Bí quyết trẻ đẹp không ngờ ở độ tuổi U70 của "Tây lương nữ quốc"

"Tây Vương nữ quốc" Chu Lâm chia sẻ bí quyết giữ gìn nhan sắc, dù đã U70 nhưng nhan sắc bà trẻ trung đến bất ngờ.

Bí quyết trẻ đẹp không ngờ ở độ tuổi U70 của "Tây lương nữ quốc"
Hình ảnh Chu Lâm khi đóng Tây Du Ký 32 năm trước và hiện tại.
Hình ảnh Chu Lâm khi đóng Tây Du Ký 32 năm trước và hiện tại. 
Chu Lâm (sinh năm 1952) là một trong những nữ diễn viên gạo cội của làng giải trí Hoa ngữ. 32 năm trước, bà gây chú ý khi vào vai Tây vương nữ quốc phim Tây Du Ký của đạo diễn Dương Khiết.
Bên cạnh đóng phim, Chu Lâm còn tham gia ca hát, đóng kịch và hoạt động trong lĩnh vực kinh kịch. Hiện nay, ở độ tuổi 66, bà chủ yếu dành thời gian giảng dạy diễn xuất và đi du lịch.
Chu Lâm được coi là quốc vương Nữ nhi quốc đẹp nhất mọi thời đại. Dù mới đây, Triệu Lệ Dĩnh cũng đảm nhận vai trò tương tự nhưng vẫn không nào làm lu mờ được phiên bản gốc.
Ở độ tuổi U70, Chu Lâm trông cực kỳ trẻ trung, thon gọn. Bà từng vướng nghi vấn tiêm box làm căng da để trông trẻ đẹp hơn ở tuổi xế chiều. Tuy nhiên, bà không giải thích bất kỳ điều gì liên quan vì không còn quan tâm đến showbiz.
Hồi trẻ, Chu Lâm sở hữu nhan sắc vô cùng xinh đẹp, động lòng người.
Hồi trẻ, Chu Lâm sở hữu nhan sắc vô cùng xinh đẹp, động lòng người. 
Chu lâm chỉ tiết lộ bí quyết giúp cơ thể khỏe mạnh và trẻ trung của mình chính là tập thể dục. Bà coi tập thể dục là hoạt động thiết yếu hàng ngày. Nếu thời tiết tốt, Chu Lâm thường chạy bộ mỗi tối ở ngoài trời. Nếu trời lạnh, bà sẽ chạy máy tại nhà.
Ngoài ra, Chu Lâm cho biết: "Khi cảm thấy mệt, tôi chỉ cần thư giãn, vui chơi cho thoải mái, không cần quá căng thẳng ép buộc bản thân quá mức". Việc tập luyện có thể gián đoạn nhưng cần duy trì điều độ.
Sở thích đi du lịch giúp Chu Lâm có được suy nghĩ tích cực, vui tươi dù hôn nhân không viên mãn. Đây là một trong những bí quyết duy trì nhan sắc của nữ diễn viên.
Bên cạnh việc tập thể dục, Chu Lâm còn ăn uống rất khoa học, cân bằng. Bà tránh ăn chất béo hoặc các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao, thực phẩm khó tiêu, tăng cường ăn hoa quả, rau xanh.
Bên cạnh tập thể dục, Chu Lâm kết hợp ăn uống khoa học.
Bên cạnh tập thể dục, Chu Lâm kết hợp ăn uống khoa học. 
Ngoài ra, để chăm sóc da, nữ diễn viên thoa kem dưỡng ẩm, kem giảm nếp nhăn vùng mắt và kem chống nắng cho da mặt suốt cả ngày. Bà thoa đều kem khắp mặt, trừ vùng mắt rồi thoa xuống cổ. Chú ý thoa kem theo chiều từ mũi đẩy ra hai bên má để tránh nhăn, dãn da.
Khi dùng kem giảm nếp nhăn mắt, bà dùng đầu ngón tay áp út tán kem quanh 2 mắt. Bắt đầu từ đuôi mắt phía dưới, di chuyển vào khóe mắt, vòng lên mí mắt trên rồi kéo về đuôi mắt. Lặp lại 3 vòng như vậy.
Cuối cùng, Chu Lâm uống nhiều nước và đắp mặt nạ ngủ để làm đẹp da. Bà uống từ 6-8 cốc nước lớn mỗi ngày để giữ độ ẩm cho da. Sau khi thoa nước hoa hồng, Chu Lâm thoa lớp mặt nạ ngủ lên da rồi nhẹ nhàng mát-xa theo chuyển động tròn, lan dần từ cánh mũi sang hai bên má, từ giữa trán sang hai thái dương, từ cằm vuốt lên má song song với đường xương hàm. Bà để mặt nạ ngủ suốt đêm rồi rửa sạch vào sáng hôm sau.
Nhờ những bí quyết trên đây mà Chu Lâm trẻ đẹp như vậy ở tuổi U70.
Chu Lâm khiến nhiều đàn em ngưỡng mộ vì quá trẻ trung.
 Chu Lâm khiến nhiều đàn em ngưỡng mộ vì quá trẻ trung.
 

“Tây Lương nữ quốc” ở đâu?

Thú vị thay, ngay trên đất nước Trung Hoa ngoài đời cũng có một "Nữ nhi quốc" tại tỉnh Vân Nam xinh đẹp, tồn tại đã 2000 năm qua.

“Tây Lương nữ quốc” ở đâu?
Hồ Lugu nhìn từ trên cao.
Hồ Lugu nhìn từ trên cao. 
Những cư dân của vương quốc này là người thuộc dân tộc Mosuo, sống xung quanh hồ Lư Cô (Lugu) thơ mộng có khu rừng xanh thẳm bao quanh (thuộc huyện Ningliang, ngoại ô thành phố Lệ Giang, tỉnh Vân Nam). Hồ Lư Cô, theo tiếng Mosuo là hồ Mẫu Thân (hồ người mẹ của dân tộc Mosuo), có diện tích rộng đến 48km vuông, nằm ở độ cao 2.690m so với mặt nước biển và giáp hai tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam.
Muốn đến nữ nhi quốc này, phải cưỡi ngựa, đi thuyền và lội bộ. Có lẽ nhờ đường đi cách trở xa xôi nên họ sống hầu như tách biệt với thế giới phồn hoa bên ngoài và những hối hả, tất bật của cuộc sống hiện đại cũng ít ảnh hưởng đến nền văn hóa, tập tục ngàn năm của họ.
Nữ nhi quốc nằm ở huyện Ningliang, ngoại ô thành phố Lệ Giang của tỉnh Vân Nam.
Nữ nhi quốc nằm ở huyện Ningliang, ngoại ô thành phố Lệ Giang của tỉnh Vân Nam. 
Mosuo là dân tộc sống theo chế độ mẫu hệ duy nhất còn sót lại ở Trung Quốc, hiện nay gồm khoảng 15.000 người. Người dân ở đây theo Phật giáo Tây Tạng. Khác với phim ảnh, Nữ nhi quốc Mosuo không chỉ toàn phụ nữ mà có cả đàn ông sinh sống. Tuy nhiên, mọi quyết định, quyền hành từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn trong nhà, dòng tộc hay trong làng đều do phụ nữ quyết định. Đàn ông không có địa vị, tiếng nói.
Tuy thế những người đàn ông ở đây tự hào tuyên bố, "Đàn ông Mosuo chỉ lấy các cô gái, chứ không lấy tài sản của họ". Gia tài được lưu truyền từ mẹ sang con gái, và con trai chỉ được xem là người tạm trú trong nhà. Thậm chí sau khi kết hôn và có con, những người đàn ông tiếp tục vẫn sống trong nhà mẹ của họ, trong khi những đứa trẻ sẽ sống với vợ anh ta.
Muốn đến Nữ nhi quốc Mosuo, phải ngồi thuyền rồi cưỡi ngựa tiếp.
Muốn đến Nữ nhi quốc Mosuo, phải ngồi thuyền rồi cưỡi ngựa tiếp. 
Thiếu nữ và thiếu niên người Mosuo đến tuổi 13 sẽ được bà nội, mẹ hoặc một phụ nữ có địa vị trong dòng tộc cử hành lễ Thành Niên. Trong buổi lễ, các bà sẽ đọc lời khấn, chúc phúc cho các cô gái, chàng trai, rồi họ thay ra những bộ áo dài đến chân mặc khi còn nhỏ. Nữ sẽ mặc áo váy hoa, đội nón hoa có gắn vỏ xà cừ, còn nam mặc quần. Sau nghi lễ này, họ đã thành người lớn và có quyền kết bạn. Cũng kể từ đó, cô gái phải dọn ra ở căn gác có cửa sổ lớn sát cổng nhà nhất để bắt đầu “tẩu hôn”.
Cô gái người Mosuo dễ nhận biết qua chiếc váy hoa, đội nón có gắn vòng xà cừ.
 Cô gái người Mosuo dễ nhận biết qua chiếc váy hoa, đội nón có gắn vòng xà cừ.
Người Mosuo không có tục cưới gả mà vẫn duy trì phong tục “tẩu hôn”, tức là nam thanh niên đêm đêm sẽ cưỡi ngựa sang nhà cô gái ưng ý, leo lên chiếc thang mà cô gái bắc sẵn để vào căn gác của cô. Họ sẽ ở bên nhau suốt đêm nhưng người con trai phải lặng lẽ về nhà trước khi gà gáy sáng. Khi đến nhà cô gái, các chàng trai thường mang theo một chiếc nón, một cây gậy và vài cái bánh bao. Cô gái sẽ treo chiếc nón ngoài cửa sổ để kẻ đến sau nhìn thấy mà rút lui. Còn chiếc gậy dùng để xua rắn rít hay hù dọa lũ chó nhà nàng, bánh bao cũng là “quà mua chuộc” lũ chó để dễ dàng “đột nhập”.
Phòng của các cô gái Mosuo thường ở căn gác có cửa sổ mở sát đường nhất để thuận tiện cho các chàng đêm đêm đến “tẩu hôn”
Một chàng trai đang “tẩu hôn” với nàng trên gác.
Một chàng trai đang “tẩu hôn” với nàng trên gác.
Nếu không ưng ý chàng trai, cô gái có quyền đuổi hay không cho chàng leo vào gác của mình. Ngoài ra, các nàng có quyền đêm nay mở cửa, bắc thang cho chàng này, nếu chưa hài lòng thì “cấm cửa” và cho chàng khác lên gác vào đêm khác. Khi cô gái có thai, mối quan hệ giữa đôi nam nữ gắn bó hơn. Chàng trai sẽ thường xuyên lui tới đến thăm nom con, nhưng tuyệt đối không được bồng về nhà mình. Đêm đêm, chàng trai đến nhà “vợ”, sáng sớm lại về nhà mình, bắt đầu một buổi làm việc như đồng áng, săn bắn, vào rừng…, còn cô gái ở nhà dệt thổ cẩm để mang ra chợ phiên bán.

Ký túc xá như “tây lương nữ quốc” gây sốt mạng TQ

Ký túc xá với căn phòng toàn màu hồng khiến nhiều cư dân mạng trầm trồ, ngưỡng mộ.

Ký túc xá như “tây lương nữ quốc” gây sốt mạng TQ
Ky tuc xa nhu “tay luong nu quoc” gay sot mang TQ

Mới đây, hình ảnh một căn phòng ký túc xá đẹp như phòng của công chúa đang được cư dân mạng Trung Quốc liên tục chia sẻ, gây xôn xao cộng đồng mạng. Được biết, căn phòng ký túc xá này là phòng 543, thuộc khu ký túc xá nữ của trường đại học Tây Hoa ở Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Những danh thắng xuất hiện trong tác phẩm kinh điển “Tây Du Ký“

Hành trình làm phim dài gần 100.000 km trong 17 năm của "Tây Du Ký" đem lại những góc quay ấn tượng, trong hoàn cảnh hạn chế về kỹ thuật, kinh phí.

Những danh thắng xuất hiện trong tác phẩm kinh điển “Tây Du Ký“
Nhung danh thang xuat hien trong tac pham kinh dien “Tay Du Ky“
Dựa trên cuốn tiểu thuyết "Tây Du Ký" của nhà văn Ngô Thừa Ân từ thế kỷ 16, bộ phim truyền hình phát sóng lần đầu tiên năm 1986 của nữ đạo diễn Dương Khiết trở thành một tác phẩm huyền thoại của truyền hình Trung Quốc. Phim quay ròng rã trong 17 năm, với 41 tập phim. Một số điểm quay ngoại cảnh nổi bật gồm đảo Đông Sơn ở Phúc Kiến, vườn bách thảo Lô Sơn ở Giang Tây, hay công viên quốc gia Trương Gia Giới ở Hồ Nam. Ảnh: National Geographic. 

Tin mới