Bi thảm số phận nô lệ tình dục Hàn Quốc trong chiến tranh

Một cựu phụ nữ giải khuây cho biết bà đã mắc nhiều bệnh lây qua đường tình dục đến mức phải cắt bỏ tử cung. Và theo ước tính có tới 2/3 trong số họ chết trước khi chiến tranh chấm dứt. 

Bi thảm số phận nô lệ tình dục Hàn Quốc trong chiến tranh
Hình ảnh được cho là chụp phụ nữ Hàn Quốc bị ép làm nô lệ tình dục cho phát xít Nhật thời Thế chiến 2
 Hình ảnh được cho là chụp phụ nữ Hàn Quốc bị ép làm nô lệ tình dục cho phát xít Nhật thời Thế chiến 2

“Phụ nữ giải khuây” là cụm từ ám chỉ phụ nữ và trẻ em gái bị quân đội Nhật Bản ép làm nô lệ tình dục trong Thế chiến 2. Theo các học giả, quân Nhật đã bắt cóc và buôn bán khoảng 400.000 phụ nữ giải khuây trên khắp châu Á. Sau khi chiến tranh kết thúc, những người sống sót kể lại trải nghiệm kinh hoàng của chính mình trong những nhà thổ quân sự đầy ám ảnh của quân Nhật"

Lee Ok-Seon bị ép làm nô lệ tình dục trong một nhà thổ quân sự Nhật Bản suốt 3 năm trong Thế chiến 2. Hơn 70 năm sau khi quân Nhật đầu hàng, bà Lee chia sẻ với hãng tin DW của Đức về câu chuyện của mình.
Lee dũng cảm nói về ngày bi kịch, khi bà bị một nhóm đàn ông bắt cóc ở thành phố Busan, Hàn Quốc. Khoảng 5-6h tối, Lee – lúc đó 14 tuổi – bị ném vào xe ô tô và đưa đến một nhà thổ ở Trung Quốc. Tại đây, bà bị hãm hiếp hằng ngày cho tới khi kết thúc chiến tranh.
Khi được hỏi về nhà thổ, Lee nói: "Đó không phải là nơi dành cho con người. Đó là một lò mổ".
Theo Huffington Post, ước tính có tới 400.000 phụ nữ và trẻ em gái trên khắp châu Á đã bị bắt cóc và buộc phải phục vụ cho quân đội Nhật trong Thế chiến II. Nạn nhân đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, và những lãnh thổ do quân Nhật chiếm như Đài Loan, Indonesia, Malaysia và Philippines.
Không chỉ bị hãm hiếp, nô lệ tình dục thời chiến còn bị tra tấn, thậm chí giết hại. Theo DW, ước tính 2/3 trong số họ chết trước khi chiến tranh chấm dứt.
"Chúng tôi thường bị đánh đập, đe doạ và tấn công bằng dao", bà Lee nhớ lại. "Chúng tôi chỉ 11-14 tuổi và không tin rằng bất cứ ai có thể cứu chúng tôi khỏi địa ngục đó".
Lee Ok-Seon bị ép làm nô lệ tình dục trong một nhà thổ quân sự Nhật Bản suốt 3 năm trong Thế chiến 2
Lee Ok-Seon bị ép làm nô lệ tình dục trong một nhà thổ quân sự Nhật Bản suốt 3 năm trong Thế chiến 2 
Lee giải thích trong thời gian ở nhà thổ, bà bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài và không tin ai cả. Đó là trạng thái “tuyệt vọng liên tục”.
"Nhiều cô gái đã tự sát, họ dìm mình xuống nước hoặc treo cổ", Lee nói và thú nhận bà từng nghĩ đây là sự lựa chọn duy nhất nhưng không thể tự tử.
Sau khi chiến tranh kết thúc, bà Lee được giải cứu và quyết định ở lại Trung Quốc vì không dám trở về quê hương.
“Làm sao tôi có thể về nhà được? Ai cũng biết tôi là phụ nữ giải khuây. Tôi không bao giờ dám nhìn mặt mẹ tôi nữa”, Lee nói với DW.
Vì bị nhiễm nhiều bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như giang mai, Lee từng bị ốm nặng đến mức suýt chết. Để tăng cơ hội sống sót, các bác sĩ đã cắt bỏ tử cung của bà.
Khi ổn định cuộc sống, Lee lấy chồng Trung Quốc gốc Hàn Quốc, người góa vợ và đã có 2 con.
“Tôi cảm thấy chăm sóc những đứa trẻ này là nghĩa vụ của tôi vì mẹ chúng đã chết. Còn tôi thì không thể có con được nữa”, Lee nói.
Bà Lee (giữa) biểu tình bên ngoài đại sứ quán Nhật Bản ở Hàn Quốc
 Bà Lee (giữa) biểu tình bên ngoài đại sứ quán Nhật Bản ở Hàn Quốc
Bên cạnh Lee, rất nhiều phụ nữ Hàn Quốc khác cũng lên tiếng. Trong một bản báo cáo năm 1996 của Liên Hợp Quốc về phụ nữ giải khuây, rất nhiều người cung cấp lời khai chi tiết về cuộc sống địa ngục bên trong những nhà thổ của quân Nhật thời chiến.
Bà Chong Ok-sun, 98 tuổi, kể rằng bị mình bắt cóc vào năm 13 tuổi. Lần đầu tiên bị cưỡng hiếp, bà Chong nói rằng mình bị đấm mù mắt.
“Khi tôi hét lên, họ nhét tất vào miệng tôi và tiếp tục cưỡng hiếp tôi”, Chong nói. “Có người đấm vào mắt trái tôi vì tôi khóc. Ngày hôm đó mắt trái tôi đã bị mù”.
Tại nhà thổ, bà Chong kể có khoảng 300 cô gái Hàn Quốc và họ phải phục vụ hơn 5.000 quân Nhật, có lúc 40 người/ngày.
“Mỗi lần tôi chống cự, họ đánh tôi hoặc nhét giẻ vào miệng tôi. Có người còn nhét que diêm vào vùng kín của tôi cho đến khi tôi nghe lời hắn. Tôi bị chảy máu rất nhiều”, Chong kể.
Trong bản báo cáo của Liên Hợp Quốc đăng trên báo Vox, bà Chong cũng kể về những màn tra tấn, giết người man rợ trong nhà thổ.
Hình ảnh ghi lại năm 1944 cho thấy 7 phụ đứng ngoài một ngôi nhà tồi tàn, được cho là nhà thổ quân sự tại Trung Quốc.
 Hình ảnh ghi lại năm 1944 cho thấy 7 phụ đứng ngoài một ngôi nhà tồi tàn, được cho là nhà thổ quân sự tại Trung Quốc.
Một cô gái từng bị “đánh bằng kiếm, lột sạch quần áo, trói chân tay và lăn qua bàn đầy đinh”, theo bà Chong. Lý do là vì cô hỏi tại sao phải phục vụ nhiều đàn ông như vậy. Sau màn tra tấn, quân Nhật chặt đầu cô gái này.
“Một cô gái khác bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục, và hậu quả là hơn 50 lính Nhật cũng bị nhiễm”, Chong tiếp tục. “Để ngăn chặn căn bệnh này, quân Nhật nhét thanh sắt nóng vào vùng kín của cô ấy”.
Bà Chong cho rằng một nửa số phụ nữ giải khuây trong trại đã bị giết. Bà từng chạy trốn 2 lần nhưng đều bị bắt sau vài ngày.
Phải 5 năm sau, khi quân Nhật tra tấn Chong rồi bỏ mặc bên sườn núi, bà mới may mắn trốn thoát và sống sót.
Theo DW, ước tính 2/3 phụ nữ giải khuây chết trước khi chiến tranh chấm dứt.
Theo DW, ước tính 2/3 phụ nữ giải khuây chết trước khi chiến tranh chấm dứt. 
Tương tự, bà Hwang So-gun cũng từng chứng kiến cảnh giết người dã man trong nhà thổ quân sự Nhật Bản.
Lần đầu tiên bị cưỡng hiếp, bà Hwang kể: “Hắn hỏi tôi: Mày có nghe lời tao hay không? Sau đó hắn kéo tóc tôi, đặt tôi lên sàn và yêu cầu tôi dạng chân ra. Hắn hãm hiếp tôi”.
Sau khi người đàn ông này đi khỏi, bà Hwang cho biết mình tiếp tục bị cưỡng hiếp bởi 20-30 người khác.
“Chúng tôi phải khám sức khoẻ thường xuyên. Những người bị bệnh bị giết và chôn ở những nơi không ai biết”, Hwang nói. “Có hôm, một cô gái mới đến. Cô ấy cố gắng chống cự những người đàn ông và cắn tay họ. Sau đó, cô ấy bị đưa ra sân và trước mặt tất cả chúng tôi, cô bị chặt đầu”.
Một cựu nô lệ tình dục cho lính Nhật thời chiến khóc tại một hội nghị cho những phụ nữ giải khuây còn sống
Một cựu nô lệ tình dục cho lính Nhật thời chiến khóc tại một hội nghị cho những phụ nữ giải khuây còn sống 
Với bà Kim Ju-hwang, người bị ép làm nô lệ tình dục cho quân Nhật suốt 5 năm, quá khứ ám ảnh bám theo bà suốt cuộc đời.
Khi còn là trinh nữ, bà Kim bị lừa vào nhà thổ Nhật Bản. Tại đây, một tên lính đã cưỡng hiếp bà lần đầu tiên.
“Hắn xé váy tôi và dùng dao trên súng cắt quần lót của tôi. Lúc đó tôi ngất đi. Khi tỉnh lại, tôi thấy mình được trùm chăn nhưng máu ở khắp nơi”, Kim kể.
Từ đó trở đi, Kim nhận ra mình bị ép làm nô lệ tình dục cho các sĩ quan cấp cao. Kim cùng các cô gái Hàn Quốc khác phải tiêm thuốc có tên “mũi 606” để tránh thai hoặc xảy thai nếu có bầu.
Trong một năm, Kim chỉ được nhận quần áo 2 lần và ăn uống thiếu thốn, chỉ có bánh gạo và nước. Sau 5 năm bị ép làm phụ nữ giải khuây, bà đã phải chịu đựng hậu quả to lớn.
“Ruột của tôi hầu như đã bị loại bỏ vì nhiễm bệnh rất nhiều lần”, Kim chia sẻ. “Tôi không thể quan hệ tình dục vì những trải nghiệm đau đớn và nhục nhã đó”.
“Tôi thậm chí không thể uống sữa hoặc nước trái cây mà không cảm thấy đau đớn vì chúng làm tôi nhớ lại về những điều kinh tởm quân Nhật ép tôi làm”, bà Kim nói.

Lạnh gáy nhà tù giam nô lệ tình dục của phiến quân IS

(Kiến Thức) - Nhiều người không khỏi lạnh gáy trước những cảnh tượng bên trong nhà tù giam lỏng các nô lệ tình dục của phiến quân IS ở thị trấn Manbij, Syria.

Lạnh gáy nhà tù giam nô lệ tình dục của phiến quân IS
Nhà tù giam các nô lệ tình dục của phiến quân IS được phát hiện sau khi các chiến binh nổi dậy Syria giành lại thị trấn Manbij. Ảnh: Một chiến binh nổi dậy Syria đang dẫn phóng viên vào xem nhà giam các nô lệ tình dục.
Nhà tù giam các nô lệ tình dục của phiến quân IS được phát hiện sau khi các chiến binh nổi dậy Syria giành lại thị trấn Manbij. Ảnh: Một chiến binh nổi dậy Syria đang dẫn phóng viên vào xem nhà giam các nô lệ tình dục.

15 bức ảnh hiếm về Chiến tranh Triều Tiên

(Kiến Thức) - Đài CNN đăng tải loạt ảnh đen trắng phần nào lột tả sự khốc liệt của cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).

15 bức ảnh hiếm về Chiến tranh Triều Tiên
15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien
Theo Wikipedia, trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên, lực lượng hỗ trợ chính cho Triều Tiên là Trung Quốc còn Hàn Quốc được lực lượng Liên Hợp Quốc, chủ yếu là quân đội Mỹ, hỗ trợ. Ảnh: Một binh sĩ Mỹ an ủi đồng đội trên chiến trường vào khoảng năm 1950. Ảnh: CNN.
15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien-Hinh-2
Người phụ nữ cõng đứa trẻ đi qua đống đổ nát ở thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên, sau khi nơi này bị không kích vào khoảng năm 1950. Được biết, hơn 2 triệu dân thường đã thiệt mạng trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên khốc liệt, bắt đầu bùng nổ vào ngày 25/6/1950. Ảnh: CNN.
15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien-Hinh-3
 Nhà sáng lập Triều Tiên Kim Il-Sung (trái) ký vào một tài liệu ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Được biết, cuộc chiến kết thúc khi hai miền Triều Tiên đạt được một thỏa hiệp đình chiến vào ngày 27/7/1953. Tuy nhiên, do không có hiệp định hòa bình nên về mặt kỹ thuật, cuộc chiến này cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Ảnh: CNN.
15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien-Hinh-4
Một binh sĩ Mỹ đứng giữa đống đổ nát ở Hamhung, Triều Tiên. Theo CNN, ngày 30/6/1950, Tổng thống Mỹ khi đó là Harry S.Truman đã chỉ thị quân đội Mỹ tham gia vào cuộc chiến này nhằm hỗ trợ Hàn Quốc. Ảnh: CNN.
15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien-Hinh-5
Một lính Mỹ cầu nguyện bên các binh sĩ bị thương tại bệnh viện dã chiến hồi tháng 8/1950. Ảnh: CNN.
15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien-Hinh-6
Lính Thủy quân lục chiến Mỹ tấn công Hagaru-ri, Triều Tiên, hồi tháng 12/1950. Ảnh: CNN.
15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien-Hinh-7
 Một em nhỏ bị bỏ rơi ngồi khóc trên đường phố Incheon, Hàn Quốc, hồi tháng 9/1950. Ảnh: CNN.
15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien-Hinh-8
Một lính Mỹ trên chiến trường hồi tháng 2/1951. Ảnh: CNN.
15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien-Hinh-9
 Tướng Mỹ Douglas MacArthur (trung tâm) cùng các quân nhân khác quan sát theo dõi một trận đánh từ tàu USS Mount McKinley hồi tháng 9/1950. Ảnh: CNN.
15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien-Hinh-10
 Lính Mỹ nhảy dù ở Hàn Quốc vào khoảng năm 1951. Ảnh: CNN.
15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien-Hinh-11
 Các tù nhân chiến tranh Triều Tiên trong nhà tù vào khoảng năm 1951. Ảnh: CNN.
15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien-Hinh-12
Lính thủy đánh bộ Mỹ sử dụng súng phun lửa trên chiến trường hồi tháng 4/1951. Ảnh: CNN.
15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien-Hinh-13
Tàu USS Missouri tấn công Chongjin, Triều Tiên, vào khoảng tháng 5/1951. Ảnh: CNN.
15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien-Hinh-14
 Thủy quân lục chiến Mỹ trên chiến trường hồi tháng 4/1952. Ảnh: CNN.
15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien-Hinh-15
 Lính Mỹ vừa xuống trực thăng vào khoảng năm 1953. Ảnh: CNN.

5 lý do Chiến tranh Triều Tiên thứ 2 khác cuộc chiến 1950-1953

(Kiến Thức) - Nếu chẳng may cuộc Chiến tranh Triều Tiên thứ hai nổ ra, chắc chắn nó sẽ khác hẳn cuộc chiến lần thứ nhất trong giai đoạn 1950-1953.

5 lý do Chiến tranh Triều Tiên thứ 2 khác cuộc chiến 1950-1953
Trong bài viết đăng trên tạp chí The National Interest, nhà phân tích Michael Peck đã nêu ra 5 điểm khác biệt chính trong hai cuộc Chiến tranh Triều Tiên:
1 - Không có chiến tranh chớp nhoáng (Blitzkrieg)

Tin mới