Bị phạt về thuế 3,56 tỷ, Tập đoàn Sao Mai làm ăn sao?

Ngày 02/01/2024, CTCP Tập đoàn Sao Mai (HoSE: ASM)cho biết đã nhận được quyết định số 2070/QĐ-TCT của Tổng cục thuế về việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

Theo quyết định xử phạt, Tập đoàn Sao Mai đã có các hành vi vi phạm hành chính cụ thể Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp; Khai sai không dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp.

Tập đoàn Sao Mai bị xử phạt hơn 500 triệu đồng cho các hành vi trên.

Về biện pháp khắc phục hậu quả, Tổng cục thuế yêu cầu Tập đoàn Sao Mai phải nộp bổ sung số tiền thuế còn thiếu lên đến hơn 2,5 tỷ đồng.

Đồng thời buộc thanh toán số tiền thuế chậm nộp hơn 500 triệu đồng.

Như vậy tổng số tiền phạt, truy thu và chậm nộp thuế là hơn 3,56 tỷ đồng.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định này, Tập đoàn Sao Mai phải chấp hành quyết định xử phạt này.

Tập đoàn Sao Mai, tên chính thức là CTCP Đầu tư & Xây dựng Sao Mai An Giang, được thành lập từ năm 1997. Công ty tiền thân là Công ty Liên doanh Kiến trúc tỉnh An Giang, ra đời năm 1988. Khi chuyển đổi, công ty có dưới 50 nhân sự và vốn điều lệ chỉ 905 triệu đồng, với hoạt động chính là thi công công trình tại miền Tây, miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Ngày 18/1/2010, cổ phiếu ASM chính thức giao dịch trên sàn HoSE, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Bên cạnh lĩnh vực xây dựng, Sao Mai đã mở rộng sang thủy sản, với các sản phẩm được xuất khẩu thông qua doanh nghiệp thành viên là CTCP Đầu tư & Phát triển Đa Quốc Gia I.D.I (IDI) tới nhiều quốc gia.

Bi phat ve thue 3,56 ty, Tap doan Sao Mai lam an sao?
 Ảnh minh họa

Sau hơn hai thập kỷ gia nhập thị trường bất động sản, Sao Mai hiện sở hữu khoảng 50 dự án trải dài khắp các tỉnh thành lớn như Cà Mau, Kiên Giang, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, TP. HCM và Vũng Tàu, với tổng vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng. Doanh nghiệp phát triển các sản phẩm chính như đất nền phân lô, nhà phố liền kề, nhà phố thương mại, biệt thự và cao ốc.

Về tình hình kinh doanh, trong năm 2024, Sao Mai đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 14.222 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 800 tỷ, tăng lần lượt 18,6% và 192% so với năm trước. Công ty dự kiến trả cổ tức năm 2022 và 2023 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10%.

Kết thúc 9 tháng, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 9.146 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 253 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn cách xa mục tiêu lợi nhuận năm.

Tổng tài sản của Sao Mai đến cuối quý 3/2024 đạt 20.800 tỷ đồng. Công ty hiện có khoảng 2.000 tỷ đồng tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, 5.200 tỷ đồng các khoản phải thu và gần 4.600 tỷ đồng giá trị hàng tồn kho.

Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của ASM là 8.100 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ ở mức 3.700 tỷ. Nợ phải trả ở mức 12.700 tỷ đồng, trong đó hơn 11.300 tỷ đồng là nợ vay tài chính. Sau 9 tháng, Sao Mai đã chi gần 490 tỷ đồng cho chi phí lãi vay.

Mới đây vào đầu tháng 12/2022, CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (HoSE: IDI) – là công ty con do Sao Mai Group sở hữu hơn 61% vốn điều lệ đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt hơn 137 triệu đồng do đã cấp khoản vay cho công ty mẹ.

BCTC kiểm toán năm 2023 cho thấy ASM vay dài hạn từ công ty con hơn 457 tỷ đồng (2023) và 334 tỷ đồng (2022) trong các hợp đồng vay vốn kéo dài trên 12 tháng với mức lãi suất thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm vay. Số tiền này không giảm mà tiếp tục tăng lên trong năm 2024, đạt hơn 602 tỷ đồng thời điểm cuối quý 3.

Sao Mai (ASM): Lãi ròng quý 4 sụt giảm 63%

Sao Mai lãi sau thuế gần 66 tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về công ty mẹ là gần 44 tỷ đồng.

CTCP Tập đoàn Sao Mai (ASM) công bố BCTC quý 4/2022 với doanh thu thuần đạt 3.184 tỷ đồng, tăng 17%. Giá vốn hàng bán cũng tăng cao nên lãi gộp giảm nhẹ về còn 333 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính trong kỳ giảm 12,5% xuống còn 56 tỷ đồng, chi phí tài chính tăng mạnh từ 97 tỷ đồng lên hơn 181 tỷ đồng chủ yếu do tăng mạnh chi phí lãi vay. Chi phí bán hàng tăng nhẹ trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao từ 45,7 tỷ đồng lên gần 83 tỷ đồng.
Kết quả, Sao Mai lãi sau thuế gần 66 tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về công ty mẹ là gần 44 tỷ đồng - là mức lãi ròng theo quý thấp nhất của ASM kể từ quý 4/2018.
Sao Mai (ASM): Lai rong quy 4 sut giam 63%
 ASM báo lãi quý 4/2022 sụt giảm mạnh.
Luỹ kế cả năm 2022, ASM báo doanh thu thuần đạt 13.749 tỷ đồng, tăng 21% so với năm ngoái. Trong đó đóng góp chính vào doanh thu của ASM là cá xuất khẩu, thương mại và thức ăn cá. Lãi sau thuế đạt 963 tỷ đồng tăng gần 37%, trong đó lãi sau thuế công ty mẹ là 631 tỷ đồng.
So với kế hoạch, ASM mới chỉ hoàn thành được 94% kế hoạch về doanh thu và 59% kế hoạch lợi nhuận.
Tính tới 31/12/2022, tổng tài sản của Sao Mai tăng 5,2% so với đầu năm lên 19.111 tỷ đồng. Tồn kho ghi nhận 3.190 tỷ đồng, chiếm 17% tổng tài sản.
Trong tài sản dài hạn khác, đáng chú ý lợi thế thương mại bất ngờ tăng 146,5% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 282,4 tỷ đồng lên 475,2 tỷ đồng. Công ty thuyết minh 475,2 tỷ đồng là giá trị lợi thế thương mại phát sinh từ việc mua Công ty con.
Tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 24% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 1.911,5 tỷ đồng lên 9.816,1 tỷ đồng.

Khai sai thuế, Tập đoàn Hà Đô phải giảm lỗ, chịu phạt 7,65 tỷ

CTCP Tập đoàn Hà Đô (HDG) vừa bị Tổng cục Thuế xử phạt 7,65 tỷ đồng vì các hành vi khai sai thuế, sử dụng hóa đơn không đúng quy định, có tình tiết tăng nặng.

Theo quyết định xử phạt, Tập đoàn Hà Đô đã có hành vi khai sai dẫn đến thiếu tiền thuế phải nộp theo quy định; sử dụng hóa đơn không đúng quy định,...

Tin mới