Bị kiết lỵ lại chẩn đoán nhiễm giun tóc?

(Kiến Thức) -  Nguyên nhân gây bệnh giun tóc là do giun tóc Trichuris trichiura gây nên. Đây là bệnh giun truyền qua đất. 

Hỏi: Người nhà tôi bị đau bụng, đại tiện nhiều lần, phân ít và đôi khi có lẫn máu. Khi mới vào viện thì được chẩn đoán là bệnh kiết lỵ nhưng sau đó xét nghiệm kết luận giun tóc. Xin hỏi, nguyên nhân gây bệnh giun tóc và tác hại của bệnh này. Chẩn đoán như vậy có đúng không? - Trần Minh Thao (Mỹ Đức, Hà Nội).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
GS.TS Nguyễn Văn Đề, trường Đại học Y Hà Nội: Nguyên nhân gây bệnh giun tóc là do giun tóc Trichuris trichiura gây nên. Đây là bệnh giun truyền qua đất. Người ăn phải trứng có giun tóc (tay bẩn hoặc thức ăn) vào cơ thể, ấu trùng sẽ thoát vỏ trong ruột non và phát triển thành ấu trùng trưởng thành và ký sinh ở manh tràng và ruột kết. 
Giun tóc cái bắt đầu đẻ trứng 60 – 70 ngày sau khi nhiễm. Trứng chưa có phôi theo phân ra ngoài. Ở đất trứng phát triển thành trứng giai đoạn 2 tế bào: Trứng giai đoạn phôi dâu và trứng trưởng thành có ấu trùng bên trong, trở thành trứng giai đoạn nhiễm. 
Khi bị nhiễm nhiều giun tóc sẽ bị tổn thương niêm mạc ruột. Hậu quả gây hội chứng giống bệnh lỵ như đau bụng, tiêu nhiều lần, phân ít, có thể lẫn ít máu. Nhiễm giun tóc nhẹ chỉ gây đau bụng, buồn nôn, khó tiêu, nhức đầu, chán ăn. Nhiễm giun tóc nặng, kéo dài có thể gây sa trực tràng và nhiễm trùng thứ phát. Đặc biệt, giun tóc gây thiếu máu nhược sắc.

Nhiễm giun làm ảnh hưởng đến sự tăng cân

(Kiến Thức) - Bệnh nhiễm giun sán đường ruột gây ảnh hưởng quan trọng lên trẻ em và lứa tuổi thiếu niên do bị giảm nguồn dinh dưỡng có thể gây chậm lớn, chậm phát triển về thể chất, tinh thần. 

Hỏi: Cháu 23 tuổi, chiều cao thì có dư mà cân nặng thì lại thiếu (cao 1,75m, nặng 44 kg). Cháu đi khám dinh dưỡng thì bác sĩ nói rằng có thể do cháu bị nhiễm giun nên bị ảnh hưởng đến sự tăng cân. Xin bác sĩ tư vấn giúp cháu là làm thế nào để biết mình bị nhiễm giun và  phòng ngừa thế nào? - Trương Văn Tuấn (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

5 loại rau sống mùa hè rất dễ nhiễm giun sán, hóa chất

(Kiến Thức) - Vốn được cho là an toàn nhất nhưng các loại rau sống mùa hè như giá đỗ, dưa chuột... lại có nguy cơ nhiễm hóa chất và giun sán cao.

Cac loai rau song mua he rat hay co giun san, hoa chat
  Ngó sen. Đây là một trong các loại rau sống có nguy cơ nhiễm sán cực cao. Bởi ngó sen là bộ phận dưới gốc cây sen, là một thức ăn tốt, nhưng phải ăn chín, tuyệt đối không được ăn sống. Do phát triển trong bùn dưới đáy nước các hồ ao, đầm, nên ngó sen dễ bị nhiễm nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Ngoài những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá, ngó sen còn là nơi trú ẩn của ấu trùng sán lá ruột, một loại sán lá ký sinh trong ruột người và một số gia súc, nhất là loài lợn.
Cac loai rau song mua he rat hay co giun san, hoa chat-Hinh-2
Giá đỗ: Giá đỗ là loại rau có tính mát, chứa nhiều chất dinh dưỡng và dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn ngon với hương vị hấp dẫn. Tuy nhiên thay vì ngâm - ủ giá đỗ theo cách truyền thống, loại rau này lại được người sản xuất sử dụng một số thuốc kích thích hay urê để năng suất hơn. Vì thế giá đỗ là loại rau nhiễm hóa chất cực độc hại.  

Tin mới