“Bí mật” dưới gầm xe đưa khách về quê ăn Tết

(Kiến Thức) - Chiếc xe khách loại 45 chỗ ngồi chạy tuyến TP.HCM - Thanh Hóa tăng tốc trên QL1A. Đã hơn 0h rồi nhưng những ngày cận tết trên đường vẫn còn khá nhiều xe. Đến gần cầu vượt Thủ Đức, xe chậm lại. Từ xa, lực lượng CSGT đang ra hiệu cho xe dừng lại ...

Câu chuyện chúng tôi sắp kể ra đây xảy ra gần 15 năm trước, vào đêm 27 tết của năm 2004. Hôm ấy, gia đình chúng tôi đang quây quần gói bánh thì tôi nhận được điện của tòa soạn gọi yêu cầu có mặt tại ngã 3 Dầu Giây (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) để ghi nhận tình trạng xe chở khách nhồi nhét, quá tải.
Lực lượng CSGT xử lý xe khách nhồi nhét vào những dịp lễ, Tết.
Lực lượng CSGT xử lý xe khách nhồi nhét vào những dịp lễ, Tết. 
Tôi tức tốc lên đường. Thằng con trai tôi chặn lại: “Ba đi thì đi nhưng để con chở ba cho. Ba lớn tuổi đi đêm không đảm bảo”. Thế là hai cha con đi đi trên xe gắn máy vượt 80km để đến Dầu Giây.
Tại hiện trường, nhiều phóng viên các báo cũng đã có mặt. Chiếc xe khách TP HCM đi Huế mang số 53N 2… đang nằm bất động bên vệ đường. Hàng chục hành khách với hành lý ngổn ngang đang dõi mắt trông chờ những chuyến xe khác đi ngang qua. Từ xa, một chiếc xe khách khác trờ đến. Hiệu lệnh dừng xe của CSGT được phát ra. Một vài người với hành lý gọn nhẹ được lên xe tiếp tục cuộc hành trình.
Thiếu Tá Lê Hùng, Trưởng Trạm CSGT Dầu Giây (lúc bấy giờ) có mặt tại hiện trường cho chúng tôi biết chiếc xe này đã bị phát hiện chở một lượng hành khách quá lớn. Trọng tải cho phép của xe chỉ 45 chỗ nhưng lái xe đã nhồi nhét đến... 92 người.
Qua kiểm tra, các chiến sĩ CSGT đã phát hiện trên xe chỉ có 36 người có vé được mua từ bến. Còn lại đều không vé và hành khách phải ngồi một cách rất khổ sở để vượt một chặng đường dài hơn 1.000km.
Tài xế chiếc xe khách vi phạm nói trên không xuất trình được các lọai giấy tờ cần thiết vì đã bị giữ trong một lần vi phạm khác ở Đà Nẵng. Chiếc xe bị giữ lại và các CBCS thuộc trạm đã điều động phương tiện khác để kịp đưa bà con về quê đón Tết.
Theo lời một số người đi trên chuyến xe trên cho biết, tính từ bến xe Miền Đông ra tới đây, trên đường, lái xe không bỏ sót một người nào giơ tay vẫy đón. Mặc dầu cũng có nhiều phản ứng của hành khách trên xe nhưng nhà xe vẫn phớt lờ .
Chúng tôi đã cùng nhau ghi nhận sự việc, chụp ảnh, phỏng vấn. Nhìn đồng hồ đã 22h khuya, chúng tôi giã từ nhau ra về. Đường ai nấy đi...
Trên đường về trong gió lạnh đêm cuối năm, bất ngờ điện thoại trong túi tôi lại rung lên. Mở ra, số lạ. Người đầu dây bên kia cho biết có một xe khách sắp rời bến đang chở người trong hầm xe.
“Làm sao về kịp?”, tôi chỉ mới đến huyện Trảng Bom. Tôi gọi lại cho người báo tin, khi nào xe rời bến thì cho biết ngay nhé. Trong khi đó, tôi hối con tôi tăng tốc...
Về đến cầu Đồng Nai (giáp quận Thủ Đức, TP HCM) thì điện thoại lại rung. Xe đã chuyển bánh. Tôi tức tốc liên hệ với Đội CSGT Trạm 2 (nay là Đội CSGT Rạch Chiếc, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP HCM) để báo vụ việc và được Ban chỉ huy Trạm nhiệt tình hưởng ứng cho 2 cán bộ đi ngay xuống chân cầu vượt Thủ Đức để đón đầu chiếc xe khách đang từ bến xe Miền Đông ra.
Không lâu sau đó, chúng tôi cũng về kịp. Chúng tôi cùng các CSGT dõi mắt từ xa, chờ cho chiếc xe được cung cấp số trờ đến. Một chiếc xe khách loại 45 chỗ ngồi pha đèn sáng rực. Số xe hiện rõ khi đến gần. CSGT tức tốc ra hiệu lệnh dừng xe.
Phụ xe trình giấy nhưng không được CSGT chấp nhận và yêu cầu lái xe xuống làm việc. Sau một vòng kiểm tra bên trên, có tất cả 93 hành khách trong khi trọng tải cho phép chỉ 45 người. Số khách được nhét gọn trong lòng xe không còn một chỗ hở. Hành lý được xếp dưới chân khiến nhiều người phải ngồi bó gối. Một vài hành khách có lẽ vì mỏi nên đã đứng lên trong khi nhà xe cố hét bảo họ phải ngồi xuống vì xe đang kiểm tra.
Lái xe Đoàn Văn Ch. dịu giọng : "Thôi mà, thông cảm đi “sếp”, năm hết tết đến rồi". CSGT cương quyết: "Không được. Các anh phải mở khoang hành lý cho chúng tôi kiểm tra".
Lực lượng CSGT yêu cầu tài xế xe khách mở khoang hành lý thì bất ngờ phát hiện hàng chục hành khách nằm xếp lớp dưới sàn xe.
Lực lượng CSGT yêu cầu tài xế xe khách mở khoang hành lý thì bất ngờ phát hiện hàng chục hành khách nằm xếp lớp dưới sàn xe. 
Những "nạn nhân" của chuyến xe khách về quê ăn Tết năm 2004.
 Những "nạn nhân" của chuyến xe khách về quê ăn Tết năm 2004.
Phải khó khăn lắm, dùng nhiều biện pháp thì 6 ô cửa mới được mở ra. Trong hầm chất đầy hành lý nhưng ở giữa hầm có dấu hiệu gì khác lạ. Một trung úy CSGT yêu cầu lái xe chuyển bớt một số hành lý xuống đất thì bất ngờ…phát hiện 12 hành khách nằm xếp lớp dưới sàn xe.
Thì ra, nhà xe đã tính toán. 6 ô cửa là 6 khoang tách biệt nhau nhưng đã được phá vách ngăn để thành một hầm rộng lớn. Trong hầm thiếu không khí để thở, thiếu ánh sáng để nhìn. Không hiểu trong 12 hành khách này ngộ nhỡ có ai gặp sự cố không may trên hành trình hàng nghìn km, muốn dừng xe không biết phải gọi thế nào người bên trên mới biết? Trường hợp cháy xe, chắc chắn 12 con người này sẽ trở thành những người xấu số. Và. . .và muôn ngàn sự bất an sẽ đến với hành khách mà chưa ai có thể lường trước được.
Giờ đây, hiếm còn cảnh người dân khổ sở với xe dù nhồi nhét, cơm tù mà đổi lại là những giấc ngủ ngon trong nệm ấm, chăn êm trên những chuyến xe khách chất lượng cao đầy ấn tượng
Giờ đây, hiếm còn cảnh người dân khổ sở với xe dù nhồi nhét, cơm tù mà đổi lại là những giấc ngủ ngon trong nệm ấm, chăn êm trên những chuyến xe khách chất lượng cao đầy ấn tượng 
14 năm trôi qua, tình trạng nhồi nhét hành khách đã thuyên giảm rất nhiều. Có thể do sự phát triển của ngành hàng không, sự trở mình của đường sắt và nhất là sự nghiêm minh của lực lượng chức năng đã làm cho mối hiểm nguy này giảm bớt.
Câu chuyện tác nghiệp vào những ngày cận tết luôn nhắc nhở cho chúng tôi biết, nghề báo không có ngày nghỉ, không có ngày tết. Lúc nào cần người làm báo vẫn sẵn sàng vào cuộc với niềm mong muốn đem lại những điều tốt đẹp cho cộng đồng ...

Tết cổ truyền Việt Nam xưa và nay: Lưu giữ nét đẹp truyền thống

(Kiến Thức) - Phong tục truyền thống, những nét đẹp văn hóa trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc được lưu giữ qua những hình ảnh Tết xưa và Tết nay.

Tet co truyen Viet Nam xua va nay: Luu giu net dep truyen thong
 Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có nhiều phong tục tập quán nét đẹp văn hóa được lưu giữ từ đời này sang đời khác qua những hình ảnh tư liệu về tết xưa cho đến ngày nay là minh chứng cho sự trường tồn, gìn giữ và phát triển. Những nét đẹp văn hóa không mai một mà đang được thế hệ sau phát triển.
Tet co truyen Viet Nam xua va nay: Luu giu net dep truyen thong-Hinh-2
 Theo tư liệu lịch sử, trước đây, khi đời sống người dân còn nhiều khó khăn nhưng đến dịp tết dù có thiếu thốn đến đâu, nhà nhà, người người đều chuẩn bị tết chu đáo. Bởi việc đón Tết cổ truyền đã trở thành một sự kiện lớn trong gia đình, họ hàng, được chuẩn bị trước hàng tháng trời. Ở quê nhà nào cũng có một bụi dong góc vườn để gói bánh chưng, dăm ba đàn gà để dành giết thịt. Những đứa trẻ có quần áo mới, những chợ hoa, chợ tết luôn tấp nập người mua sắm. Đầu tháng Chạp đã tất bật chuẩn bị dưa hành, dưa kiệu và sau lễ cúng ông Táo về trời thì tất bật chợ búa, dọn dẹp nhà cửa, mua sắm bánh trái, chuẩn bị quà tết tặng nhau. Những ông đồ bày mực tàu giấy đỏ để phục vụ việc xin cho chữ.

Ý tưởng "gộp Tết tây - Tết ta": Người phát ngôn Chính phủ lên tiếng

“Tết cổ truyền là truyền thống văn hoá, nét đẹp của Việt Nam, đi vào tiềm thức, chúng ta phải giữ”, người phát ngôn Chính phủ nói.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2017, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã trả lời nhiều câu hỏi mà dư luận đang quan tâm.
Y tuong
 Bộ trưởng Mai Tiến Dũng trả lời các câu hỏi của báo chí. Ảnh: Đỗ Thơm.
Về vấn đề trước thời điểm Tết Nguyên đán, có một số trí thức, chuyên gia kinh tế đề xuất gộp Tết cổ truyến vào Tết tây, không làm lỡ cơ hội giao thương các nước trên thế giới, giảm thiểu tiêu cực nảy sinh dịp Tết cổ truyền, người phát ngôn Chính phủ đã cho biết quan điểm của Chính phủ về vấn đề này.

Tin mới