Bí mật lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng

Thông tin về việc sử dụng thuỷ ngân để tạo ra các con sông và biển bên trong ngôi mộ của Tần Thủy Hoàng có thể được tìm thấy trong cuốn sách

Bí mật lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng

Lăng Tần Thủy Hoàng nằm ở chân núi phía bắc Lập Sơn, cách thành Tây An, tỉnh Thiểm Tây 30km về phía đông bắc. Trong số các lăng mộ cổ, đây chắc chắn là nơi xa hoa bậc nhất và được mệnh danh là chốn thần tiên nơi hạ giới.

Tần Thủy Hoàng luôn tìm kiếm con đường bất tử cho cuộc đời mình, nhưng đáng tiếc vẫn không thể tìm ra cách. Vì vậy, ông đã quyết định xây dựng một cung điện nguy nga dưới lòng đất và đó cũng chính là lăng mộ sau khi ông chết.

Một trong những bí ẩn xung quanh lăng mộ Tần Thủy Hoàng được các nhà khoa học phát hiện đó là lượng thủy ngân bên trong cực kỳ lớn. Nhiều phỏng đoán cho rằng lượng thủy ngân trong cung điện dưới lòng đất có thể lên tới vài tấn, thậm chí hàng trăm tấn, chính vì vậy mà những kẻ trộm mộ không thể vào được.

Nhiều nghi vấn được đặt ra, liệu chức năng thực sự của thủy ngân này là gì? Nó có phải để chống trộm như suy luận không?

Theo nghiên cứu về lịch sử trước thời kỳ của Tần Thủy Hoàng, các nhà khoa học không nhận thấy thủy ngân có tác dụng nhiều, và chỉ phát hiện số ít thủy ngân trong loại hình ướp xác. Giả thuyết bạn đầu đặt ra rằng, thủy ngân có thể hoạt động như một chất chống ăn mòn.

Nhưng khi phát hiện trong cung điện dưới lòng đất được hình thành một lớp cách nhiệt tương đối kín do chức năng của thủy ngân tạo nên. Thì nhiều ý kiến khác lại nói, Tần Thủy Hoàng đã dùng thủy ngân để chống trộm.

Tuy nhiên, khi trở về lịch sử thời kỳ Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc thì sự hiểu biết của người dân về công dụng cũng như tác hại của thủy ngân chưa được biết đến. Mãi đến thời nhà Hán, mọi người mới bắt đầu biết rằng thủy ngân có chứa chất độc hại.

Bi mat lang mo Tan Thuy Hoang
Dòng sông thủy ngân bên trong lăng mộ.

Kết luận cuối cùng đã được đưa ra, sở dĩ Tần Thủy Hoàng sử dụng lượng lớn thủy ngân trong lăng mộ của mình để cơ thể không bị thối rữa nhờ vào chức năng chống ăn mòn của nó.

Với việc lượng lớn thủy ngân trong lăng mộ đã khiến quan tài của ông nằm dưới lòng sông trong một thời gian dài mà vẫn đảm bảo được sự nguyên vẹn đáng kể.

Có thể Tần Thủy Hoàng vẫn luôn ôm hy vọng một ngày nào đó trong tương lai, ông sẽ tỉnh lại. Điều này còn quan trọng hơn ý nghĩa phòng chống trộm cắp.

Lăng mộ sâu đến mức nào? 

Khảo sát của các nhà khảo cổ mới đây nhất đã chỉ ra rằng, lăng mộ ngầm của Tần Thủy Hoàng dài 260m từ Đông qua Tây và rộng 160m từ Bắc tới Nam. Tổng diện tích là 41.600 m2. Đây là lăng mộ lớn nhất trong triều đại Tần và Hán, kích thước của nó tương đương với 5 sân bóng đá quốc tế. 

Các nhà Khảo cổ sau này đã sử dụng máy khoan và chứng tỏ rằng, ngôi mộ này được thiết kế theo chiều dọc. Tư Mã Thiên đã từng nói, chiều dài ngôi hầm mộ này còn dài hơn 3 con sông hợp lại. 

Theo cuốn sách "Nghi lễ thời nhà Hán", điểm tận cùng của lăng mộ này không thể đo đếm được. Điều đó chứng tỏ rằng, lăng mộ đã đạt tới độ sâu nhất có thể với trình độ khoa học công nghệ thời bấy giờ. Nhưng thực sự lăng mộ sâu đến đâu vẫn chưa ai có được câu trả lời chính xác.

Bí ẩn về Chiến binh đất nung 

Theo các hồ sơ không chính thức, Hạng Vũ - nhà vua nước Chu, người đã lật đổ đế chế nhà Tần, cuối cùng lại bỏ mạng trong tay của "Đội quân đất nung". Ông đã bị 5 tên lính kỵ binh trừ khử bên bờ sông Ngô Giang. Chúng là binh lính Tần từ vùng Quan Trung và đã được dùng làm nguyên mẫu cho đội Kỵ binh đất nung của Tần Thủy Hoàng.

Liệu lăng mộ có "9 tầng địa ngục" hay không?

Từ trên cao nhìn xuống, bạn có thể thấy rõ, kim tự tháp có hình vuông, do đó, người Mỹ gọi nó là "kim tự tháp lùn". Thật nghịch lý là hình dạng kim tự tháp ngược của gò đất dường như trùng với câu nói "9 tầng địa ngục" và điều này hoàn toàn độc đáo trên thế giới. Tần Thủy Hoàng là một kẻ kỳ quái, bí ẩn này dường như chỉ có thể được tiết lộ bởi các khám phá khảo cổ học.

Lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng có bao nhiêu lối vào?

Theo "Sử ký Tư Mã Thiên", một quyển sách lịch sử vĩ đại do Tư Mã Thiên viết: Khi hoàng đế băng hà, ông được đưa vào lăng mộ. Sau đó, cửa chính đã đóng lại và cổng bên ngoài cũng được khép lại hoàn toàn. Tất cả thợ thủ công đều bị chôn vùi cùng hoàng đế. 

"Điều này chứng tỏ rằng, lăng mộ có ba cổng: cổng bên ngoài, cổng trung tâm và một cổng bí mật. Người ta tin rằng, cổng giữa đã được khóa tự động để ngăn chặn bất kỳ sự xâm nhập từ bên trong hay bên ngoài. Và ba cửa được đặt trên một đường thẳng".

Bí ẩn lăng mộ Tần Thủy Hoàng: “chưa ai chạm đến được”

Nằm sâu dưới hàng trăm mét đất thâm trầm của thời gian, những bí mật đáng sợ và ngỡ ngàng nhất trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn chưa được lí giải.

Bí ẩn lăng mộ Tần Thủy Hoàng: “chưa ai chạm đến được”
Ngọn đồi “chưa có ai chạm đến được”

Bí ẩn về cái chết thách thức hậu thế của bạo chúa Tần Thuỷ Hoàng

Ngay từ khi lên ngôi lúc mới 13 tuổi, Tần Thủy Hoàng đã cho lệnh tìm kiếm địa điểm để bắt đầu xây dựng lăng mộ cho mình. Ông thậm chí cho xây dựng cả một thế giới thu nhỏ trong lăng để khi chết đi vẫn có thể duy trì quyền lực ở một thế giới khác.

Bí ẩn về cái chết thách thức hậu thế của bạo chúa Tần Thuỷ Hoàng
Tần Thủy Hoàng tên thật là Doanh Chính, là vị vua thứ 36 của nước Tần đồng thời là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu vào năm 221 TCN.

Người Việt duy nhất được Tần Thuỷ Hoàng đúc tượng, gả công chúa là ai?

Tần Thủy Hoàng binh chinh thiên hạ, thống nhất Trung Hoa, là bậc quân vương oai phong lừng lẫy, nhưng lại yêu mến và trọng dụng một thường dân đất Việt. Đó là Lý Thân, còn được gọi là Lý Ông Trọng.

Người Việt duy nhất được Tần Thuỷ Hoàng đúc tượng, gả công chúa là ai?
Lý Ông Trọng là một nhân vật huyền sử, được coi là “Tứ Đại Trụ Thần”, xuất hiện trong nhiều dị bản khác nhau của truyền thuyết dân gian. Ông sinh ra tại làng Chèm, nay thuộc Từ Liêm, Hà Nội, sống vào cuối đời Hùng Vương thứ 18 và những năm đầu thời Thục An Dương Vương.

Tin mới