Bí quyết sống thọ của hoàng đế Càn Long: Đa tình lại sống thọ

Càn Long Đế - ông vua được mệnh danh là vị Hoàng đế phong lưu, háo sắc nhất nhì triều đại nhà Thanh. Bởi lẽ, Càn Long Đế là ông vua sống thọ nhất trong lịch sử Trung Hoa khi qua đời ở tuổi 88.

Càn Long Đế: Vị Hoàng Đế phong lưu háo sắc

Càn Long là vị Hoàng đế phong lưu, háo sắc, đa tình trong lịch sử nên được hậu thế gọi là “Hoàng đế phong lưu”. Ông không chỉ có tam cung lục viện với hơn 40 bà vợ và hàng ngàn cung tần mỹ nữ mà trong dân gian còn có khá nhiều truyền thuyết về sự đa tình của ông.

Mặc dù tình cảm của Càn Long Đế với vị Hoàng hậu đầu tiên là Phú Sát thị rất mặn nồng, ân ái nhưng ông vẫn đò đưa, lét lút tư thông với em dâu vợ là Phú Sát phu nhân - vợ của Phó Hằng - khiến Phú Sát Hoàng hậu ôm hận mà chết.

Hay trong những chuyến Nam tuần, Càn Long đều mang theo Hoàng hậu và các thê thiếp nhưng ông vẫn giở thói phong lưu với các ả kỹ nữ bên sông Tần Hoài. Việc này khiến Hoàng hậu thứ hai là Ô Lạt Na Lạp thị cũng khóc khô nước mắt và qua đời.

Đương thời, trong cung có một vị là Lệnh Phi Ngụy Giai thị, kém hoàng đế Càn Long tới 16 tuổi. Bà là một người thông minh, lanh lợi, rất hiểu đạo nghĩa vợ chồng nên đối với việc phong lưu của Càn Long, bà đều mắt nhắm mắt mở cho qua, khiến Càn Long rất thoải mái. Ấy vậy mà sau khi Kế Hoàng hậu thất sủng, bà lập tức được sắc phong lên làm Hoàng quý phi, cai quản lục cung.

Bi quyet song tho cua hoang de Can Long: Da tinh lai song tho

Mặc dù tình cảm với Lệnh Phi mặn nồng là vậy nhưng sau khi có sự xuất hiện của Hương Phi, mỹ nữ xứ Tân Cương vào cung, Càn Long Đế lại nhanh chóng quên đi Lệnh Phi, chỉ chuyên tâm sủng ái Hương Phi. Thậm chí, Càn Long còn cho xây các công trình của người Hồi giáo ở trong cung, đón họ hàng thân thích của Hương Phi vào thành và thuê riêng đầu bếp người Hồi giáo đến phục vụ các món ăn.

Ngoài những mối tình sâu nặng với các phi tần trong cung, Càn Long Đế còn có nhiều mối tình nổi tiếng chốn dân gian và mối tình nào cũng sâu đậm, tha thiết. Nổi tiếng phong lưu là thế, Càn Long Đế vẫn “thọ ngang trời đất”, hưởng thọ 88 tuổi, cái độ tuổi mà ngay cả đến thời nay nhiều người phải ngưỡng mộ, mơ ước.

Bí quyết sống thọ của Càn Long

Gõ răng

Đây là một trong những phương pháp giúp vua Càn Long sống thọ. Với động tác này có thể giúp luyện cơ chân răng chắc, khỏe và bền răng. Ngoài ra, động tác này còn giúp cả cơ mặt hoạt động và góp phần làm tăng lưu thông máu lên não.

Với phương pháp này, bạn chỉ cần ngồi thả lỏng, không suy nghĩ gì, hai hàm răng đánh vào nhau thành tiếng, trước tiên dùng răng hàm gõ gõ vào nhau 40 lần, sau đó dùng răng cửa gõ vào nhau 40 lần, ngày làm từ 2 đến 4 lần.

Nuốt nước bọt

Với cách này, bạn hãy ngồi xếp bằng trên giường, hoặc lúc rãnh rỗi thì ngồi ngay ngắn, thả lỏng toàn thân và tập trung tinh thần, nhắm mắt, ngậm miệng. Sau đó, dùng lưỡi cuộn lên vòm họng, một lúc sau sẽ dần dần sinh ra nước bọt.

Và từ từ nuốt xuống, lấy 9 làm bội số nuốt 9 lần, 18 lần… tùy thuộc vào thời gian của mình nhiều hay ít. Mỗi ngày sáng, trưa, chiều, làm một lần. Không có thời gian thì làm trước khi đi ngủ hoặc sau khi ngủ dậy.

Massage tai

Đông y cho rằng, tai có nhiều những huyệt vị và kinh lạc liên quan chặt chẽ đến thận và các cơ quan khác.

Do đó, thường xuyên massage, kích thích tai có hiệu quả ngăn ngừa chứng ù tai, điếc, thúc đẩy sự trao đổi chất của máu, lưu thông bạch huyết và các tổ chức khác.

Với động tác này, bạn chỉ cần dùng ngón cái và ngón trỏ nắm lấy đỉnh tai, sau đó nhẹ nhàng vuốt xuống phía dái tai, lập lại động tác trên 20 lần.

Tiết lộ quá choáng về dung nhan thật của vua Càn Long

(Kiến Thức) - Dung nhan các vị Vua trong lịch sự luôn là một dấu hỏi lớn ở thời nay, một trong những những vị Hoàng đế mà người đời luôn mong mỏi muốn được một lần chiêm ngưỡng là Càn Long. 

Tiet lo qua choang ve dung nhan that cua vua Can Long
Càn Long là một trong những vị Hoàng đế có tuổi thọ lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, thời kỳ trị vì nhà Thanh của ông kéo dài hơn 60 năm từ 11/10/1736 đến 1/9/1795. Đây được xem là thời cực thịnh về kinh tế cũng như quân sự Đại Thanh. Thế nên, ngoài những nghiên cứu về đời tư, hầu như các học giả luôn muốn tìm kiếm dung mạo thật sự của Càn Long Đế. Để xem vị hoàng đế này trên gương mặt có nét gì đặc biệt? Ảnh: Wikipedia. 

Tiết lộ cực choáng về lăng mộ Hoàng đế Càn Long

(Kiến Thức) - Sau khi qua đời năm 1799, Hoàng đế Càn Long đã được an táng tại Thanh Dụ Lăng - nay thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Công trình này được hoàn thành năm 1752 tiêu tốn hơn 170 vạn lạng bạc.

Tiet lo cuc choang ve lang mo Hoang de Can Long
 Việc khám phá lăng mộ của các hoàng đế năm xưa luôn là thử thách với bất kỳ ai vì nơi đây chứa âm khí tích tụ hàng trăm năm khiến người ta không khỏi sởn gai ốc. Ngay cả Thanh Dụ Lăng – một công trình xa hoa, lộng lẫy được xây dựng để an táng Hoàng đế Càn Long cùng các hậu phi của mình cũng khiến khách tham quan phải chuẩn bị trước tinh thần tiến vào. Ảnh: Wikipedia. 

Thám hoa nào của nước Việt khiến vua Càn Long khâm phục?

Phan Kính là lưỡng quốc thám hoa duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông có công rất lớn tạo nên mối bang giao giữa nhà Thanh và nước ta. Phan Kính từng được vua Càn Long tặng áo cẩm bào khi đi sứ Trung Quốc.

Tham hoa nao cua nuoc Viet khien vua Can Long kham phuc?
 Theo sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, thám hoa là danh hiệu trong khoa cử Việt Nam thời phong kiến. Nó bắt đầu xuất hiện tại kỳ thi năm 1247, đời vua Trần Thái Tông.

Tin mới