Bị lưu đày, vua Hàm Nghi vẫn tạo nên kho báu hội họa “khủng“

Bị lưu đày, vua Hàm Nghi vẫn tạo nên kho báu hội họa “khủng“

Vua Hàm Nghi là một trong ba vị vua yêu nước ở thời kỳ Pháp thuộc nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Đặc biệt, ông có tài hội họa sĩ, điêu khắc và thành danh với nhiều tác phẩm ấn tượng. 

Xem toàn bộ ảnh
Là hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn,  vua Hàm Nghi (1871 - 1944) tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch. Ông được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi vua khi 13 tuổi.
Là hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, vua Hàm Nghi (1871 - 1944) tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch. Ông được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi vua khi 13 tuổi.
Dù tuổi đời còn nhỏ nhưng vua Hàm Nghi sớm thể hiện tinh thần yêu nước, kiên quyết không hợp tác vói thực dân Pháp. Chính vì vậy, ông được ca ngợi là một trong những vị vua yêu nước ở thời kỳ Pháp thuộc.
Dù tuổi đời còn nhỏ nhưng vua Hàm Nghi sớm thể hiện tinh thần yêu nước, kiên quyết không hợp tác vói thực dân Pháp. Chính vì vậy, ông được ca ngợi là một trong những vị vua yêu nước ở thời kỳ Pháp thuộc.
Không chỉ nổi tiếng lịch sử Việt Nam với tấm lòng yêu nước sắt son, vua Hàm Nghi gây chú ý với tài năng hội họa và điêu khắc. Cụ thể, vào cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị tội thần Trần Quang Ngọc bắt nộp cho Pháp.
Không chỉ nổi tiếng lịch sử Việt Nam với tấm lòng yêu nước sắt son, vua Hàm Nghi gây chú ý với tài năng hội họa và điêu khắc. Cụ thể, vào cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị tội thần Trần Quang Ngọc bắt nộp cho Pháp.
Do không thể mua chuộc được nhà vua đứng về phía mình nên thực dân Pháp đưa ông xuống tàu La Comète vào Sài Gòn, rồi đưa qua tàu Biên Hòa, lưu đày biệt xứ sang Algeria. Đến ngày 13/1/1889, vua Hàm Nghi rời thủ đô Alger của Algeria.
Do không thể mua chuộc được nhà vua đứng về phía mình nên thực dân Pháp đưa ông xuống tàu La Comète vào Sài Gòn, rồi đưa qua tàu Biên Hòa, lưu đày biệt xứ sang Algeria. Đến ngày 13/1/1889, vua Hàm Nghi rời thủ đô Alger của Algeria.
Trong thời gian bị lưu đày, vua Hàm Nghi học vẽ với thầy Maurius Reynaud và học tạc tượng với nhà điêu khắc lừng danh của Pháp Auguste Rodin. Trong năm 1889, vua Hàm Nghi từng đến Paris xem triển lãm của họa sĩ Pall Gauguin.
Trong thời gian bị lưu đày, vua Hàm Nghi học vẽ với thầy Maurius Reynaud và học tạc tượng với nhà điêu khắc lừng danh của Pháp Auguste Rodin. Trong năm 1889, vua Hàm Nghi từng đến Paris xem triển lãm của họa sĩ Pall Gauguin.
Ngoài ra, vua Hàm Nghi cũng găp gỡ với một số họa sĩ, nhà điều khắc để học hỏi, trao đổi những vấn đề liên quan đến lĩnh vực mà ông đang theo đuổi. Theo đó, vua Hàm Nghi từng bước dấn thân vào con đường nghệ thuật thông qua vẽ tranh, điêu khắc.
Ngoài ra, vua Hàm Nghi cũng găp gỡ với một số họa sĩ, nhà điều khắc để học hỏi, trao đổi những vấn đề liên quan đến lĩnh vực mà ông đang theo đuổi. Theo đó, vua Hàm Nghi từng bước dấn thân vào con đường nghệ thuật thông qua vẽ tranh, điêu khắc.
Vua Hàm Nghi vẽ tranh từ năm 1889 cho đến những năm cuối đời. Vào năm 1962, ngôi nhà của vua Hàm Nghi bị cháy sau một cuộc chiến ở Algeria. Trong vụ cháy này, nhiều tác phẩm của ông bị mất.
Vua Hàm Nghi vẽ tranh từ năm 1889 cho đến những năm cuối đời. Vào năm 1962, ngôi nhà của vua Hàm Nghi bị cháy sau một cuộc chiến ở Algeria. Trong vụ cháy này, nhiều tác phẩm của ông bị mất.
Do vậy, di sản hội họa của ông chỉ còn khoảng 100 bức tranh. Đa số những bức tranh được vua Hàm Nghi tặng cho gia đình, bạn bè.
Do vậy, di sản hội họa của ông chỉ còn khoảng 100 bức tranh. Đa số những bức tranh được vua Hàm Nghi tặng cho gia đình, bạn bè.
Vào năm 1926, vua Hàm Nghi lần đầu tổ chức cuộc triển lãm cá nhân với 38 bức tranh sơn dầu, 12 bức tranh pastels và 8 bức tượng.
Vào năm 1926, vua Hàm Nghi lần đầu tổ chức cuộc triển lãm cá nhân với 38 bức tranh sơn dầu, 12 bức tranh pastels và 8 bức tượng.
Trong số này, nổi tiếng là bức tranh sơn dầu Chiều tà (trong ảnh). Vào năm 2010, bức Chiều tà được đấu giá tại Paris với giá 8.800 Euro.
Trong số này, nổi tiếng là bức tranh sơn dầu Chiều tà (trong ảnh). Vào năm 2010, bức Chiều tà được đấu giá tại Paris với giá 8.800 Euro.
Các chuyên gia nghệ thuật nhận định phần lớn tranh của vua Hàm Nghi chịu ảnh hưởng của các họa sĩ trường phái ấn tượng, hậu ấn tượng của Pháp. Ông được xem là họa sĩ hiện đại đầu tiên của nền hội họa Việt Nam.
Các chuyên gia nghệ thuật nhận định phần lớn tranh của vua Hàm Nghi chịu ảnh hưởng của các họa sĩ trường phái ấn tượng, hậu ấn tượng của Pháp. Ông được xem là họa sĩ hiện đại đầu tiên của nền hội họa Việt Nam.
Ông vẽ nhiều tranh phong cảnh Pháp, Algeria. Thỉnh thoảng trong tranh của vua Hàm Nghi mới xuất hiện hình bóng con người. Nhiều người có thể cảm nhận tranh của ông thể hiện một tâm hồn cô đơn, buồn bã.
Ông vẽ nhiều tranh phong cảnh Pháp, Algeria. Thỉnh thoảng trong tranh của vua Hàm Nghi mới xuất hiện hình bóng con người. Nhiều người có thể cảm nhận tranh của ông thể hiện một tâm hồn cô đơn, buồn bã.
Mời độc giả xem video: Họa sĩ Việt vẽ tranh cổ động phòng, chống dịch Covid-19. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT