Bí mật Vương miện Đế chế đặt trên linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II

Bí mật Vương miện Đế chế đặt trên linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II

Chiếc Vương miện Đế chế được đặt trên linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II trở thành tâm điểm chú ý những ngày qua. Đây là món trang sức mang tính lịch sử, luôn gắn liền với hình ảnh Nữ hoàng quá cố.

Xem toàn bộ ảnh
 Vương miện Đế chế - Imperial State crown, được sử dụng trong lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II vào năm 1953 có trọng lượng lên đến 1,3 kg. Món đồ trang sức này làm từ đá quý, ngọc trai, kim loại và bao gồm cả một chiếc áo choàng nhung.
Vương miện Đế chế - Imperial State crown, được sử dụng trong lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II vào năm 1953 có trọng lượng lên đến 1,3 kg. Món đồ trang sức này làm từ đá quý, ngọc trai, kim loại và bao gồm cả một chiếc áo choàng nhung.
Theo website của Lịch sử về Cung điện Hoàng gia Anh, Vương miện Đế chế ban đầu được tạo tác nhân dịp đăng quang của Nữ hoàng Victoria năm 1838. Đến lễ đăng quang của Vua Edward II năm 1937, chiếc vương miện một lần nữa được tạo tác lại để phù hợp cho hình ảnh của vị vua.
Theo website của Lịch sử về Cung điện Hoàng gia Anh, Vương miện Đế chế ban đầu được tạo tác nhân dịp đăng quang của Nữ hoàng Victoria năm 1838. Đến lễ đăng quang của Vua Edward II năm 1937, chiếc vương miện một lần nữa được tạo tác lại để phù hợp cho hình ảnh của vị vua.
Khi ấy, bề ngoài Vương miện Đế chế tương tự như Vương miện St. Edward trong dịp đăng quang của Vua Charles II năm 1661. Chiếc vương miện gốc từ thế kỷ 13 đã bị phá hủy dưới thời nhà lãnh đạo Anh Oliver Cromwell khi ông ra lệnh hủy bỏ chế độ quân chủ vào giữa thế kỷ 17.
Khi ấy, bề ngoài Vương miện Đế chế tương tự như Vương miện St. Edward trong dịp đăng quang của Vua Charles II năm 1661. Chiếc vương miện gốc từ thế kỷ 13 đã bị phá hủy dưới thời nhà lãnh đạo Anh Oliver Cromwell khi ông ra lệnh hủy bỏ chế độ quân chủ vào giữa thế kỷ 17.
Phải đợi đến khi Vua Charles II đăng quang năm 1661, chiếc Vương miện St. Edward kế tiếp mới được tạo thành. Ông Robert Lacey, người viết tiểu sử của Nữ hoàng Anh, xác nhận vị nữ hoàng quá cố cảm thấy Vương miện St. Edward quá nặng.
Phải đợi đến khi Vua Charles II đăng quang năm 1661, chiếc Vương miện St. Edward kế tiếp mới được tạo thành. Ông Robert Lacey, người viết tiểu sử của Nữ hoàng Anh, xác nhận vị nữ hoàng quá cố cảm thấy Vương miện St. Edward quá nặng.
Vì thế bà chỉ đội nó trong lễ đăng quang năm 1953 và sau đó thay bằng Vương miện Đế chế cho cuộc hành trình theo nghi thức rời khỏi Tu viện Westminster và quay lại Điện Buckingham.
Vì thế bà chỉ đội nó trong lễ đăng quang năm 1953 và sau đó thay bằng Vương miện Đế chế cho cuộc hành trình theo nghi thức rời khỏi Tu viện Westminster và quay lại Điện Buckingham.
Chiếc vương miện nổi tiếng nhất nhì thế giới này gồm một phần khung bằng vàng, gần 3.000 viên kim cương gắn lại bằng bạc, 17 viên ngọc bích, 11 viên ngọc lục bảo và khoảng 270 viên ngọc trai cùng một viên kim cương cỡ đại.
Chiếc vương miện nổi tiếng nhất nhì thế giới này gồm một phần khung bằng vàng, gần 3.000 viên kim cương gắn lại bằng bạc, 17 viên ngọc bích, 11 viên ngọc lục bảo và khoảng 270 viên ngọc trai cùng một viên kim cương cỡ đại.
Một số viên đá quý trên Vương miện The Imperial State là món quà đến từ khắp nơi trên thế giới dành cho Hoàng gia Anh. Trong số đó có viên kim cương Cullinan II nặng 317 cara được xẻ ra từ viên kim cương thô lớn nhất trên thế giới (hơn 3.000 cara) phát hiện tại Nam Phi năm 1905.
Một số viên đá quý trên Vương miện The Imperial State là món quà đến từ khắp nơi trên thế giới dành cho Hoàng gia Anh. Trong số đó có viên kim cương Cullinan II nặng 317 cara được xẻ ra từ viên kim cương thô lớn nhất trên thế giới (hơn 3.000 cara) phát hiện tại Nam Phi năm 1905.
Thuật ngữ Imperial State Crown có từ thể kỷ 15 với thiết kế bao bọc hình mái vòm ngụ ý nước Anh không chịu sự chi phối của bất kỳ thế lực nào khác.
Thuật ngữ Imperial State Crown có từ thể kỷ 15 với thiết kế bao bọc hình mái vòm ngụ ý nước Anh không chịu sự chi phối của bất kỳ thế lực nào khác.
Ngoài dùng trong lễ đăng quang, vương miện này được Nữ hoàng Anh dùng trong dịp phát biểu khai mạc các kỳ họp của Quốc hội Anh. Tuy nhiên những năm gần đây, bà hiếm khi dùng đến bởi lý do trọng lượng của chiếc vương miện.
Ngoài dùng trong lễ đăng quang, vương miện này được Nữ hoàng Anh dùng trong dịp phát biểu khai mạc các kỳ họp của Quốc hội Anh. Tuy nhiên những năm gần đây, bà hiếm khi dùng đến bởi lý do trọng lượng của chiếc vương miện.
Khi không được Nữ hoàng sử dụng, Vương miện The Imperial State cùng rất nhiều vật phẩm quý giá khác của Hoàng gia được trưng bày tại Tháp London, mở cửa cho khách vào tham quan, chiêm ngưỡng.
Khi không được Nữ hoàng sử dụng, Vương miện The Imperial State cùng rất nhiều vật phẩm quý giá khác của Hoàng gia được trưng bày tại Tháp London, mở cửa cho khách vào tham quan, chiêm ngưỡng.
Một điều thú vị nữa là, trong ngày đăng quang, Nữ hoàng Anh đã thay đến 3 chiếc vương miện. Trên đường đến buổi lễ, bà đội Vương miện George IV State Diadem.
Một điều thú vị nữa là, trong ngày đăng quang, Nữ hoàng Anh đã thay đến 3 chiếc vương miện. Trên đường đến buổi lễ, bà đội Vương miện George IV State Diadem.
Tại buổi lễ bà dùng vương miện St. Edward và khi trở lại điện Buckingham bà mới đội Vương miện Imperial State.
Tại buổi lễ bà dùng vương miện St. Edward và khi trở lại điện Buckingham bà mới đội Vương miện Imperial State.
Mời các bạn xem video: Singapore có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử. Nguồn: THĐT

GALLERY MỚI NHẤT