Bi kịch của những thiên tài nổi tiếng mắc chứng rối loạn tâm thần

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những nhà lãnh đạo và thiên tài sáng tạo thường bị mắc các chứng bệnh về rối loạn tâm thần cao hơn so với dân chúng bình thường nói chung.

Mặc dù không thể chẩn đoán một cách chính xác về tâm lý của một nhân vật lịch sử, nhưng điều này cũng không ngăn các nhà nghiên cứu đã đưa ra những dự đoán một cách khá khoa học về đời sồng tinh thần của họ. Dưới đây là một số suy đoán về sức khoẻ tinh thần của 9 nhà thiên tài trong lịch sử.
1. Abraham Lincoln – Trầm cảm
 
Người “Giải phóng vĩ đại” đã lãnh đạo nước Mỹ vượt qua được những khó khăn trong một thời gian dài với rất nhiều thử thách, mặc dù ông bị trầm cảm trầm trọng trong suốt cuộc đời. Theo một người viết tiểu sử của Lincoln, các lá thư do những người bạn của tổng thống đã chia sẻ ông là "người trầm cảm nhất mà họ từng gặp". Ít nhất một lần, ông ta đã phải cố gắng vượt qua thời gian "u sầu" khiến cho cựu tổng thống từng sụp đổ. Cả cha, mẹ và nhiều thành viên trong gia đình của Lincoln đều nhận ra những biểu hiện của triệu chứng trầm cảm nặng, khiến cho ông luôn cảm thấy căng thẳng. Lincoln thậm chí còn bị giả định là tác giả của một bài thơ được xuất bản vào năm 1838, bài “Tự sát của sự tự sát”.
2. Edvard Munch – Rối loạn lo âu
 
Edvard Munch từng ghi lại tập trong nhật ký của mình: "Một buổi tối tôi đang đi dọc theo con đường, thành phố đã ở một bên và dòng kênh Fjord ở một bên. Tôi cảm thấy rất mệt mỏi và đau khổ. Tôi dừng lại và nhìn ra phía trên Fjord-mặt trời chói lóe, và những đám mây đỏ như màu máu. Tôi cảm thấy một tiếng la hét đi xuyên qua thiên nhiên chọc thẳng vào tâm hồn tôi".
Sự ám ảnh này đã ảnh hưởng đến nghệ sĩ sâu sắc đến nỗi ông đã quay trở lại thời điểm này nhiều lần, cuối cùng đã sáng tạo ra bức tranh nổi tiếng thế giới “tiếng thét”, cũng như viết một bài thơ có nguồn gốc từ những dòng nhật ký này.
Mặc dù không biết liệu Munch bị hoảng loạn có nặng không nhưng bệnh tâm thần còn xuất hiện trong gia đình ông với người em gái bị mắc bệnh lưỡng cực.
3. Michelangelo - Tự kỷ
 
Làm thế nào một người có thể sơn, vẽ cả một cái trần nhà lớn của Nhà thờ Sistine thành một tác phẩm kinh điển? Chỉ có thể là Michelangelo và ông luôn làm một mình trong im lặng. Theo 1 bài báo đăng trên tạp chí Journal of Medical Biography năm 2004, thói quen có chủ ý của Michelangelo có thể là do rối loạn.
Theo những mô tả của người đương thời, họa sĩ này luôn trong tình trạng "đang bận tâm với thực tế của riêng mình". Hầu hết các thành viên nam trong gia đình ông đều mắc những triệu chứng tương tự. Michelangelo cũng dường như luôn gặp khó khăn khi hình thành mối quan hệ giao tiếp với mọi người, ông có ít bạn bè và thậm chí không tham dự tang lễ của anh trai.
Tất cả những điều này, kết hợp với thiên tài về toán học và nghệ thuật của ông, đã khiến các nhà nghiên cứu tin rằng Michelangelo có triệu trứng tự kỷ.
4. Charles Dickens - Trầm cảm
 
Vào đầu những năm 30, Dickens là tác giả nổi tiếng nhất trên thế giới. Ông giàu có và dường như có tất cả. Nhưng ít ai biết sau thời thiếu niên vất vả đến khó tin, khi bản thân phải làm việc trong một xí nghiệp thủ công và phải sống tự lập khi cha bị bỏ tù, Dickens đã bắt đầu rơi vào trầm cảm khi bắt đầu mỗi cuốn tiểu thuyết mới.
Những người bạn của Dickens đều viết rằng ông sẽ bị xuống tinh thần mỗi khi chuẩn bị cho một dự án mới, nhưng tâm trạng của ông sẽ dần dần được nâng lên cho đến khi ông hoàn thành dự án này.
Bệnh trầm cảm của Dickens trở nên xấu đi theo tuổi tác, và cuối cùng ông đã ly thân với vợ - mẹ của 10 đứa con – để sống cùng với một nữ diễn viên 18 tuổi.
5. Winston Churchill - Rối loạn lưỡng cực
 
Giống như Lincoln, Churchill là một nhà lãnh đạo vĩ đại không chỉ giải quyết những xung đột quốc tế mà cả những cuộc đấu tranh tinh thần của chính bản thân họ trong cùng lúc.
Ở tuổi 30, ông phàn nàn với bạn bè mình rằng luôn bị "con chó đen trầm cảm" tấn công. Churchill luôn có cảm giác muốn tự tử, ông từng chia sẻ với bác sĩ riêng của mình rằng ông phải cực kỳ cẩn thận mỗi khi ông đứng ở nhà ga xe lửa: "Tôi không thích đứng gần mép bục khi một đoàn tàu tốc hành đi qua. Tôi luôn phải đấu tranh để đứng thẳng lại hoặc lao vào đoàn tàu. Tôi cũng không thích đứng bên cạnh một con thuyền và nhìn xuống mặt nước bởi có thể hành động tiếp theo của tôi là lao đầu xuống nước để kết thúc mọi thứ. Thật sự là tuyệt vọng".
6. Vaslav Nijinsky - Tâm thần phân liệt
 
Mặc dù cho đến nay tên tuổi ông đã dần bị chìm đi nhưng vào đầu những năm 1900, Nijinsky là một cái tên được nhiều người biết đến.
Được coi là vũ công nam vĩ đại nhất trong thời đại của ông, Nijinsky nổi tiếng với những màn trình diễn cường độ cao, với những bước nhảy vọt, và khả năng nhảy trên ngón chân (en pointe), một điều không bình thường giữa các vũ công nam vào thời đó. Khi ông tham gia vũ đạo ballet, điệu nhảy hiện đại của ông đã dẫn đến một cuộc bạo loạn.
Vào thời Nijinsky đã 26 tuổi, những triệu chứng trong căn bệnh này đã ảnh hưởng đến công việc của ông. Nijinsky đã dành phần còn lại của cuộc đời mình xuất hiện nhiều lần trong bệnh viện tâm thần.
7. Kurt Gödel - Những ảo tưởng về công việc
 
Gödel là một nhà logic học và nhà toán học xuất sắc, cũng như một người bạn hiện đại và vĩ đại của Albert Einstein. Sự thông minh của Einstein có thể khiến ông có vẻ hơi kỳ cục đối với một người bình thường, nhưng dường như đây không hẳn là dấu hiệu của bệnh tâm thần.
Gödel thì lại khác, ông luôn nghĩ có ai đó chuẩn bị đầu độc ông và gần như chắc chắn về ảo tưởng này. Đặc biệt là sau này trong suốt phần đời còn lại, Gödel chỉ ăn thức ăn do vợ nấu, và thường bắt bà ta nếm thử nó trước khi ăn để đảm bảo sự an toàn. Khi vợ ông nhập viện 6 tháng, Gödel dừng ăn và bị chết đói.
8. Leo Tolstoy - Trầm cảm
 
Tolstoy đã không bị những dấu hiệu trầm cảm rõ ràng cho đến tuổi trung niên, nhưng khi ông bị nó tấn công thì rất nặng nề. Ông đã trải qua những thay đổi nhân cách nghiêm trọng, đặt câu hỏi cho hầu hết mọi thứ trong cuộc đời.
Đôi khi ông tranh luận về việc cho đi tất cả tài sản của mình, trở thành độc thân, và lung lay bản chất của niềm tin tôn giáo của mình. Tolstoy là một ví dụ hoàn hảo cho việc một người dường như có tất cả mọi thứ nhưng cũng mất đi tất cả bởi căn bệnh này.
Ông đã viết trong một bức thư, "khả năng tự giết mình đã được trao cho con người, và do đó bạn có thể tự sát." Sau đó Tolstoy đã đi lang thang không nghỉ và không mục đích, cuối cùng ông muốn tới một tu viện nơi em gái của mình đang là Mẹ bề trên nhưng đã phải dừng lại tại ga đầu mối Astapovo. Tại đây ông phải vào nghỉ trong ngôi nhà của người trưởng ga và chết ngày 20 /11/ 1910. Ông được chôn cất đơn giản trong một nghĩa địa của nông dân cách Yasnaya Polyana 500 mét.
9. Isaac Newton - Rối loạn lưỡng cực
 
Một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại cũng là thiên tài khó nhất để chẩn đoán, nhưng các sử gia đồng ý rằng ông đã phải chịu đựng rất nhiều áp lực.
Newton từng gặp những thăng trầm lớn trong tâm trạng của mình, cho thấy bệnh rối loạn lưỡng cực, kết hợp với xu hướng tâm thần. Không có khả năng giao tiếp và kết nối với mọi người có thể đặt ông vào phổ tự kỷ.
Ông cũng có khuynh hướng viết những lá thư đầy những ảo tưởng điên rồ, mà một số nhà y học cảm thấy đây là chứng tâm thần phân liệt ở dạng nặng. Nhưng cho dù ông bị mắc căn bệnh nghiêm trọng này cũng không ngăn được khả năng sáng tạo ra những thành tựu khoa học nổi bật.

7 thiên tài "điên khùng" nhất trong lịch sử thế giới

Lịch sử ghi lại rất nhiều thiên tài do quá thông minh, có quá nhiều lý tưởng… những tư duy vượt quá sự hiểu biết của thời đại khiến cho họ đôi khi bị coi là điên khùng.

1. Pythagoras, nhà toán học Hy Lạp (575 -500 TC)

Cuộc sống lập dị của thiên tài yêu màu hồng

Tên tuổi của nhà khoa học thiên tài này được nhắc đến không chỉ vì những phát minh vĩ đại cho lịch sử nhân loại mà còn bởi những nét tính cách quái dị chẳng giống ai.

Vươn lên từ nghịch cảnh

Tin mới