Bị gout và mỡ máu hãy uống những nước lá này

Lá vối và nụ vối có tác dụng gì và những ai có thể uống là vối là câu hỏi của không ít người.

Bi gout va mo mau hay uong nhung nuoc la nay
Lá vối có tác dụng gì? 
Hỗ trợ tăng mỡ máu, gout
Qua nghiên cứu của Viện Đông y cho thấy, nụ vối và lá vối có tác dụng kháng sinh đối với nhiều loại vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Trong đó có Streptococcus (hemolytic và staman) (vi khuẩn gây ra nhiễm trùng). Tụ cầu khuẩn Staphylococcus và khuẩn phế cầu Pneumococcus, Salmonella (vi khuẩn làm cho thức ăn trở thành độc), Bacillus (khuẩn hình que), Subtilisin (enzim có thể phá vỡ protein và peptide, được chiết xuất từ vi khuẩn). Không gây độc đối với cơ thể.
Tác dụng của lá và nụ vối giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu tiêu độc. Đối với bệnh nhân gout do ăn uống nhiều chất béo ngọt, ứ đọng nhiều chất uric; mặt khác do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết đào thải không tốt dẫn đến uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau.
Do vậy, nếu dùng thường xuyên lá và nụ vối có tác dụng hỗ trợ tiêu tích, làm tan các chất uric đào thải ra ngoài nên góp phần trong phòng ngừa, điều trị bệnh gout. Tuy nhiên, dùng lá và nụ vối sẽ hỗ trợ phần nào cho bệnh nhân gout nhưng không chữa hoàn toàn vì gout do nhiều nguyên nhân. Người bệnh cần có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý.
Gần đây người ta còn phát hiện trong nụ vối chứa một hàm lượng polyphenol cao (tương đương 128mg catechin/gam trọng lượng khô) và hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase nên có thể hỗ trợ phòng và điều trị chứng tiểu đường. Các kết quả được tiến hành trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy nụ vối có khả năng triệt tiêu các gốc tự do, chống ô xy hóa mạnh. Khả năng chống ô xy hóa (antioxydants) của nụ vối đã làm giảm sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ sự tổn thương tế bào bê-ta tuyến tụy, phục hồi các men chống ô xy hóa trong cơ thể.
Theo các kết quả nghiên cứu trên động vật, các nhà khoa học của Viện dinh dưỡng quốc gia và Đại học phụ nữ Nhật Bản đã rút ra kết luận: Nụ vối có khả năng hạn chế tăng đường huyết sau ăn và hỗ trợ ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm lipid máu, phòng ngừa biến chứng của đái tháo đường khi điều trị lâu dài mà được sử dụng nước nụ vối uống thường xuyên.
Những bài thuốc của lá vối, nụ vối
Chữa viêm đại tràng mạn tính, đau bụng âm ỉ, thường xuyên đi phân sống: Lá vối tươi 200g, vò nát,thêm 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước.
Hỗ trợ điều trị tăng mỡ máu: Nụ vối 15 – 20g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Uống thường xuyên sẽ cho kết quả điều trị tốt.
Hoặc dùng 5 loại hoa, gồm nụ vối, kim ngân hoa, hoa cúc, hoa đại, hoa mộc miên (hoa gạo), chế thành dạng trà, uống mỗi ngày, rất tốt cho người bệnh mỡ máu cao.
Trị đau bụng đi ngoài, phân sống: Lá vối 3 cái, vỏ ổi 8g, núm quả chuối tiêu 10g. Tất cả thái nhỏ phơi khô sắc với 400ml nước, còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 – 3 ngày.
Chữa đầy bụng, không tiêu: Vỏ thân cây vối 6 – 12g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày hoặc dùng nụ vối 10 – 15g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.
Chữa lở ngứa, chốc đầu: Lá vối vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu.
Hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da: Dùng rễ vối 200g sắc uống mỗi ngày.
Từ lâu, lá vối hay nụ vối với cách chế biến đơn giản tạo thành loại trà nấu hay hãm lấy nước uống thường ngày. Lá vối cũng có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Đặc biệt, nó lại giàu dược tính nên được dùng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh chứng.
Đông y cho rằng, lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt:Chất đắng có trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, mặt khác chất tannin lại bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có ích cư trú tại ống tiêu hóa.
Ngoài ra, lá vối nấu nước uống có khả năng trợ giúp chữa trị các bệnh chứng hoặc các tổn thương như bỏng, viêm gan, vàng da, viêm da lở ngứa. Đông y còn dùng vỏ cây vối làm thuốc gọi là hậu phác. Được sử dụng để trị đau bụng, đầy trướng ăn không tiêu, nôn mửa... Lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt hoặc lấy lá vối tươi nấu lấy nước đặc để gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.

Người bệnh gút nên hạn chế ăn thực phẩm nào trong ngày Tết?

(VietnamDaily) - Theo các chuyên gia, bệnh gút có mối liên quan chặt chẽ với chế độ ăn, do đó, người bệnh cần hết sức tỉnh táo trước sự hấp dẫn của một số thực phẩm Tết như thịt đỏ, đồ chiên rán, rượu bia…

Nguoi benh gut nen han che an thuc pham nao trong ngay Tet?
Ngày Tết, bệnh nhân gút thường bị cám dỗ từ một số thực phẩm giàu đạm hoặc bia rượu. Điều này dẫn đến những hậu quả khôn lường như máu nhiễm mỡ tăng, men gan tăng và chức năng thận giảm…Do vậy, bệnh nhân gút cần kiêng ăn một số thực phẩm Tết sau.
Nguoi benh gut nen han che an thuc pham nao trong ngay Tet?-Hinh-2

Bánh chưng, dưa hành, thịt đông: Nếu bánh chưng làm tăng sưng viêm thì thịt đông có chứa nhiều chất béo và dưa hành lại có hàm lượng muối cao. Đó là ba thực phẩm không tốt cho người bị gút, người bị suy thận có kèm tăng huyết áp cao hoặc bị phù.

Nguoi benh gut nen han che an thuc pham nao trong ngay Tet?-Hinh-3
Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt ngựa, thịt trâu, thịt dê): Chứa lượng đạm cao nên khi người bệnh gút ăn nhiều sẽ dẫn đến dư thừa protein, sản sinh và gia tăng acid uric, gây ra các cơn đau gút.
Nguoi benh gut nen han che an thuc pham nao trong ngay Tet?-Hinh-4
Hải sản (cua, ghẹ, sò, tôm, ngao, cá trích, cá ngừ): Thực phẩm này vừa giàu đạm lại nhiều chất béo khiến bệnh gút càng đau đớn và trầm trọng hơn.
Nguoi benh gut nen han che an thuc pham nao trong ngay Tet?-Hinh-5
Gà tây, thịt ngỗng, trứng vịt lộn: Là top thực phẩm có hàm lượng purin cao, do đó bệnh nhân gút nên tránh ăn các loại thịt này.
Nguoi benh gut nen han che an thuc pham nao trong ngay Tet?-Hinh-6
Nội tạng động vật (tim, gan, thận, lá lách, lòng, phổi): Có lượng cholesterol và purin khá cao nên có thể gây ra các cơn đau gút cấp bất cứ lúc nào.
Nguoi benh gut nen han che an thuc pham nao trong ngay Tet?-Hinh-7
Thịt chó: Chứa nhiều đạm nên chỉ cần ăn vài miếng thịt chó có thể khiến người bệnh gút sống dở, chết dở.
Nguoi benh gut nen han che an thuc pham nao trong ngay Tet?-Hinh-8
Nem chua: Là đồ nhắm rất hấp dẫn trong dịp Tết nhưng vị chua trong nem được sinh ra từ thính gạo và thịt lợn có thể khiến acid uric sản sinh nhanh hơn. Do vậy, bệnh nhân gút cần tránh ngay món này.
Nguoi benh gut nen han che an thuc pham nao trong ngay Tet?-Hinh-9
Một số loại rau (măng tây, măng tre, nấm, giá đỗ, các loại đậu đỗ, dọc mùng) cũng chứa nhiều nhân purin nên không an toàn cho người mắc gút.
Nguoi benh gut nen han che an thuc pham nao trong ngay Tet?-Hinh-10
Thực phẩm giàu chất béo (mỡ, da động vật, đồ chiên rán) và chế biến với chất béo (mì tôm, thức ăn nhanh): Người bệnh gút cũng cần hạn chế nhằm giảm tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể và chế ngự cơn đau gút thành công.
Nguoi benh gut nen han che an thuc pham nao trong ngay Tet?-Hinh-11
Socola trắng (sữa), bánh kẹo: Người bệnh gút cũng nên hạn chế để tránh thừa cân hoặc đường tăng cao gây tiểu đường, làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh gút.      
Nguoi benh gut nen han che an thuc pham nao trong ngay Tet?-Hinh-12
Rượu, bia: Người bệnh gút cần cự tuyệt các thức uống này vì nó vừa trực tiếp, vừa gián tiếp gây tăng sản xuất acid uric và giảm đào thải urat qua thận.  
Nguoi benh gut nen han che an thuc pham nao trong ngay Tet?-Hinh-13

Nước ngọt, nước tăng lực: Những thức uống có ga này sẽ làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận, tăng nguy cơ mắc gút và sỏi thận nên không tốt cho người bệnh gút. 

Nguoi benh gut nen han che an thuc pham nao trong ngay Tet?-Hinh-14
Ngày Tết có rất nhiều nguy cơ làm bệnh gout nặng hơn vì thế những người bị bệnh này nên chú ý ăn thêm nhiều các loại rau quả như: Rau cần, súp lơ, dưa chuột, cải xanh, cà pháo, cà tím, cải bắp, củ cải, khoai tây, bí đỏ, bí xanh, dưa hấu, đậu đỏ, lê, táo, nho, sữa bò sẽ rất tốt. Ảnh: Internet.  

Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.

Ăn trứng vịt lộn thế nào cho đúng cách để không phản tác dụng?

Trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng nhưng với một số người có bệnh hoặc khi ăn trứng vịt lộn không đúng cách có thể khiến món ăn này trở thành "thuốc độc".

Trứng vịt lộn là thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên, ăn nhiều lại không có lợi. Bởi vì, trong trứng có tới 600 mg cholesterol, nếu ngày nào cũng ăn thì sẽ dẫn tới hàm lượng cholesterol cao, dễ gây ra các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, tim mạch…”.