Bí quyết chiến thắng ung thư của cụ bà bị bệnh viện..."trả về"

Nhìn lại hơn 20 năm chống chọi với ung thư, bà Trương cho biết căn bệnh nghiệt ngã khiến bà khát khao sống, sống ý nghĩa hơn dù có lúc bị bệnh viện "trả về".

Theo Sohu, cụ bà Trương Lôi (90 tuổi) sống tại Thành Đô, Trung Quốc. Với tinh thần không đầu hàng số phận, bà Trương kiên cường chiến đấu với bệnh tật. Không chỉ chiến thắng bệnh hiểm, bà còn có tuổi thọ đáng nể, trở thành vận động viên bơi lội dành được huy chương trong cuộc thi.
Mắc hai loại ung thư, tỷ lệ sống chưa đến 1/3
Năm 40 tuổi, bà Trương được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp, chỉ định phẫu thuật. May mắn thay, ca phẫu thuật thành công giúp Trương Lôi bảo toàn sự sống. Thật không ngờ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”, chỉ 5 năm sau, bà được chẩn đoán ung thư buồng trứng.
Bi quyet chien thang ung thu cua cu ba bi benh vien...
Từng mắc 2 loại ung thư nặng, bệnh viện "trả về", hiện bà Trương vẫn khỏe mạnh, thọ 90 tuổi. Ảnh: Sina
Theo bà Trương mô tả, tình trạng bệnh lúc đó rất nghiêm trọng, ung thư biểu mô tế bào với mức độ ác tính cao, cơ hội sống sót thấp hơn 1/3. Bác sĩ nói với bà rằng, bà chỉ sống tối đa 3 năm.
Cơ hội sống chỉ 1/3 song bà kiên quyết không buông xuôi. Thời điểm đó, bà liên tục trải qua 3 cuộc phẫu thuật, thực hiện hóa trị đến mức toàn thân đau đớn, “sưng lên” như một trái bóng. Nỗ lực là vậy nhưng căn bệnh không bị đẩy lùi.
Sau 1 năm hóa trị, các chỉ số khối u tăng trở lại, xuất hiện tình trạng ho dữ dội. Đi khám, bác sĩ thông báo tế bào ung thư di căn đến phổi, khuyên nên từ bỏ, ngừng “hành hạ” cơ thể, tận hưởng những ngày cuối đời bên con cháu.
Bệnh nhân ung thư bị bệnh viện “trả về” trở thành vận động viên bơi lội
Tiếp nhận thông tin từ bác sĩ, Trương Lôi biết rằng bệnh của mình vô cùng nghiêm trọng. Tuy vậy, bà cảm nhận niềm hạnh phúc khi được sống, không dễ dàng từ bỏ. Bà từng biết 1 trường hợp ung thư vú hồi phục nhờ bơi lội. Do vậy, ngay cả khi kế hoạch điều trị khoa học “bó tay”, bà vẫn muốn thử, tin rằng con người sẽ chiến thắng thiên nhiên.
Bi quyet chien thang ung thu cua cu ba bi benh vien...
Từ bệnh nhân ung thư bị bệnh viện "trả về", bà Trương trở thành vận động viên bơi lội, giành huy chương đồng trong 1 cuộc thi bơi lội quốc gia. Ảnh: Sina
Thật may, Trương Lôi biết bơi từ bé nên bà bắt đầu kế hoạch bơi lội từng bước nhỏ. Khoảng cách bơi lội của bà ngày càng được cải thiện, từ 300m lên 500m, 1000m.
Như một phép màu, thể chất ngày càng được cải thiện nên bà quyết định kiên trì đến cùng. Không hài lòng với việc bơi lội như một mục tiêu rèn luyện sức khỏe, Trương Lôi bắt đầu tham gia các cuộc thi để thử thách bản thân. Tại cuộc thi bơi lội dành cho người trưởng thành toàn quốc, Trương Lôi xuất sắc dành được 2 huy chương đồng.
Tỏa sáng, truyền động lực giúp bệnh nhân chiến đấu với ung thư
Bơi lội, thi đấu và kết bạn mở ra thế giới mới cho Trương Lôi. Câu chuyện chiến thắng ung thư của bà nhanh chóng lan truyền trong cộng đồng người mắc ung thư. Hơn chục bệnh nhân tìm tới xin lời khuyên và Trương Lôi không ngại giúp đỡ. Nhờ sự giúp đỡ, một số bệnh nhân kiên trì tập luyện, cơ thể hồi phục. Những phản hồi này cũng là một huy chương lớn với bà.
Nhớ lại hành trình chiến đấu bệnh tật, bà Trương khuyên không bao giờ bỏ cuộc. 18 năm trước, bác sĩ nói bà chỉ sống được vài ngày. Thực tế 18 năm sau, bà vẫn sống thọ, bơi chặng đường dài 10.000km – con số ngay cả người khỏe mạnh cũng khó kiên trì làm được.
Sau tất cả, Trương Lợi không oán trách số phận. Với sự nỗ lực phi thường, những bất hạnh liên tục không thể “hạ gục” bà. Ngược lại, nó giúp bà nhận thấy sự quý giá của sự sống, hạnh phúc biết bao khi được sống.
Tác dụng thể thao với sức khỏe
Tác dụng của bơi lội với sức khỏe từ lâu được chứng minh. Theo đó, môi trường trong nước có tác động đến não, đem lại tác dụng như thiền định. Bơi lội giúp tập luyện mà không gây sức ép lên cơ, xương khớp. Lợi thế của bơi lội là không phân biệt tuổi tác, thể trạng béo gầy.
Bi quyet chien thang ung thu cua cu ba bi benh vien...
 Bơi lội giúp tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng "chiến đấu" với bệnh tật. Ảnh minh họa
Về tác dụng của bơi lội với ung thư, các nhà nghiên cứu từ Đan Mạch, Thụy Điển, Đức và Mỹ từng nghiên cứu trên mô hình chuột. Chuyên gia nhận thấy tỉ lệ mắc ung thư da, phổi, khối u ác tính và các loại ung thư khác ở chuột trong nhóm tập thể dục giảm đáng kể, khối lượng tế bào khối u cũng giảm.
Các nhà khoa học tin rằng kiên trì thể dục giúp kích thích tần số của tế bào NK. Ở đó, tế bào NK có thể ức chế hiệu quả sự phát triển của tế bào khối u. Bệnh nhân ung thư có thể lựa chọn đi bộ, chạy bộ, đi bộ nhanh, Thái cực quyền, bơi lội để rèn luyện sức khỏe tùy theo thể trạng và sở thích.
Tang Zhaoyou, chuyên gia ung bướu làm việc tại Học viện Kỹ thuật Trung Quốc tin rằng thể thao giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, chuyển hóa cơ thể để đối phó ung thư. Đặc biệt, bơi lội có thể tăng tiết dopamin – chất có thể ức chế khối u hiệu quả. Nghiên cứu y học cũng đã khẳng định, bơi lội có thể kích thích quá trình sản xuất interferon; từ đó giúp ngăn ngừa ung thư và tái phát.
Cần lưu ý rằng bệnh nhân ung thư không nên tham gia các hoạt động thể dục thể thao quá sức, phạm vi nhịp tim của cường độ luyện tập nên được khống chế ở mức 50% đến 70% nhịp tim tối đa. Tần suất tập luyện nên duy trì ở mức 3 lần/tuần, tối đa 4 lần, cách ngày. Người có thể chất cường tráng có thể kiên trì tập luyện hàng ngày.
>>> Mời độc giả xem thêm video: “Tan chảy” với hành động ấm áp này của bé trai mắc bệnh ung thư
  

Tâm sự “giận mà thương” của bác sĩ trẻ trực ngày lễ 30/4 - 1/5

Vừa thương, vừa giận là cảm giác của nam bác sĩ trẻ tuổi khi tiếp nhận những bệnh nhân đã không tin bác sĩ, không tin bệnh viện mà tự bỏ viện về để... điều trị thuốc nam.

Trên trang cá nhân, BS Phạm Thành Luân, Bệnh viện 175 (TP HCM) chia sẻ rất thật lòng về hai ca bệnh anh gặp phải trong quá trình trực trong ngày nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay.

Trong lúc nguy kịch, chồng giao cho tôi mảnh đất kèm một yêu cầu

Ngày thứ 2 sau khi bệnh viện trả về, lúc tôi mang bữa sáng vào phòng cho anh, chồng đột ngột cầm tay bảo tôi ngồi xuống có chuyện muốn nói.

Cách đây 3 tháng, chồng tôi phát hiện bị ung thư phổi . Khi phát hiện ra thì căn bệnh của anh đã tiến triển sang giai đoạn 3. Việc điều trị gần như không có kết quả nữa, dù gia đình tôi đã cố gắng hết sức và không tiếc tiền bạc chữa bệnh cho anh.

40 tuổi, tôi sắp mất chồng. Anh bỏ lại tôi với 2 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn, đứa đầu của chúng tôi mới chuẩn bị vào học cấp 3. Dù đau xót vô cùng nhưng tôi chỉ biết động viên mình phải thật cố gắng để làm chỗ dựa cho con cái.

Tin mới