Bí thư chi bộ kiêm bảo vệ thóa mạ giáo viên để ra oai

Bí thư chi bộ TT Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp Thường Tín gây bức xúc khi buông lời thóa mạ, mạt sát giáo viên trước hội đồng nhà trường.

Bí thư chi bộ kiêm bảo vệ thóa mạ giáo viên để ra oai
Người có những lời lẽ mạt sát giáo viên của Trung tâm là ông Trịnh Đăng Xuân - Bí thư Chi bộ Trung tâm. Điều đáng nói, bản thân ông Xuân trên cương vị là Bí thư chi bộ, nhưng lại không có chuyên môn, mà chỉ là một bảo vệ của Trung tâm.
Bí thư chi bộ hành xử kiểu... chợ búa
Gần đây, nhiều cán bộ, giáo viên hiện đang giảng dạy tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp Thường Tín (TT KTTH-HN) đã không giấu nổi sự bức xúc khi người đứng đầu tổ chức Đảng của cơ quan lại buông lời thóa mạ, mạt sát giáo viên ngay trước hội đồng nhà trường. Điều đáng nói, từ khi đảm nhiệm chức Bí thư chi bộ, ông Xuân còn nhiều lần có những lời lẽ và hành động được cho là thô lỗ, thiếu tôn trọng giáo viên, không đúng với tư cách của người lãnh đạo, Đảng viên, gây nên sự phẫn nộ trong Chi bộ cũng như toàn Trung tâm.
Đỉnh điểm là trong cuộc họp Hội đồng Trung tâm ngày 8/4 vừa qua, trước toàn thể cán bộ, giáo viên của trung tâm, ông Xuân đã chỉ thẳng tay vào mặt một giáo viên và buông lời mạt sát. Trong đoạn băng ghi âm buổi họp được gửi đến báo, khi một số giáo viên tranh luận, đề nghị lãnh đạo Trung tâm làm rõ một số nội dung liên quan đến tài chính, ông Xuân đã lời qua, tiếng lại với một giáo viên. Sau đó, ông này được cho là đã lớn tiếng quát nạt và yêu cầu nữ giáo viên kia phải: “Câm ngay mồm…”. Câu này được lặp đi, lặp lại rất nhiều lần.
Bi thu chi bo kiem bao ve thoa ma giao vien de ra oai
Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp Thường Tín. 
Trao đổi với phóng viên sáng 17/4, ông Trịnh Đăng Xuân xác nhận, tiếng quát nạt trong đoạn băng ghi âm là của mình. Ông Xuân cũng cho biết, do cuộc tranh luận diễn ra gay gắt, vượt quá giới hạn nên trong lúc nóng vội, không kiềm chế được cảm xúc cá nhân, ông đã lớn tiếng với một nữ giáo viên. Tuy nhiên, ông Xuân lại cho rằng, lỗi không phải xuất phát từ cá nhân ông mà do bị kích động quá mức, khi nữ giáo viên liên tục xúc phạm ông tại buổi họp(?). “Tại Trung tâm hiện có những thành phần cố tình chống đối chủ trương chung, trong đó có nữ giáo viên này. Trong buổi họp, nữ giáo viên này cũng xúc phạm tôi rất nhiều”, ông Xuân cho biết.
Trái ngược với những gì ông Xuân phân trần, chị Nguyễn Thị Nga - nữ giáo viên bị ông Trịnh Đăng Xuân nói lời lẽ không hay - lại tỏ ra bất ngờ, vì trong buổi họp chị chỉ trao đổi, đề nghị lãnh đạo Trung tâm trả lời câu hỏi chứ không có bất cứ lời lẽ xúc phạm nào tới Bí thư chi bộ của Trung tâm.
Là một trong những thành viên cùng tham gia buổi họp hội đồng ngày 8/4, chị Nguyễn Thị H xác nhận, trong buổi họp đó, cuộc tranh luận cũng có lúc gay gắt giữa các bên, nhưng cô Nga không hề xúc phạm cá nhân đồng chí Bí thư chi bộ. Ngược lại, chính ông Xuân đã có những lời mạt sát cô Nga mà ai cũng biết.
Những chuyện khó tin
Tưởng như câu chuyện không đáng xảy ra tại một môi trường giáo dục, mô phạm chỉ dừng lại ở đó, thế nhưng, theo phản ánh của nhiều cán bộ, giáo viên tại Trung tâm, sự việc một Bí thư chi bộ của Trung tâm không có chuyên môn, chỉ làm công tác bảo vệ cơ quan khiến nhiều người không khỏi sửng sốt.
Theo thông tin ghi nhận được, Trung tâm KTTH-HN được thành lập từ năm 1992. Nhiều cán bộ, nhân viên Trung tâm đã rất bất ngờ sau khi Bí thư Chi bộ Hoàng Văn Thạch nghỉ hưu thì huyện ủy Thường Tín đã chỉ định ông Xuân làm Bí thư Chi bộ (từ tháng 8/2014), mặc dù trước đó, ông Xuân không hề có mặt trong danh sách chi ủy và cũng không được giới thiệu lên huyện ủy. Nhiều cán bộ, giáo viên trong Trung tâm đặt nghi vấn: Một người bảo vệ không có chuyên môn thì làm sao lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra theo dõi được chuyên môn, nghiệp vụ? Có gì uẩn khúc sau những quyết định lạ của huyện ủy Thường Tín?
Từ những nghi vấn này, PV đã tìm hiểu và phát hiện ra nhiều vấn đề có liên quan, phần nào lý giải cho quyết định lạ của huyện ủy Thường Tín. Tại thời điểm Bí thư Chi bộ Hoàng Văn Thạch chuẩn bị nghỉ hưu, huyện ủy Thường Tín đã có ý định chỉ định ông Nguyễn Ngọc Sơn - Giám đốc Trung tâm - vào vị trí Bí thư thay ông Hoàng Văn Thạch. Tuy nhiên, do ông Sơn đang mắc nhiều sai phạm và có đơn thư khiếu nại, nên huyện ủy Thường Tín tạm chỉ định ông Xuân vào vị trí này. Nếu như trước đó, chính ông Xuân là người đã vạch trần những sai phạm của Giám đốc Trung tâm, thì sau khi đảm nhận vị trí Bí thư, ông Xuân lại khẳng định: Mọi hoạt động ở Trung tâm diễn ra bình thường, không có sai phạm gì?
Bi thu chi bo kiem bao ve thoa ma giao vien de ra oai-Hinh-2
 Từ khi giữ chức Bí thư chi bộ, ông Xuân đã “quên” làm nhiệm vụ chính là bảo vệ cơ quan.
Vốn không có trình độ, chuyên môn nên ông Xuân không tạo được sự tin tưởng, nể phục của các Đảng viên, nhân viên trong Trung tâm. Nhiều người cho rằng, những hành động vừa qua của ông Xuân chính là để... thị uy với một bộ phận cán bộ, Đảng viên không chấp nhận cách làm việc của ông. Thậm chí, ông Hoàng Văn Thạch - nguyên Bí thư Chi bộ Trung tâm - còn cho biết, trên tư cách Đảng viên, ông Xuân nhiều lần tham gia đánh bạc, bỏ bê công việc, gây ảnh hưởng uy tín cơ quan.
Ông Thạch nhớ lại, cách đây mấy tháng, khi ông còn là Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Trung tâm KTTH-HN, ông Xuân khi đó chỉ là bảo vệ cơ quan. Do cảm thông hoàn cảnh ông Xuân có mẹ già bị tai biến, phải nằm viện điều trị, cơ quan đã tạo điều kiện cho ông Xuân được chủ động thời gian làm việc. Tuy nhiên, thay vì chăm sóc mẹ già, gia đình, ông Xuân lại bỏ đi đánh bạc. Sự việc trên diễn ra nhiều lần khiến vợ ông Xuân gọi điện đến Trung tâm và trách lãnh đạo Trung tâm đã không quản lý chặt chẽ, tạo điều kiện để ông Xuân đi đánh bạc? Chưa hết, kể từ khi đảm nhiệm vị trí Bí thư chi bộ, ông Xuân được cho là đã rời bỏ công việc bảo vệ, thường xuyên không đến cơ quan.
Thực tế, theo ghi nhận của PV tại Trung tâm nhiều ngày qua, để thay thế vị trí bảo vệ do ông Xuân đảm nhiệm trước đây, Trung tâm đã thuê thêm một lao động về làm công việc này, đồng thời chuyển một nhân viên hợp đồng của Trung tâm làm công việc bảo vệ. Dư luận lại đặt câu hỏi: Ông Xuân được bố trí và trả lương để làm công việc bảo vệ, vậy tại sao lãnh đạo Trung tâm lại không yêu cầu ông Xuân làm đúng công việc được giao?

Trưởng công an xã chơi xóc đĩa giữa đình làng

Trong số 11 con bạc có 5 người là đảng viên, trong đó có ông Đinh Văn Thoảng (43 tuổi) - Trưởng Công an xã Đoàn Lập...

Trưởng công an xã chơi xóc đĩa giữa đình làng

Nguồn tin từ cơ quan chức năng H.Tiên Lãng, TP.Hải Phòng hôm qua cho biết, chiều cùng ngày Công an huyện ập vào khu vực đình làng Tiên Đôi Ngoại (xã Đoàn Lập, H.Tiên Lãng), bắt quả tang 11 người đang đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa tại đây, trong đó có trưởng công an xã đánh bạc.

Truong cong an xa choi xoc dia giua dinh lang
Một số con bạc bị công an bắt giữ. 

Vụ nữ sinh Trà Vinh bị đánh: Hiệu trưởng bị kỷ luật

Liên quan vụ nữ sinh Trà Vinh bị đánh hội đồng, Hiệu trưởng trường THCS Lý Tự Trọng bị cách chức Bí thư chi bộ, hiệu phó bị khiển trách.

Vụ nữ sinh Trà Vinh bị đánh: Hiệu trưởng bị kỷ luật
Ngày 27/3, ông Dương Hiền Hải Đăng, Bí thư Đảng ủy phường 1, TP. Trà Vinh cho biết, Đảng ủy vừa có cuộc họp biểu quyết thống nhất hình thức xử lý khiển trách về mặt Đảng đối với 4 đảng viên chi bộ trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng, TP. Trà Vinh thuộc Đảng ủy phường 1, vì để xảy ra vụ việc một nữ sinh bị đánh hội đồng tại lớp 7/5.
Trường THCS Lý Tự Trọng.
 Trường THCS Lý Tự Trọng.

Bi kịch cô gái qua tay 4 người đàn ông nơi xứ người

Dính phải bọn buôn người, sau 30 năm biệt tích, 4 lần làm “vợ” 4 người đàn ông nghèo vùng miền núi Trung Quốc, Hằng đã về đến quê nhà.

Bi kịch cô gái qua tay 4 người đàn ông nơi xứ người

“Uống xong chai nước tôi lịm đi, nhưng vẫn mơ màng thấy mình được 2 người đàn ông kéo xuống một con thuyền để sang bên kia biên giới. Tỉnh lại, tôi thấy mình và 3 cô gái nữa đang ở dưới một tầng hầm của ngôi nhà cũ kỹ và không còn thấy bóng dáng bà Chất đâu nữa. Linh tính mách bảo mình đã bị 2 người đàn bà kia lừa bán sang Trung Quốc, tôi khóc và suy sụp hẳn”, chị Hằng nghẹn ngào.

Vì những khó khăn trong cuộc sống, chị Trần Thị Hằng (SN 1969, trú tại xã Hồng Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) bị những kẻ buôn người lừa bán sang Trung Quốc với viễn cảnh một cuộc sống sung sướng, nhàn hạ. Sau bao nhiêu năm mòn mỏi đợi chờ, cuối cùng cô đã được trở về quê hương như một phép nhiệm màu của tạo hóa.

Giấc mơ đổi đời

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hồng Sơn, huyện Quỳnh Lưu, cuộc sống gia đình Hằng luôn trong tình trạng chạy ăn từng bữa. Khó khăn, thiếu thốn là vậy nhưng trời lại phú cho cô vẻ đẹp mặn mà, dịu dàng và duyên dáng. Cô thôn nữ 15 tuổi với mái tóc dài đen óng, cặp mắt long lanh và đôi môi luôn tươi như hoa khiến bao trai làng say đắm, mơ ước lấy được cô về làm vợ.

Thế nhưng, đúng là “hồng nhan bạc phận”, cuộc đời cô đã rẽ sang một hướng khác với những thăng trầm, tủi nhục khi cô gặp bà Thi, bà Chất - hai kẻ chuyên buôn hàng chuyến từ chợ ra biên giới bán và kiêm luôn việc buôn bán người.

Bi kich co gái qua tay 4 nguòi dàn ong noi xu nguoi
 Chị Hằng bên người thân của mình ngày trở về quê hương.
Những lời tỉ tê, xu nịnh và viễn cảnh về một cuộc sống sung sướng, nhàn hạ được chúng vẽ ra trước mắt Hằng và cô đã bị thuyết phục. Mùa đông năm 1984, không kịp thông báo với gia đình, cô cùng 3 người nữa lên một chiếc ôtô cùng bà Chất, bà Thi để đến một nơi có cuộc sống “sung sướng”. Xe chạy một mạch đến Móng Cái (Quảng Ninh), bà Chất phát cho mỗi người một suất cơm và chai nước suối. Ăn uống xong thì ai nấy lịm đi không biết gì nữa. “Uống xong chai nước tôi lịm đi, nhưng vẫn mơ màng thấy mình được 2 người đàn ông kéo xuống một con thuyền để sang bên kia biên giới. Tỉnh lại, tôi thấy mình và 3 cô gái nữa đang ở dưới tầng hầm của một ngôi nhà cũ kỹ và không còn thấy bóng dáng bà Chất đâu nữa. Linh tính mách bảo mình đã bị 2 người đàn bà kia lừa bán sang Trung Quốc, tôi khóc và suy sụp hẳn”, Hằng nghẹn ngào.

Và rồi ở bên xứ người, cô bị nhốt trong hầm chứa, đem ra rao bán như một món hàng ở chợ, rồi 4 lần làm vợ người khác, có người bằng tuổi bố mình.

Cuộc sống nơi địa ngục trần gian

Sau khi tỉnh dậy, Hằng mới biết mình đã bị bà Chất bán cho một phụ nữ người Trung Quốc tên Lệ Lệ chuyên kinh doanh mua bán dâm, nhà chứa. Đêm đầu tiên, cô bị nhốt vào một phòng tối với một gã đàn ông trần như nhộng, hắn lao tới cô như con thú đã đói mồi lâu ngày. Cô kiên quyết chống trả và rồi nhận một trận đòn thừa sống thiếu chết từ mụ Lệ Lệ. Sau đó, cô không phải phục vụ khách mà chỉ bưng bê, được ăn ngon, mặc đẹp. Thế nhưng, mỗi ngày cô phải chứng kiến những kiểu tra tấn rùng rợn của bọn nhà chứa khi các cô gái không chịu đi khách. Chúng nung que sắt bỏ vào đùi cho thịt cháy xèo xèo bốc mùi khét lẹt, trói ngược đổ nước xà phòng vào miệng, buộc túm hai ống quần lại rồi thả rắn cho chui vào “chỗ kín”. Nhìn cảnh ấy, Hằng cứ run lên cầm cập.

Rồi cô được mụ Lệ Lệ bán cho một gã đàn ông tên Vương An làm vợ. Về “nhà chồng”, cô khóc lóc suốt bởi cảnh tủi nhục, ê chề của mình. Đêm đó, cô phải quặn mình phục vụ gã “chồng” rồi lịm đi lúc nào không biết. Nhục nhã hơn, ngày hôm sau, có 3 người bạn của “chồng” đến chơi và thay nhau cưỡng hiếp cô. Đêm sau, lại 3 tên khác đến khiến cô lả người, kiệt sức. Cô ra sức chạy trốn khỏi nô lệ tình dục của những tên háo sắc kia nhưng cuối cùng lại rơi vào tay Lệ Lệ.

Về lại “nơi làm việc” cũ, cô phải kiệt sức phục vụ khách để thu lại tiền cho mụ Lệ Lệ. Cô trở thành cái máy hút tiền và được Lệ Lệ chiều chuộng, nịnh bợ. Có ngày, cô phục vụ đến 30 lượt khách. Thời gian sau, thấy cô ngoan ngoãn “làm việc”, Lệ Lệ nới lỏng giám sát. Một hôm, tối trời, cô bỏ trốn, chạy bán sống bán chết qua nhiều ngọn đồi rồi lạc vào một bãi tha ma. Khát quá, thấy cái huyệt vừa cải táng có nước, cô lê đến uống ừng ực rồi lịm đi. Cô tỉnh lại khi cơn đói hành hạ, trườn đến ngôi mộ mới, trên có bát cơm cúng cho vào miệng nhai ngấu nghiến. Một thiếu phụ đi thăm mộ thấy cô sợ líu cả lưỡi, miệng ú ớ kêu “Ma… ma”. Nghe tiếng mẹ đẻ, cô bật khóc nức nở vì mừng. Thế nhưng, sau đó, chính thiếu phụ này đã bán cô cho một thanh niên tên Li Hao. Và cô lại phải cắn răng phục vụ 3 bố con nhà Li Hao. Đắng cay, nhục nhã, ý định chạy trốn lại trỗi dậy trong cô.

Cô lại trốn chạy và 2 lần rơi vào cạm bẫy của trò buôn người nơi xứ người, phải làm vợ một người đàn ông tên Vương Mỗ bằng tuổi bố mình, sinh được 2 gái, 1 trai, rồi bị bán cho một người đàn ông chừng 65 tuổi với 400 nhân dân tệ.

Ngày về cứ ngỡ là giấc mơ

Cuộc sống nơi đây tuy vất vả nhưng khá hoà đồng, cô được nhiều người quan tâm, giúp đỡ. Trong số đó, có bà tên Tâm (người Quảng Xương, Thanh Hoá) - bị bán sang đây lấy chồng Trung Quốc đổi tên là Hồng Hồng - mỗi năm thường về Việt Nam buôn bán 6, 7 lần. Khi nghe Hằng kể về cuộc đời mình, bà Tâm hứa lúc mang hàng về Việt sẽ cho theo, chồng Hồng Hồng cũng nhất trí cho Hằng theo về thăm quê và cung cấp tiền phí. Sau nhiều lần tìm kiếm từ những thông tin mù mờ mà Hằng cung cấp, bà Tâm đã tìm được gia đình cô ở xã Hồng Nguyên, huyện Quỳnh Lưu.

Ngày về, cô như chết lặng khi biết tin bố mình do quá thương nhớ con gái đã qua đời vì bạo bệnh cách đây 10 năm, thắp nén hương lên bàn thờ người cha, cô khóc trong đau đớn: “Con về rồi, bố tha lỗi cho con. Con gái bất hiếu để bố mẹ các anh phải lo lắng nhiều”. Gia đình hiện tại của Hằng còn 2 em trai, 1 anh trai và 3 em gái. Thương bố mẹ già bao nhiêu, cô càng căm phận những kẻ đã bán mình sang xứ người gấp vạn lần hơn thế. Cô quyết tâm vạch mặt tố cáo hành động đê hèn, vô nhân tính của những kẻ đó ra trước pháp luật. Tuy nhiên, chúng đều đã chết do bị đánh trong một vụ móc túi ở chợ Giát.

Cuộc hội ngộ của người anh, người chị và người em sau gần 30 năm lưu lạc thấm đẫm nước mắt. Anh chị của Hằng giờ tóc đã điểm màu mun, những nét nhăn bắt đầu hằn trên khuôn mặt hao gầy vì chờ đợi. Ngần ấy năm, tưởng như cô đã ra đi vĩnh viễn nhưng thật không ngờ cuộc đời vẫn còn những điều kỳ diệu. Sau gần 30 năm biệt tích, 4 lần làm “vợ” 4 người đàn ông nghèo vùng miền núi Trung Quốc, Hằng đã về đến quê nhà đoàn tụ với gia đình trong niềm vui vô tận.

Tin mới