“Bí kíp” trồng lan trên đất cát ra hoa đúng vụ kiếm bộn tiền

Với hệ thống nhà màng công nghệ cao, có thể kích "hoa lan nở trên đất cát" bằng việc điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm chứ không dùng chất kích thích.

Gần đến Tết Nguyên đán, vườn lan hồ điệp của gia đình anh Phạm Văn Huy (thôn Thanh Lan, xã Thạch Khê, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) với hơn 6 vạn cây đã đơm nụ, trổ bông và 85% khách hàng đã "chốt đơn".
Xã Thạch Khê (thuộc huyện Thạch Hà trước đây) là vùng đất ven biển khô cằn, khí hậu khắc nghiệt. Với niềm đam mê nông nghiệp, sau một thời gian dài nghiên cứu, tìm tòi, năm 2022, anh Huy mạnh dạn đầu tư hơn chục tỷ đồng làm khuôn viên nhà lưới trồng lan hồ điệp, quyết tâm làm giàu.
“Bi kip” trong lan tren dat cat ra hoa dung vu kiem bon tien
 Công nhân đang đóng hoa vào thùng để gửi đi cho khách hàng. Ảnh: T.L
"Sau thời gian tìm tòi, nghiên cứu kỹ thuật trồng lan hồ điệp, tôi nghĩ bản thân sẽ cố gắng thành công với mô hình "hoa nở trên đất cát". Tôi mạnh dạn vay mượn, đầu tư hơn 10 tỷ đồng để xây dựng nhà lưới, hệ thống cảm biến điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ... bắt đầu khởi nghiệp bằng nghề trồng lan trên mảnh đất xã Thạch Khê", anh Huy nói.
“Bi kip” trong lan tren dat cat ra hoa dung vu kiem bon tien-Hinh-2
 Các bạn trẻ tìm đến vườn lan của gia đình anh Huy để "check in". Ảnh: T.L
Đầu năm 2023, hàng vạn cây giống lan hồ điệp được đưa về trồng trong nhà lưới. Thời gian đầu trồng lan hồ điệp, anh Huy gặp rất nhiều khó khăn do chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc cây giống.
"Chọn cây giống cũng vô cùng quan trọng. Sau thời gian thử nghiệm, chúng tôi loại bỏ những giống hoa không phù hợp. Vùng đất Thạch Khê khí hậu khá khắc nghiệt, nên việc trồng và chăm sóc lan trong điều kiện mưa nắng thất thường vô cùng khó khăn.
Sự thay đổi về nhiệt độ và ánh sáng không phù hợp cũng khiến những lứa lan đầu tiên không đạt như yêu cầu đã đặt ra. Sau đó, chúng tôi phải xây dựng nhà lưới có màng che 5 lớp và hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ và ánh sáng", anh Huy nói.
“Bi kip” trong lan tren dat cat ra hoa dung vu kiem bon tien-Hinh-3

Những chậu lan hồ điệp của anh Huy đã được nhiều người đặt hàng và lựa chọn về chưng Tết. Hiện khách sỉ chốt đơn khoảng 85% số hàng, còn 15% nữa dành để bán lẻ dịp cận Tết. 

“Bi kip” trong lan tren dat cat ra hoa dung vu kiem bon tien-Hinh-4
 Kỹ thuật viên chăm sóc vườn lan. Ảnh: T.L
Những ngày này, anh Huy cùng hàng chục công nhân tất bật chăm sóc lan hồ điệp, chọn lựa hoa theo yêu cầu và đóng thùng gửi đi cho khách hàng các tỉnh, thành như Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Đà Nẵng…
Anh Huy cho hay, năm nay, vườn lan hồ điệp hứa hẹn mang về cho gia đình anh doanh thu 8 tỷ đồng, sau khi trừ hết chi phí, lãi được khoảng 1,6 tỷ đồng.
"Trong vườn hiện tại có 25 màu hoa khác nhau. Năm nay, tôi rút kinh nghiệm được từ vụ mùa năm ngoái nên kỹ thuật chăm sóc hoa tốt hơn, chất lượng bông hoa cũng ổn hơn. Hiện tại, có 7 thợ cắm hoa đến từ nhiều tỉnh, thành đang tất bật làm việc. Chúng tôi đã nhận đơn và cắm khá nhiều bình lan cho khách, với nhiều kiểu khác nhau, như cắm tiểu cảnh, cắm chậu...", anh Huy chia sẻ.
“Bi kip” trong lan tren dat cat ra hoa dung vu kiem bon tien-Hinh-5
 Mô hình trồng lan của anh Huy đã giải quyết việc làm cho 20 lao động tại địa phương. Ảnh: T.L
Chủ nhân của vườn lan tiền tỷ cho hay, hoa lan hồ điệp bật ngồng khi thời tiết lạnh và chênh lệch nhiệt độ ngày/đêm cao chứ không phải do chất kích thích. Do đó, với hệ thống nhà màng công nghệ cao, người sản xuất có thể thực hiện kích hoa tương đối đơn giản bằng việc điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm. Quan trọng nhất là xác định thời điểm kích ngồng để hoa nở vào dịp Tết.
“Bi kip” trong lan tren dat cat ra hoa dung vu kiem bon tien-Hinh-6
 Hoa lan hồ điệp được phân ra nhiều loại, 10 bông trở lên là A; 8-9 bông là loại B và 7 bông trở xuống là loại C. Ảnh: T.L
Lãnh đạo UBND xã Thạch Khê cho biết, mô hình trồng lan hồ điệp của anh Phạm Văn Huy là mô hình thuộc diện lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh từ trước tới nay.
"Đây là hướng phát triển kinh tế hiệu quả, mang lại thu nhập cao cho người dân. Hi vọng rằng từ vườn lan hồ điệp này, trong tương lai, trên địa bàn sẽ nhân rộng thêm nhiều nhà vườn khác, góp phần phát triển kinh tế ở địa phương và giải quyết việc làm cho bà con", lãnh đạo UBND xã Thạch Khê nói.

Trồng lan rừng bằng khí canh, trụ đứng: Ý tưởng làm giàu độc đáo

Bằng cách cải tiến quy trình trồng lan rừng truyền thống, chị Nguyễn Thị Ngọc Duyên (Phước Lại, Cần Giuộc, Long An) đã chuyển sang trồng bằng phương pháp khí canh trụ đứng trong hệ thống ống nhựa và đang gặt hái những thành công nhất định.

Sáng tạo không ngừng

Hoa Tết bị nước lũ nhấn chìm, người dân xứ Huế lo trắng tay

Nông dân các vùng trồng hoa Tết nổi tiếng của xứ Huế đang hết sức lo lắng trước nguy cơ trắng tay khi phần lớn hoa trồng để bán dịp Tết bị ngâm nhiều ngày trong nước lũ.

Cứ đến dịp tháng 10 Âm lịch hàng năm, hàng trăm hộ dân trồng hoa bán Tết ở Thừa Thiên - Huế lại tất bật vào vụ. Trong đó, không thể không kể đến hoa cúc, mặt hàng không thể thiếu trong các phiên chợ Tết của địa phương.
Thế nhưng, cơn lũ lớn trung tuần tháng 10 làm người dân tại các vùng trồng hoa nổi tiếng của xứ Huế, như Phú Mậu, Thủy Vân,... chịu thiệt hại nặng nề. Phần lớn hoa trồng để bán vụ Tết bị nước lũ nhấn chìm. Nhiều người lo ngại trước nguy cơ mất trắng, vì hoa Tết sau nhiều ngày bị ngâm trong nước lũ đang có dấu hiệu thối rễ và úa lá, hết cách cứu chữa.
Để chuẩn bị cho vụ hoa Tết 2023, từ đầu tháng 6, gia đình ông Lê Đình Hải (tổ dân phố Dạ Lê, phường Thuỷ Vân, TP. Huế) bắt đầu xuống giống trồng hơn 1.000 chậu cúc.
Hoa Tet bi nuoc lu nhan chim, nguoi dan xu Hue lo trang tay
Hàng loạt chậu hoa của người dân Thừa Thiên - Huế bị ngập úng và có dấu hiệu úa, thối rễ.
Hoa Tet bi nuoc lu nhan chim, nguoi dan xu Hue lo trang tay-Hinh-2
Trận mưa lũ giữa tháng 10 làm các chậu hoa của ông Hải có nguy bị hư hỏng, thiệt hại hàng chục triệu đồng.
Theo ông Hải, người dân trồng hoa thường có quan niệm “làm một vụ ăn cả năm”. Phần lớn thu nhập của gia đình đều trông chờ vào nghề trồng hoa. Để phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán 2023, gia đình ông đã đầu tư hơn 100 triệu đồng. Thế nhưng, mưa lũ ập đến, kéo dài nhiều ngày làm hư hại hàng loạt chậu hoa của gia đình.
Còn chưa đầy 3 tháng nữa là đến Tết, số lượng hoa dự kiến đưa ra thị trường dịp này coi như mất trắng.
Nhìn những chậu hoa cúc vừa lên xanh tốt nay bạc lá, thối rễ, ông Hải buồn bã chia sẻ, nước lũ lên cao bất thường chỉ trong một đêm, khoảng 1.000 chậu cúc Tết của gia đình ông bị nhấn chìm, phần lớn tài sản trôi theo dòng lũ.
Cùng chung cảnh ngộ, gia đình ông Nguyễn Đình Phúc (tổ dân phố Dạ Lê, phường Thủy Vân) cũng lo Tết này không có thu nhập vì hàng trăm chậu hoa cúc bị hư hại nghiêm trọng.
Để chuẩn bị vụ hoa Tết, ông đã đầu tư khoảng 50 triệu đồng trồng gần 900 chậu hoa cúc.
“Lũ lên nhanh, cả vườn cúc chìm trong biển nước. Gia đình tôi phải chạy lên chỗ cao, bất lực đứng nhìn".
Hoa Tet bi nuoc lu nhan chim, nguoi dan xu Hue lo trang tay-Hinh-3
Tranh thủ thời tiết khô ráo, ông Phúc cố gắng rửa sạch bùn đất, kích thích rễ cứu hoa ngập úng.
"Số chậu cúc bị hư hại nặng không có cách nào cứu chữa, bây giờ cứu vớt được chừng nào hay chừng đó”, ông Phúc ngậm ngùi.
Theo ông Nguyễn Thành Trung - Chủ tịch UBND phường Thủy Vân, phường có 70 hộ dân trồng hoa cúc phục vụ thị trường Tết với khoảng 35.000 chậu.
Dù đã kê đậy, đưa hoa lên giàn để tránh lũ, nhưng mưa lũ khiến hơn 80% số hoa của người dân ở địa bàn phường bị ngập úng, hư hại.
“Địa phương đang tiến hành thống kê, rà soát các hộ dân trồng hoa Tết bị thiệt hại để có chính sách hỗ trợ ban đầu và tiếp tục đề xuất lên cấp trên có giải pháp hỗ trợ cho người dân”, ông Trung cho biết.
Theo thống kê ban đầu, đợt mưa lũ vừa qua cũng khiến hơn 82ha rau màu các loại của nông dân ở TP. Huế bị thiệt hại. Riêng cúc trồng chậu vụ Tết có 40.300 chậu bị ngập hư hại trên 50%; thiệt hại khoảng 5 tỷ đồng.
Ngoài các làng trồng hoa Tết ở TP. Huế, nhiều vườn hoa Tết của người dân các xã vùng thấp trũng thuộc huyện, thị xã Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy,... cũng có nguy cơ mất trắng do mưa lũ gây ngập úng diện rộng, làm thiệt hại nhiều tỷ đồng.

Trồng lan đột biến, nghệ nhân ở Bến Tre bán giá 1-2 triệu/chậu

Hơn 15 năm, ông Nguyễn Văn Chiến (Hai Chiến), nghệ nhân sinh vật cảnh, 65 tuổi, Khu phố 1, phường Phú Khương, TP Bến Tre (tỉnh Bến Tre) đã gắn bó với việc trồng lan đột biến, tạo thu nhập cho gia đình.

Năm 2022, ông Hai Chiến là 1 trong 5 nghệ nhân thuộc Hội Sinh vật cảnh tỉnh Bến Tre được Hội Sinh vật cảnh Việt Nam trao tặng danh hiệu "Nghệ nhân sinh vật cảnh Việt Nam".

Trong lan dot bien, nghe nhan o Ben Tre ban gia 1-2 trieu/chau

Tin mới