Xem toàn bộ ảnh
Thanh lâu đã từng là một đại danh từ chỉ nơi phong nguyệt thời cổ đại. Nơi đây lưu truyền bao mối tình thơ mộng giữa công tử phong lưu và giai nhân. Nhưng nơi đây cũng từng ghi dấu những bí mật kinh hoàng về đám tú bà tàn ác. |
Cuối triều Thanh ở chốn lầu xanh còn lưu hành một trò tiêu khiển vô cùng rợn người đó chính là trêu ghẹo, tiêu khiển với “kỹ nữ mù”. Đương thời, vì muốn nịnh bợ đám khách làng chơi giàu tiềm năng này với mục đích tiền, các tú bà ở thanh lâu đã bỏ tiền mua những cô bé có nhan sắc. |
Sau đó làm mù đôi mắt biến thành họ thành “nô dịch mù lòa” để cả đời phải phục vụ cho mục đích bất nhân cho các tú bà. Chính nhu cầu quái đản của đám khách làng chơi vô tri và thủ đoạn biến thái của đám tú bà độc ác đã gây ra vô số những mảnh đời thê lương có các thiếu nữ. |
Hiện tượng này được Tăng Khứ Tinh miêu tả trong “Cô vọng ngôn” rằng, dưới vẻ đẹp kiều diễm và lộng lẫy hoa đăng bên song Tần Hoài, ở thời Minh xuất hiện hiện tượng vô cùng kỳ quái, chính là đám quan viên, thổ hào đặc biệt yêu thích những “nô dịch mù lòa” ở các kỹ viện, thậm chí hiện tượng này còn trở thành mốt thời thượng thời bấy giờ. |
Vì sao đám thổ hào lại đua nhau thích những nàng kỹ nữ mù? Xưa kia những danh kỹ bên sông Tần Hoài tài sắc vang danh thiên hạ, kỹ thuật xuất chúng. Chỉ tiếc rằng các nàng phải sống kiếp trăng hoa trụy lạc, gửi thân nơi chốn nhơ nhớp. |
Tuy vậy các nàng danh kỹ đều có nguyên tắc, không phải quăng mấy đồng đồng bạc có thể mua chuộc được họ. Chỉ có những khách làng chơi là văn tài xuất chúng, có nhân phẩm cốt cách mới khiến các nàng tự nguyện hầu hạ. |
Tương truyền, cuối triều Minh có danh kỹ tên Lưu Nguyên, có tên danh sĩ mê đắm muốn dùng tiền mua lấy một đêm xuân tình nhưng chỉ nhận được cái quay lưng của nàng. Bực tức tên danh sĩ nọ đập vai nàng và nói: “Nàng không biết ta là một danh sĩ sao?” Lưu Nguyên quay đầu đáp lại: “Danh sĩ là cái giống gì, có đáng giá vài quan không?" Điều này chứng tỏ tuy là thân là kỹ nữ chốn thanh lâu nhưng không phải ai cũng có thể có được đặc ân được các danh kỹ phục vụ. |
Tuy các danh kỹ rất căm ghét đám thổ hào và danh sĩ rởm đời, nhưng cũng không thể cự tuyệt nên toàn mượn lời thơ phú hay tiếng hát ngón đàn để đả kích họ. Lâu dần, đám khách làng chơi này cũng cảm thấy chán nản, lạnh nhạt và không còn mặn mà với các nàng kỹ nữ tài sắc nhưng kiêu căng này nữa. Vô hình chung dần dần bọn họ chuyển sự chú ý và ham muốn sang đám kỹ nữ mù lòa nhưng dễ bảo trong kỹ viện. |
Đối với đám thổ hào, danh sĩ rởm thì các nàng kỹ nữ mù lòa lại có rất nhiều ưu điểm. Vì không thể nhìn được, nên các nàng không phân biệt được đẹp xấu, thật giả, nên lúc nào cũng dùng lời hay ý đẹp cho họ. Cứ như thế, vào kỹ viện để mua vui kỹ nữ mù lòa dần dần trở thành trào lưu bên sông Tần Hoài. |
Trong “Trung Hoa toàn quốc phong tục chí” của Hồ Phác An từng ghi chép rằng: “Ở Quảng Đông, vì mục đích kinh doanh nên được tú bà đã tuyển mua các bé gái xinh đẹp về dạy đàn hát và các kỹ xảo để phục vụ nhằm moi tiền của khách làng chơi. |
Đến khi trở thánh thiếu nữ 14, 15 tuổi, tú bà dùng độc thủ làm mù mắt họ sau đó lắp mắt giả. Đôi mắt đã mù không còn khả năng kháng cự, không phân biệt được đẹp xấu, già trẻ, cũng không có khả năng chạy trốn, cả đời vận mệnh do tú bà nắm giữ, cứ như thế họ đành chấp nhận ở lại chốn nhơ nhớp này bán ngón đàn lời ca, bán thân làm nghiệp. |