Bí thư tỉnh ủy, thành ủy chịu trách nhiệm cao nhất về phòng, chống COVID-19
Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ, người đứng đầu cấp uỷ trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa phương, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn, phạm vi quản lý.
Hải Ninh
Thường trực Ban Bí thư vừa có Điện gửi Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVID-19; các Tỉnh ủy, Thành ủy; các Ban Đảng, Ban cán sự Đảng; Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương; các Đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương về tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Thường trực Ban Bí thư cho biết, việc này để tiếp tục khống chế và kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, không để dịch bệnh xâm nhập, lây lan trong nước, tiếp tục thực hiện thành công mục tiêu kép, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của người dân, bảo đảm an sinh xã hội.
Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực tiếp chỉ đạo chống dịch
Thường trực Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm một số nhiệm vụ trọng tâm.
Cụ thể, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trong công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong các ngày nghỉ lễ 30/4, 01/5 cũng như chuẩn bị bầu cử Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ, người đứng đầu cấp uỷ trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa phương, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, phạm vi quản lý.
Tăng cường tuần tra, kiểm sát chặt ché đường biên giới, cửa khẩu, cảng biển
Thường trực Ban Bí thư cũng yêu cầu Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương, Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế, Ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ nơi có đường biên giới chỉ đạo tăng cường tuần tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ đường biên giới, cửa khẩu, cảng biển.
Đồng thời, ngăn chặn tình trạng nhập cảnh trái phép, nhất là tại các đường mòn, lối mở, khu vực cửa khẩu; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình nhập cảnh trái phép.
Tăng cường công tác quản lý xuất, nhập cảnh tại các cửa khẩu; có biện pháp tuyên truyền và tạo điều kiện để công dân Việt Nam được nhập cảnh hợp pháp về nước và thực hiện nghiêm túc việc cách ly phòng, chống dịch theo quy định.
Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Thực hiện nghiêm yêu cầu 5K và thực hiện chế tài xử phạt, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân vi phạm công tác phòng, chống dịch bệnh.
Đồng thời chủ động xây dựng các phương án chống dịch bệnh, sẵn sàng đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra trên địa bàn, thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn, diễn tập để chủ động chuẩn bị cho các tình huống xấu xảy ra và thực hiện nghiêm túc phương châm bốn tại chỗ trong công tác phòng, chống dịch bệnh, chú trọng vai trò chủ động của cấp uỷ, chính quyền các địa phương.
Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt tại các cơ sở y tế, các khu cách ly, trường học, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, sân bay, bến xe, các địa điểm công cộng tập trung đông người; trên các phương tiện giao thông công cộng; các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp; các khu du lịch, khách sạn, cơ sở lưu trú và tại các sự kiện tập trung đông người. Hạn chế tổ chức các sự kiện tập trung đông người không cần thiết.
Người dân không chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch bệnh
Chỉ đạo khẩn trương tổ chức thực hiện tốt công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, đúng đối tượng theo tinh thần Nghị quyết số 21/NQ-CP, ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine COVID-19 và bảo đảm độ bao phủ tiêm chủng trên địa bàn.
Ban Tuyên giáo Trung ương tập trung chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để cảnh báo người dân không chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền yêu cầu 5K của Bộ Y tế về phòng chống COVID-19; chủ trương tiêm chủng vaccine phòng COVID-19; tổ chức vận động, tuyên truyền, cung cấp thông tin và phổ biến quy định để người dân có người thân ở nước ngoài chủ động vận động người thân không nhập cảnh trái phép, chủ động khai báo với cơ quan chức năng khi phát hiện trường hợp nhập cảnh trái phép.
Ban Dân vận Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt tại cơ sở tiếp tục phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19; phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân trong công tác bảo vệ, nâng cao sức khoẻ của bản thân và cộng đồng.
Trong thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp và có xu hướng ngày càng gia tăng, đã bùng phát trở lại tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia trong khu vực Châu Á gần và có biên giới với nước ta như Campuchia, Lào, Thái Lan, Ấn Độ. Tại Việt Nam, mặc dù chúng ta cơ bản đã kiểm soát tốt tình hình; tuy nhiên, khả năng dịch bệnh xâm nhập từ nước ngoài vào và bùng phát trở lại đối với nước ta là rất lớn. Vừa qua, ở một số địa phương, bộ, ngành đã có biểu hiện lơ là, chủ quan, không thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo và khuyến cáo của các cơ quan chức năng.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Thông điệp 5K, chung sống an toàn với đại dịch:
Bản tin 18h ngày 24/1, của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Việt Nam hiện có 1.548 bệnh nhân. Hôm nay cũng đã trải qua 48h, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc COVID-19 mới.
Số ca mắc ở Việt Nam:
- Tính đến 18h ngày 24/01: Việt Nam có tổng cộng 693 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 553 ca.
- Tính từ 18h ngày 23/01 đến 18h ngày 24/01: 0 ca mắc mới.
Bản tin 6h ngày 5/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Sáng nay, Hải Dương bắt đầu xét nghiệm COVID-19 mẫu gộp cho lái xe, học sinh, sinh viên người Hải Dương đang theo học tại các tỉnh, thành phố khác.
Tính từ 18h ngày 04/3 đến 6h ngày 05/3: Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Đến thời điểm này, nước ta vẫn có 2.488 bệnh nhân, trong đó có tổng cộng 1572 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước- riêng số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 879 ca.
Sáng 9/3, không ca mắc mới, Hà Nội và Gia Lai triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19
Bản tin 6h ngày 9/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Hôm nay, các điểm tiêm chủng ở Hải Dương, BV Bệnh Nhiệt đới TP HCM và BV Bệnh Nhiệt đới TW tiếp tục tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo kế hoạch, đồng thời mở rộng triển khai tiêm tại Hà Nội và tỉnh Gia Lai.
Tính từ 18h ngày 08/3 đến 6h ngày 09/3, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Cả nước hiện vẫn có 2.524 bệnh nhân COVID-19, trong đó có tổng cộng 1585 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, riêng số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 893 ca.
Trong đó, riêng Hải Dương có 709 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca)
10 tỉnh, thành phố đã qua 24 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới COVID-19 trong cộng đồng gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.
Hà Nội, đã tròn 3 tuần không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.
Hải Phòng: tính từ ca bệnh mắc gần nhất đến nay đã 2 tuần thành phố này không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn giám sát công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sáng ngày 8/3 Ảnh:Đồ Nghệ