Bị bắn hạ 5 lần ở Trung Đông, "Ác điểu" MQ-9 sắp bị Mỹ cho "về vườn"?
Theo Defense News, Không quân Mỹ đang tìm kiếm nhà thầu phát triển dòng UCAV mới để thay thế phi đội MQ-9 hiện đại.
Theo Thùy Dung/Đất Việt
Xem toàn bộ ảnh
Thông báo về kế hoạch thay thế MQ-9 được Trợ lý thư ký công nghệ và hậu cần của Không quân, Will Roper cho biết, hiện nay không quân nước này đang thực hiện một chương trình mới về việc thay thế máy bay tấn công không người lái (UCAV) MQ-9. Chương trình này sẽ chính thức được công bố trong năm tài khóa 2022.
"MQ-9 Reaper và tiền thân của nó là MQ-1 đã đã bay hơn 4 triệu giờ và thực hiện nhiệm vụ 24/24 giờ trên khắp thế giới. Đặc biệt, cả 2 dòng máy bay này đều có thể đồng thời tiến hành tấn công, trinh sát, tìm kiếm cứu hộ... trong chuyến bay kéo dài trên không", Will Roper cho biết.
Máy bay MQ-1 Predator gia nhập lực lượng Không quân Mỹ vào năm 1996 và chính thức nhận sổ hưu vào năm 2018, nhiệm vụ của chúng được giao cho dòng máy bay tối tân hơn là MQ-9 Reaper bắt đầu vào năm 2007.
Kế hoạch thay thế MQ-9 và thành tích của cặp đôi UCAV "sát thủ" của Mỹ đã rất rõ ràng nhưng giới quân sự Mỹ lại không hề nói về nguyên nhân khiến MQ-9 đang "hoạt động rất tốt" bỗng dưng phải tìm kẻ thay thế.
Tuy nhiên theo chuyên gia của trang Defense News, sự thật về việc Mỹ phải âm thầm tìm kẻ thay thế cho MQ-9 có thể liên quan đến thành tích thực chiến không mấy ấn tượng của MQ-9 trên nhiều chiến trường vừa qua, đặc biệt là ở Trung Đông.
Cụ thể, kể từ khi đi vào trang bị, MQ-9 do Mỹ vận hành đã bị lực lượng Taliban ở Afghanistan bắn hạ ít nhất 5 lần bằng những vũ khí khá cũ kỹ.
Trong khi đó thành tích cũng không khá hơn khi MQ-9 hoạt động tại Syria. Tính cả bị rơi do tai nạn và bị bắn hạ thì đến nay, Mỹ đã mất ít nhất 6 chiếc tại chiến trường này. Tệ hơn nữa là dòng UAV tối tân hàng đầu của Mỹ còn bị Iran ép hạ cánh thành công không dưới 2 lần.
Vụ gần đây nhất diễn ra vào hồi tháng 2/2019. Cùng với đó là những chiếc MQ-9 (do Saudi Arabia vận hành) bị lực lượng Houthi bắn hạ bằng những vũ khí cổ lỗ tự hoán cải. Và chính khả năng thực chiến không ấn tượng của MQ-9 có thể là một phần nguyên nhân khiến "cỗ máy chiến tranh" này không còn được Mỹ tin dùng.