sông Cửu Long.
 Binh lính Sài Gòn trên trực thăng quân sự trong chiến dịch đổ bộ xuống một khu vực được báo cáo có hàng trăm binh sĩ Việt Nam ẩn nấp gần Tân Hưng Đông, đồng bằng sông Cửu Long.

Giấc ngủ nhọc nhằn trong cabin trực thăng.
 Giấc ngủ nhọc nhằn trong cabin trực thăng.

Binh sĩ Sài Gòn di chuyển gần Tân Hưng Đông.
 Binh sĩ Sài Gòn di chuyển gần Tân Hưng Đông.

Một đứa trẻ ngủ gục trên đường phố Sài Gòn.
 Một đứa trẻ ngủ gục trên đường phố Sài Gòn.

Cô gái trẻ người Việt đùa giỡn với lính Mỹ tại khách sạn Continental ở Sài Gòn (ảnh trái) và các phi công trực thăng Mỹ tại một câu lạc bộ dành cho sĩ quan ở Kontum (ảnh phải).
 Cô gái trẻ người Việt đùa giỡn với lính Mỹ tại khách sạn Continental ở Sài Gòn (ảnh trái) và các phi công trực thăng Mỹ tại một câu lạc bộ dành cho sĩ quan ở Kontum (ảnh phải).

Một cô gái điếm chờ khách tại nhà thổ gần sân bay Tân Sơn Nhất, điểm đến quen thuộc của lính Mỹ.
 Một cô gái điếm chờ khách tại nhà thổ gần sân bay Tân Sơn Nhất, điểm đến quen thuộc của lính Mỹ.

Lính Sài Gòn nghỉ ngơi trong xe tăng sau khi hút thuốc phiện.
 Lính Sài Gòn nghỉ ngơi trong xe tăng sau khi hút thuốc phiện.

Trực thăng Mĩ tiến về ấp Giao Bình để thực hiện nhiệm vụ.
 Trực thăng Mĩ tiến về ấp Giao Bình để thực hiện nhiệm vụ.

Trực thăng Chinook của Mỹ trên bầu trời đồng bằng sông Cửu Long.
 Trực thăng Chinook của Mỹ trên bầu trời đồng bằng sông Cửu Long.

Chiếc xe chở đoàn người chuẩn bị cho năm mới Âm lịch ở Chợ Lớn, Sài Gòn.
 Chiếc xe chở đoàn người chuẩn bị cho năm mới Âm lịch ở Chợ Lớn, Sài Gòn.

Người dân và binh lính tại một ngôi chùa ở Chợ Lớn, Sài Gòn, trước thềm năm mới Âm lịch.
 Người dân và binh lính tại một ngôi chùa ở Chợ Lớn, Sài Gòn, trước thềm năm mới Âm lịch.

Tàn tích của một ngôi làng bị phá hủy bên đường cao tốc số 9, gần Sài Gòn.
 Tàn tích của một ngôi làng bị phá hủy bên đường cao tốc số 9, gần Sài Gòn.

Chiến sĩ giải phóng cảnh giới tại một ngôi làng nằm trong sự kiểm soát của lực lượng Giải phóng, nằm gần đường cao tốc số 9 và chỉ cách vị trí đóng quân đối phương khoảng 1 dặm (ảnh trái). Một lão nông đứng dưới lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại vùng giải phóng (ảnh phải).
 Chiến sĩ giải phóng cảnh giới tại một ngôi làng nằm trong sự kiểm soát của lực lượng Giải phóng, nằm gần đường cao tốc số 9 và chỉ cách vị trí đóng quân đối phương khoảng 1 dặm (ảnh trái). Một lão nông đứng dưới lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại vùng giải phóng (ảnh phải).

Ngôi làng nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng Giải phóng nằm bên quốc lộ 4, gần Mỹ Tho, cách Sài Gòn khoảng 70km.
  Ngôi làng nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng Giải phóng nằm bên quốc lộ 4, gần Mỹ Tho, cách Sài Gòn khoảng 70km.

Một tiểu thư nhà giàu ở Sài Gòn.
 Một tiểu thư nhà giàu ở Sài Gòn.

Những tà áo dài trên đường phố Sài Gòn.
 Những tà áo dài trên đường phố Sài Gòn.

Áo dài và dây thép gai ở Sài Gòn.
 Áo dài và dây thép gai ở Sài Gòn.

Nông dân trong vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam.
 Nông dân trong vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam.

Các cậu bé chơi bài trên vỉa hè Sài Gòn.
 Các cậu bé chơi bài trên vỉa hè Sài Gòn.

Những hố bom ở đồng bằng sông Cửu Long, gần biên giới Campuchia.
 Những hố bom ở đồng bằng sông Cửu Long, gần biên giới Campuchia.

Khung cảnh đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ máy bay trực thăng.
 Khung cảnh đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ máy bay trực thăng.

Binh lính đổ bộ và sẵn sàng chiến đấu.
 Binh lính đổ bộ và sẵn sàng chiến đấu.

Một lớp học dành cho người Thượng gần biên giới Campuchia.
 Một lớp học dành cho người Thượng gần biên giới Campuchia.

Một chiếc xe quân sự bị phá hủy do trúng đạn pháo của lực lượng Giải phóng ở Kontum.
 Một chiếc xe quân sự bị phá hủy do trúng đạn pháo của lực lượng Giải phóng ở Kontum.

Những đứa trẻ thu nhặt vỏ đạn pháo.
 Những đứa trẻ thu nhặt vỏ đạn pháo.


2 trong 10 trận đánh “rung chuyển thế kỷ” ở Việt Nam

(Kiến Thức) -  Mạng Metatube đã đưa ra danh sách 10 trận đánh có ảnh hưởng sâu đậm nhất tới cục diện thế giới 1 thế kỷ qua, trong đó có 2 trận ở Việt Nam.

2 trong 10 trận đánh “rung chuyển thế kỷ” ở Việt Nam
2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam
 Trận Somme diễn ra từ tháng 7-9/1916 trong chiến tranh TG I giữa quân Đức đóng trên tuyến phòng thủ dài 40km dọc sông Somme ở miền bắc nước Pháp với quân Anh – Pháp. Với hơn 1 triệu người thương vong, đây được xem là một trong số những trận đánh đẫm máu nhất lịch sử loài người. Dù quân liên minh không bẻ gãy được phòng tuyến Đức, chiến dịch này đã đặt nền tảng cho những thay đổi lớn lao của cục diện chiến tranh, nên được xem là một trận đánh quan trọng của lịch sử thế giới.

2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam-Hinh-2
 Cuộc Không chiến Anh Quốc là cuộc đọ sức dai dẳng giữa Đức Quốc Xã và nước Anh từ tháng 7/10/1940 trong chiến tranh TG II. Cuộc chiến do Adolf Hitler phát động nhằm làm suy yếu nước Anh trước khi quân Đức đổ bộ chiếm đóng. Đây là chiến dịch quân sự lớn đầu tiên được thực hiện hoàn toàn bằng lực lượng không quân trong lịch sử nhân loại, và kết cục thất bại đã thuộc về người Đức. Đây là biến cố đã quyết định vai trò lịch sử của nước Anh trong chiến tranh TG II.

2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam-Hinh-3
Trận Midway là một trận hải chiến quan trọng trong chiến tranh TG II tại chiến trường Thái Bình Dương, diễn ra từ ngày 4-7/6/1942 giữa hạm đội Nhật Bản và hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Với sự tham dự của 7 tàu sân bay và 500 máy bay của cả 2 bên, cuộc chiến đã kết thúc với thắng lợi toàn diện của người Mỹ, đánh dấu một bước ngoặt quyết định cho toàn bộ cuộc chiến ở mặt trận Thái Bình Dương.

2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam-Hinh-4
Trận Stalingrad là một trận đánh lớn trong chiến tranh TG II, diễn ra từ ngày 17/7/1942 – 2/2/1943 giữa Đức Quốc xã và Hồng quân Liên Xô tại thành phố Stalingrad (nay là Volgograd) ở Tây Nam nước Nga. Thắng lợi của Liên Xô trong trận đánh là một bước ngoặt quan trọng làm xoay chuyển cục diện của cuộc chiến tranh. Đây cũng là một trong những trận đánh đẫm máu nhất lịch sử, với con số thương vong lên đến hai triệu người. 

2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam-Hinh-5
 Diễn ra từ ngày 15-28/9/1950, trận Inchon là một trận đánh có tính quyết định trong Chiến tranh Triều Tiên. Đây là một chiến dịch đổ bộ từ biển vào bờ, chiếm giữ thành phố Incheon và đột phá vành đai Pusan do lực lượng Liên Hiệp Quốc mà thành phần chính là Thủy quân lục chiến Mỹ tiến hành. Sự thành công của chiến dịch đã kết thúc chuỗi chiến thắng của quân đội miền Bắc Triều Tiên và mở đầu cuộc tổng phản công của quân Liên Hiệp Quốc. 

2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam-Hinh-6
  Trận Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13/3-7/5/1954 tại lòng chảo Mường Thanh, Điện Biên, Lai Châu, là cuộc đối đầu giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam và đội quân của thực dân Pháp. Thắng lợi của người Việt Nam trong trận chiến này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử nhân loại: Lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh bại đội quân của một cường quốc châu Âu. Các sử gia quốc tế nhận định biến cố này đã chấm dứt hơn 4 thế kỷ thống trị của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới.


2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam-Hinh-7
 Chiến tranh 6 ngày là cuộc chiến giữa Israel và các nước láng giềng Ả Rập gồm Ai Cập, Jordan, và Syria từ ngày 5-10/6/1967. Cuộc chiến bắt đầu khi quân Israel đánh phủ đầu quân Ai Cập do lo sợ bị nước này tấn công. Jordan và Syria sau đó đã tham chiến với tư cách đồng minh của Ai Cập. Sau cuộc chiến, Israel đã giành được quyền kiểm soát Đông Jerusalem, dải Gaza, bán đảo Sinai, Bờ Tây, và cao nguyên Golan. Kết quả của cuộc chiến này ảnh hưởng đến địa thế chính trị của khu vực này cho đến ngày nay.

2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam-Hinh-8
 Diễn ra từ ngày 26-30/4/1975, chiến dịch giải phóng Sài Gòn (Chiến dịch Hồ Chí Minh) là chiến dịch cuối cùng trong chiến tranh Việt Nam, dẫn đến việc chấm dứt hoàn toàn sự chia cắt hai miền Nam - Bắc, đưa Việt Nam đến sự thống nhất và độc lập sau hơn 100 năm bị nước ngoài chiếm đóng, chia cắt. Trên phương diện quốc tế, chiến dịch này đã kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài và đẫm máu nhất của thế giới từ nửa sau TK 20, giáng một đòn mạnh mẽ vào tham vọng đế quốc của người Mỹ. 

2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam-Hinh-9
 Cuộc bao vây Sarajevo (4/1992-2/1996) là một sự kiện đẫm máu trong cuộc nội chiến Nam Tư (cũ). Lực lượng Serbia đã bao vây thành phố Sarajevo - thủ phủ của Bosnia và Herzegovina trong gần 4 năm, kéo theo cái chết của 10.000 người. Đây là một biến cố bi thảm mà trước đó nhiều người không thể hình dung sẽ xảy ra giữa lòng châu Âu thời hiện đại. Biến cố này cũng góp phần đến cuộc chiến tranh do NATO tiến hành ở Liên bang Nam Tư năm 1999.

2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam-Hinh-10
 Cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần 3 là cuộc chiến do lực lượng Mỹ - Anh tiến hành ở Iraq từ ngày 20/3-1/5/2003, với lý do ngăn chặn vũ khí hủy diệt. Quân đội Iraq đã thất bại hoàn toàn, thủ đô Bagdad bị chiếm đóng ngày 9/4 /2003 và Tổng thống Saddam Hussein bị bắt ngày 13/12/2003. Cuộc chiến đã biến đất nước Iraq hùng mạnh một thời trở thành đống đổ nát và hỗn loạn, trong khi các loại vũ khí hủy diệt không bao giờ được tìm thấy. Tình trạng rối ren của Iraq vẫn còn kéo dài cho đến ngày nay.

Tin mới