Bí ẩn vũ trụ: Mặt trăng Titan, sao Thổ có thể giấu các hồ chứa khí metan

(Kiến Thức) - Khí hậu của Titan có thể bị ảnh hưởng bởi nguồn cung cấp khí metan khổng lồ, nằm ẩn ngay dưới bề mặt trên gần như toàn bộ mặt trăng vệ tinh.

Bí ẩn vũ trụ: Mặt trăng Titan, sao Thổ có thể giấu các hồ chứa khí metan

Thời tiết trên Titan được điều khiển bởi một chu kỳ mêtan tương tự như chu kỳ nước của Trái đất - khí mêtan trút xuống từ bầu trời và lấp đầy các hồ và biển gần các cực. Nhưng chúng ta chưa bao giờ hoàn toàn hiểu được tất cả lượng khí mêtan đó đến từ đâu, và nó sẽ bị phá hủy hóa học nhanh như thế nào trong khí quyển.

Trong nỗ lực tìm ra thứ gì bổ sung lượng khí mê-tan, Juan Lora tại Đại học Yale và các đồng nghiệp đã xây dựng năm mô phỏng khí hậu của Titan từ khí quyển xuống dưới lòng đất. Mỗi mô hình có độ thấm bề mặt khác nhau, nghiên cứu xem làm thế nào khí mêtan có thể thấm vào lòng đất và được vận chuyển quanh mặt trăng.

Bi an vu tru: Mat trang Titan, sao Tho co the giau cac ho chua khi metan
Nguồn ảnh: Phys.

Ba trong số các mô hình của họ dự đoán các hồ và đại dương ở hai cực, cho thấy các hồ chứa khí dưới bề mặt thực sự tồn tại. Họ cũng có thể dự đoán chính xác khí hậu của mặt trăng, với lượng mưa được dự báo chủ yếu ở gần xích đạo.

Lần đầu tiên, chúng tôi đã mô phỏng cả sự phân bố của biển mêtan trên Titan và các hệ thống khí hậu, Lora nói.

Mô phỏng cho thấy có thể có hồ chứa khí mêtan ngay dưới bề mặt của gần như toàn bộ mặt trăng. Nó không phải là một đại dương, mà chỉ là vùng chất khí tụ trong không gian lỗ rỗng, trong các vết nứt dưới bề mặt Titan.

Khí mê-tan dưới lòng đất này có thể bổ sung khí mê-tan trong khí quyển, cũng như giữ cho các hồ và biển của Titan được cung cấp chất khí cần thiết. Nó sẽ giải quyết một trong những bí ẩn lớn nhất của Titan, và Lora nói rằng, mô phỏng chi tiết này cũng có thể được sử dụng để kiểm tra các câu hỏi khác, chẳng hạn như tại sao tất cả các hồ và biển đều nằm ở hai cực.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Kỳ thú siêu tân tinh có hệ thống sóng xung kích đảo cực

(Kiến Thức) - Video mới của NASA cho thấy, một vụ nổ siêu tân tinh biến đổi và thay đổi như thế nào trong khoảng thời gian 13 năm.
 

Kỳ thú siêu tân tinh có hệ thống sóng xung kích đảo cực
Đối tượng được nghiên cứu là Cassiopeia A hoặc Cas A, có khả năng được tạo ra sau vụ nổ sao năm 1680. Dữ liệu mới từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA cho thấy, ngay cả một vụ nổ cũ cũng có thể thay đổi theo những cách tinh tế trong suốt cuộc đời của các siêu tân tinh.
Nếu xem kỹ bức ảnh, bạn có thể thấy sóng xung kích màu xanh lam dội lại trong không gian trong dữ liệu được thu thập từ năm 2000 đến 2013. Sóng xung kích tạo ra phát xạ tia X và tăng tốc các hạt lên tốc độ cao.

Khám phá choáng cách các nguyên tố nặng trong vũ trụ hình thành

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học đã phát hiện ra strontium sau hậu quả của vụ va chạm sao chết. Các phát hiện đã làm sáng tỏ cách thức các nguyên tố nặng nhất của vũ trụ được tạo ra.

Khám phá choáng cách các nguyên tố nặng trong vũ trụ hình thành

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra một nguyên tố nặng mới được sinh ra trong không gian, được tạo ra sau hậu quả của vụ va chạm giữa một cặp sao chết được gọi là sao neutron.

Các phát hiện đã làm sáng tỏ cách thức các nguyên tố nặng nhất của vũ trụ được tạo ra, cung cấp một mảnh ghép còn thiếu về sự hình thành nguyên tố hóa học, các nhà nghiên cứu cho biết trong một nghiên cứu mới.

Phát lộ chất quan trọng cho sự sống trong thiên thạch đâm vào Trái Đất

Đường, thành phần quan trọng đối với sự sống, đã được tìm thấy lần đầu tiên trong các mẫu thiên thạch rơi xuống Trái Đất.

Phát lộ chất quan trọng cho sự sống trong thiên thạch đâm vào Trái Đất
Một nghiên cứu được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS) đã phát hiện một số lượng lớn thành phần đường trên hai thiên thạch rơi xuống Trái Đất.
Phat lo chat quan trong cho su song trong thien thach dam vao Trai Dat
Các phân tử đường lần đầu tiên được phát hiện trong ruột của 2 thiên thạch rơi xuống Trái Đất (Ảnh minh họa)
Bằng việc áp dụng hệ thống sắc ký khí, một phương pháp phân loại các phân tử theo khối lượng và điện tích, các nhà khoa học đã tìm thấy một số lượng lớn đường sinh học từ 2 thiên thạch Murchison (rơi xuống Úc vào năm 1969) và NWA 801 (rơi xuống vùng tây bắc châu Phi vào năm 2001)

Tin mới