"Bí thuật" tranh đoạt hoàng vị thời Phổ Nghi khiến hậu thế "dậy sóng"

Câu trả lời mới được tiết lộ về việc ' vì sao ai cũng tranh đoạt hoàng vị' của hoàng đế đầy 'sắc thái' nhất trong lịch sử đang khiến cộng đồng dư luận 'dậy sóng'.

"Bí thuật" tranh đoạt hoàng vị thời Phổ Nghi khiến hậu thế "dậy sóng"
Nói tới Phổ Nghi - vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh, hẳn ai cũng nhớ tới một vị vua đầy sắc thái. Ông đã từng phạm phải nhiều sai lầm lớn, từng ăn trộm bảo vật quốc gia trong cung bán đi, đồng thời cấu kết với người Nhật nhằm phục ngôi, kết cục lại trở thành bù nhìn cho người Nhật Bản.

Phổ Nghi cũng có một trải nghiệm cuộc sống đầy sóng gió và hỗn loạn. Ông bị đẩy lên hoàng vị từ năm 3 tuổi nhưng chỉ 3 năm sau đó lại phải lui xuống hậu đài. Cuối cùng sau khi Nhật Bản đầu hàng, ông đầu tiên trở thành tù nhân chiến tranh ở Liên Xô rồi sau đó mới được chính phủ Trung Quốc yêu cầu đưa về nước. Tất nhiên, trong quá trình lưu vong, Phổ Nghi cũng đã tuồn ra ngoài rất nhiều bảo vật hoàng gia.

"Bí thuật" tranh đoạt hoàng vị thời Phổ Nghi khiến hậu thế "dậy sóng" ảnh 2

Những tưởng đối phương sau khi nhận bảo vật sẽ cho mình một sự đảm bảo tốt. Nhưng không ngờ Phổ Nghi không nhận được gì, thậm chí còn tưởng rằng cuộc đời mình sẽ không thể có kết cục tốt đẹp. Nhưng may mắn thay, cuối cùng ông cũng được thả ra sau thời gian khổ sai trong trại lao động.

Từ đó, Phổ Nghi dự định sẽ làm lại cuộc đời. Vốn từ một hoàng đế cai quản cả một đất nước, bỗng trở thành một người dân bình thường, đó quả thật là một biến cố quá lớn trong đời người. Số phận sắp đặt để Phổ Nghi gặp Lý Thục Hiền, hai người tình đầu ý hợp và quyết định tiến tới hôn nhân.

Sau khi kết hôn, cả hai thường xuyên ra ngoài dạo chơi. Bởi vì phần lớn thời gian của Phổ Nghi đều ở trong cung, không biết cuộc sống ở bên ngoài cung là như thế nào, nên cả hai người thường xuyên dạo chơi quanh Bắc Kinh.

Một ngày nọ, Lý Thục Hiền nảy sinh ra ý muốn tới thăm cung điện nơi chồng mình đã từng ở - Cố Cung. Ban đầu Phổ Nghi lưỡng lự, tỏ ý không muốn quay lại đó. Rốt cuộc, đó là nơi có quá nhiều hồi ức xấu đối với ông.

Nhưng dưới sự thuyết phục của người vợ, rốt cuộc Phổ Nghi cũng quyết định làm theo mong muốn của Lý Thục Hiền. Hai người cùng trở lại Tử Cấm Thành, và bất ngờ gặp lại Lộc Trung Lân – người đã dẫn đầu quân đội trong "Cuộc đảo chính Bắc Kinh", trục xuất Phổ Nghi ra khỏi cung điện và phết truất ông làm dân thường.

"Bí thuật" tranh đoạt hoàng vị thời Phổ Nghi khiến hậu thế "dậy sóng" ảnh 3

Sau khi vào bên trong Cố cung, họ còn nghe thấy hướng dẫn viên du lịch nói về nhiều câu chuyện xảy ra, cũng như giải thích nhiều thắc mắc của du khách về những sự kiện xoay quanh cuộc chính biến năm đó ở đây. Kỳ thực khi đó Phổ Nghi đã nghe ra nhiều chuyện không đúng sự thật, nhưng ông không đứng ra để cải chính. Rốt cuộc thì thân phận của ông cũng khá đặc biệt, không cần thiết phải gây sự chú ý và tạo ra phiền phức.

Phổ Nghi lúc đó chỉ mỉm cười, rồi tiếp tục bước chân dạo chơi trong Cố cung cùng vợ mình. Hai người lặng lẽ bước đi, rồi cuối cùng cũng lạc tới Thái Hòa điện, nơi đầy ắp những hồi ức thời thơ ấu của ông. Đây chính là nơi mà Phổ Nghi bước chân lên hoàng vị, trở thành vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, bắt đầu cuộc đời đầy bi kịch của mình.

Lý Thục Hiền quay sang hỏi chồng một câu: "Tại sao trước kia ai cũng muốn tranh giành hoàng vị, ngồi lên long kỷ?" . Phổ Nghi nhìn chiếc ghế rồng trước mặt, lặng đi một lúc rồi trả lời: "Làm hoàng đế mới là nghề nghiệp đau thương nhất trên thế giới!"

Lý Thục Hiền biết rằng Phổ Nghi đang nhớ lại chuyện buồn năm đó, nên nhẹ nhàng vỗ vai ông, an ủi ông đừng suy nghĩ nhiều. Hai người tiếp tục thăm quan những nơi khác trong Cố cung.

Ảnh hiếm chưa từng được hé lộ trong hôn lễ vị vua cuối cùng của Trung Quốc

Năm 1922, vua Phổ Nghi đã thành hôn với người vợ đầu tiên của mình, cũng là người sau này trở thành mẫu nghi thiên hạ của Đại Thanh - Hoàng hậu Uyển Dung.

Ảnh hiếm chưa từng được hé lộ trong hôn lễ vị vua cuối cùng của Trung Quốc

Ảnh hiếm về 3 thế hệ gia đình Hoàng đế nhà Thanh cuối cùng

Sau khi trở thành Hoàng đế, Phổ Nghi rất hiếm khi được ở cùng người thân nhưng may mắn sự thoái vị của ông đã khiến quan hệ gia đình gần gũi trở lại.

Ảnh hiếm về 3 thế hệ gia đình Hoàng đế nhà Thanh cuối cùng

Anh hiem ve 3 the he gia dinh Hoang de nha Thanh cuoi cung

Hoàng đế Phổ Nghi đứng trên nóc Tử Cấm Thành. Ái Tân Giác La Phổ Nghi là Hoàng đế nhà Thanh thứ 12 và cũng là Hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Hoa. Sau khi Hoàng đế Quang Tự qua đời, Phổ Nghi được Từ Hi Thái hậu chọn trở thành người kế thừa ngôi báu. Phổ Nghi là con trai trưởng của Thuần Thân vương Tái Phong. Thuần Thân vương Tái phong là em cùng cha khác mẹ với Hoàng đế Quang Tự. Sau khi được chọn làm Hoàng đế, Phổ Nghi lên ngôi khi mới 2 tuổi, niên hiệu là Tuyên Thống. 

Hoàng đế Trung Hoa cuối cùng xin ở lại Liên Xô, nhưng bị từ chối?

Tại kho lưu trữ của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) có một chiếc cặp đặc biệt gồm những tài liệu liên quan đến Vua Phổ Nghi khi còn sống tại Liên Xô. 

Hoàng đế Trung Hoa cuối cùng xin ở lại Liên Xô, nhưng bị từ chối?
Tháng 8/1945, khi Hồng quân Liên Xô đã vượt qua được hệ thống phòng thủ dày đặc của đội quân Quan Đông và bắt đầu ào ạt tấn công, quân Nhật đã tìm cách đưa vị vua bù nhìn Phổ Nghi ra khỏi Mãn Châu. Nhưng một đơn vị đổ bộ của Hồng Quân đã kịp thời đánh chiếm sân bay thành phố, bắt giữ chiếc máy bay cùng với vị vua bù nhìn này và chuyển ông tới Chita, sau đó là một trại giam đặc biệt ở Khabarovsk.

Tin mới