Bí mật đằng sau cặp càng siêu khỏe của kiến

Cấu trúc phân tử cặp càng kiến có thể giúp con người thiết kế nên công cụ tốt hơn trong tương lai.

Bí mật đằng sau cặp càng siêu khỏe của kiến

Thiết bị điện tử tiêu dùng ngày càng thu nhỏ đòi hỏi phải có công cụ nhỏ nhưng vẫn đủ mạnh mẽ để gia công lắp ráp. Một nhóm nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương thuộc Bộ Năng lượng Mỹ (PNNL) mong muốn học hỏi thiết kế từ thiên nhiên bằng cách xem xét một “công cụ” cực nhỏ siêu khỏe: cặp càng kiến.

Tuy mỏng hơn tóc người, cặp càng kiến lại đủ sức cắn xuyên chiếc lá cứng cáp nhất mà chẳng hề hấn gì. Tất cả đều nhờ sự phân bố đồng đều của nguyên tử kẽm trong cấu trúc cho phép lan truyền đều lực lúc tác động lên một vật nào đó – một phát hiện có khả năng sẽ được ứng dụng vào công cụ nhân tạo.

Bi mat dang sau cap cang sieu khoe cua kien

Nhà khoa học PNNL Arun Devaraj cho biết: “Về cơ bản thì phân bố đồng đều chính là bí mật đằng sau. Cặp càng kiến thậm chí cắn xuyên được da người mà không bị gãy. Đây là điều khó thậm chí với răng người”.

Để tìm hiểu đến tận cùng bí mật, nhóm nghiên cứu tách một mảnh nhỏ từ cặp càng rồi dùng kỹ thuật chụp cắt lớp thăm dò nguyên tử giúp xác định cách kẽm phân bố bên trong. Nhờ kỹ thuật này họ phát hiện nguyên tử kẽm phân bố đồng đều chứ không phải tập trung thành từng khối.

Với sắp xếp kẽm như trên, mỗi khi kiến cắn thứ gì đó thì lực lan truyền hoàn hảo đến mỗi càng. Vì vậy mà cặp càng kiến chỉ cần khoảng 10 - 20% kẽm. Nếu cặp càng tương tự răng người, kiến chỉ cần dùng 60% lực hoặc ít hơn khi cắn thứ gì đó.

Ứng dụng cách phân bố đồng đều nguyên tử kẽm (hoặc nguyên tố khác) vào chế tạo công cụ có thể mang lại lợi ích kép: công cụ sẽ rẻ hơn do chỉ cần lượng nhỏ thành phần chế tạo đắt tiền, nhưng lại đủ hiệu quả vì chỉ cần dùng ít lực.

Đặt mục tiêu tiếp tục tìm cách cải tiến thiết bị nhân tạo, ông Devaraj cùng cộng sự tại PNNL xem xét thêm nhiều loài động vật tí hơn nữa: “Chúng tôi đã bắt đầu nghiên cứu móc độc ở đuôi bò cạp và nanh nhện, cũng như nhiều “công cụ” thu nhỏ khác của côn trùng”.

Thế giới thần tiên đẹp tuyệt mỹ của loài kiến

(Kiến Thức) - Nhiếp ảnh gia người Nga Andrey Pavlov khiến người xem phải ngỡ ngàng với loạt ảnh thế giới thần tiên tuyệt mỹ trong vương quốc loài kiến.

Thế giới thần tiên đẹp tuyệt mỹ của loài kiến
The gioi than tien dep tuyet my cua loai kien
Những hình ảnh trong loạt ảnh mà nhiếp ảnh gia người Nga Andrey Pavlov gọi là "Câu chuyện của bầy kiến" thực sự đã khiến nhiều người liên tưởng đến bộ phim hoạt hình nói về vương quốc loài kiến với đủ mọi khung cảnh đẹp mỹ miều.  (Nguồn Dailymail)
The gioi than tien dep tuyet my cua loai kien-Hinh-2
 Thông thường để chụp được một bức ảnh như thế này,  Andrey Pavlov phải mất đến hàng giờ để bày trí khung cảnh. (Nguồn Dailymail)
The gioi than tien dep tuyet my cua loai kien-Hinh-3
Trước đó, ông đã phải chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu cho bối cảnh chụp ảnh và phác thảo sẵn kế hoạch trong đầu. (Nguồn Dailymail)

The gioi than tien dep tuyet my cua loai kien-Hinh-4
 Nhiếp ảnh gia cố gắng dàn dựng những cảnh sinh hoạt của bầy kiến trong cuộc sống hàng ngày của chúng, nơi mà con người không thể làm phiền, nơi thuộc về riêng loài kiến. (Nguồn Dailymail)
The gioi than tien dep tuyet my cua loai kien-Hinh-5
Thường những đạo cụ, phụ kiện chụp ảnh của nhiếp ảnh gia  Andrey Pavlov là rong rêu, những cành cây nhỏ, hoa quả, vỏ hạt... được chế tác và sắp đặt tỉ mỉ. (Nguồn Dailymail)
The gioi than tien dep tuyet my cua loai kien-Hinh-6
 Không chỉ dừng lại ở việc tạo bối cảnh, chú ý đến góc chụp, ánh sáng, hiệu ứng, Andrey Pavlov còn nghiên cứu rất kỹ về hành vi loài kiến. Ông thấy rằng tất cả đều theo một con đường rất cụ thể khi chúng đang làm việc. (Nguồn Dailymail)
The gioi than tien dep tuyet my cua loai kien-Hinh-7
 Vì vậy, ông đặt đạo cụ của mình trên con đường của chúng, kiên nhẫn chờ đợi để chụp được những hình ảnh đắt giá khi những con kiến nhỏ tương tác với "sân khấu" do ông sắp đặt. (Nguồn Dailymail)
The gioi than tien dep tuyet my cua loai kien-Hinh-8
Những bức ảnh được chụp ở cự ly cực cần nhằm phóng đại cảnh vật, khiến người xem như lạc vào thế giới thần tiên của loài kiến.  (Nguồn Dailymail)
The gioi than tien dep tuyet my cua loai kien-Hinh-9
Một thế giới yên bình, tràn ngập những màu sắc rực rỡ và các công dân lao động chăm chỉ không ngừng nghỉ. (Nguồn Dailymail)
The gioi than tien dep tuyet my cua loai kien-Hinh-10
 Giải thích về ý tưởng lấy đàn kiến làm chủ đề, nhiếp ảnh gia Andrey Pavlov cho biết, trong suốt bảy năm cầm máy ảnh, làm một nhiếp ảnh gia ông không hề có ý tưởng này. Chỉ khi ông có con và bắt đầu dành thời gian đọc cho con mình nghe những câu chuyện cổ tích, ông đã nhận ra một điều thú vị, nảy ra ý tưởng nhìn nhận cuộc sống dưới con mắt của một đứa trẻ. (Nguồn Dailymail)
The gioi than tien dep tuyet my cua loai kien-Hinh-11
Andrey Pavlov cho biết anh từng làm việc trong một nhà hát, chính vì thế ông thành thạo trong việc sắp xếp bố cục và chế tác đạo cụ. (Nguồn Dailymail)
The gioi than tien dep tuyet my cua loai kien-Hinh-12
Andrey Pavlov chọn loài kiến để thể hiện ý tưởng vì ông tôn trọng loài động vật này và cách sống của chúng. Chúng quan tâm, chăm sóc con cái và người già một cách chu đáo. (Nguồn Amusing Planet)
The gioi than tien dep tuyet my cua loai kien-Hinh-13
 Thông qua những hình ảnh của mình, nhiếp ảnh gia Andrey Pavlov hy vọng sẽ tạo thành một cầu nối giữa hiện thực và thế giới của câu chuyện cổ tích, khơi gợi trí tưởng tượng, sự sáng tạo của mọi người. (Nguồn Amusing Planet)
The gioi than tien dep tuyet my cua loai kien-Hinh-14
 Những người mẫu động vật kiến này cũng chỉ cách gia đình của nhiếp ảnh gia ở Moscow, Nga vài mét. (Nguồn Amusing Planet)
The gioi than tien dep tuyet my cua loai kien-Hinh-15
 Đàn kiến thợ như đang tập trung nghe theo lệnh của kiến chỉ huy. (Nguồn Amusing Planet)
The gioi than tien dep tuyet my cua loai kien-Hinh-16
 Đàn kiến tiến hành tra khảo và chuẩn bị làm thịt con mồi dại dột. (Nguồn Amusing Planet)
The gioi than tien dep tuyet my cua loai kien-Hinh-17
 Một con chuồn chuồn sa cơ bị đàn kiến xâu xé. (Nguồn Amusing Planet)
The gioi than tien dep tuyet my cua loai kien-Hinh-18
 Sân bóng đá trên mặt lá trong thế giới loài kiến. (Nguồn Amusing Planet)
The gioi than tien dep tuyet my cua loai kien-Hinh-19
 Màn hành hình treo cổ rùng rợn trong thế giới loài kiến. (Nguồn Amusing Planet)

Sinh vật tự nổ tung cơ thể cứu đồng loại, đáng khâm phục

(Kiến Thức) - Loài kiến tự nổ tung cơ thể Colobopsis explodens có tính cộng đồng cực cao. Chúng sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ đồng loại... có những đức tính mà ngay cả con người cũng còn phải học hỏi.
 

Sinh vật tự nổ tung cơ thể cứu đồng loại, đáng khâm phục
Sinh vat tu no tung co the cuu dong loai, dang kham phuc
 Loài kiến tự nổ tung cơ thể này có tên khoa học là Colobopsis explodens. Chúng còn có tên gọi khác là kiến nhầy vàng. Ảnh slashgear.
Sinh vat tu no tung co the cuu dong loai, dang kham phuc-Hinh-2
 Kiến nổ Colobopsis explodens có màu nâu đỏ. Loài kiến này đã được biết đến cách đây hơn 100 năm nay nhưng rất hiếm gặp. Ảnh slashgear.
Sinh vat tu no tung co the cuu dong loai, dang kham phuc-Hinh-3
 Kiến nổ Colobopsis explodens xây tổ bằng cát. Chúng chỉ sống trên tầng cao tại một số cánh rừng mưa nguyên sinh trên đảo Borneo. Ảnh nationalgeographic.
Sinh vat tu no tung co the cuu dong loai, dang kham phuc-Hinh-4

Kiến nổ Colobopsis explodens không có bộ hàm lớn và không thể đốt. Vì vậy, khi bị đe dọa, chúng sẽ giơ mông cao để cảnh cáo. Ảnh nationalgeographic. 

Sinh vat tu no tung co the cuu dong loai, dang kham phuc-Hinh-5
Khi bị tấn công, kiến thợ nhỏ Colobopsis explodens sẽ uốn cong thân người cực mạnh để ép bụng vỡ tung, bắn chất độc vào kẻ thù. Ảnh nationalgeographic. 
Sinh vat tu no tung co the cuu dong loai, dang kham phuc-Hinh-6
 Khi nổ, những con kiến thợ này sẽ tiết ra chất độc dính màu vàng nhạt, có mùi khó chịu đặc trưng. Ảnh science.
Sinh vat tu no tung co the cuu dong loai, dang kham phuc-Hinh-7
Kiến nổ Colobopsis explodens còn biết kết thành cầu bằng chính cơ thể chúng để đưa những con kiến bị thương từ chiến trường trở về. Ảnh wordpress. 

Mời quý vị xem video: Khi động vật trở nên vui nhộn

Chân dung loài kiến nguy hiểm, mệnh danh “loài kiến đẫm máu“

(Kiến Thức) - Loài kiến lái xe được biết đến là loài kiến “đẫm máu”, dù không có mắt nhưng chúng vẫn có thể càn quét mọi thứ trên đường chúng đi, chúng có thể ăn thịt tập thể con mồi lớn chỉ trong vòng vài phút.
 

Chân dung loài kiến nguy hiểm, mệnh danh “loài kiến đẫm máu“
Chan dung loai kien nguy hiem, menh danh “loai kien dam mau“
 Kiến lái xe có tên khoa học là Dorylini. Chúng còn được biết đến với tên gọi khác là kiến safari. Loài kiến này không có mắt và chúng cảm nhận bằng từ trường của Trái đất. Ảnh quantrimang.
Chan dung loai kien nguy hiem, menh danh “loai kien dam mau“-Hinh-2
 Kiến lái xe được biết đến là loài kiến đẫm máu nhất thế giới. Loài kiến này có thể càn quét bất kỳ con mồi nào trên đường chúng đi. Ảnh wikimedia.
Chan dung loai kien nguy hiem, menh danh “loai kien dam mau“-Hinh-3
 Kiến lái xe được các nhà khoa học đánh giá là cực kỳ nguy hiểm vì chúng có thể ăn thịt tập thể con mồi lớn chỉ trong vòng vài phút. Ảnh imgur.
Chan dung loai kien nguy hiem, menh danh “loai kien dam mau“-Hinh-4

Kiến lái xe từng được biết với vụ giết người và ăn hết thịt chỉ trong 24 giờ. Ảnh ytimg. 

Chan dung loai kien nguy hiem, menh danh “loai kien dam mau“-Hinh-5

Kiến lái xe rất thông minh. Chúng biết lập kế hoạch trước khi tấn công những tổ mối - thức ăn yêu thích của chúng. Ảnh alexanderwild. 

Chan dung loai kien nguy hiem, menh danh “loai kien dam mau“-Hinh-6

Kiến lái xe có cơ hàm khỏe nhất trong các loài kiến và sở hữu vết cắn kinh hoàng, khiến nạn nhân chịu những vết thương vô cùng đau đớn. Ảnh pinimg. 

Chan dung loai kien nguy hiem, menh danh “loai kien dam mau“-Hinh-7
 Mỗi đàn kiến lái xe có số lượng lên tới hơn 20 triệu cá thể. Ảnh pinimg.

Mời quý vị xem video: Kinh hoàng động vật tấn công người

Tin mới