Bị tố lừa cho vay mua mỹ phẩm, FE Credit xem xét hủy hợp đồng

Lãnh đạo FE Credit cho biết việc cho vay mua mỹ phẩm Deaura được thực hiện đúng thủ tục, nhưng sẽ xem xét hủy hợp đồng vay và giải quyết hỗ trợ cho khách hàng.

Thông tin việc hàng loạt người trở thành con nợ của Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (FE Credit) khi đến với dịch vụ trải nghiệm làm đẹp miễn phí đang gây xôn xao dư luận. Khách hàng tố bị lừa mua sản phẩm và vay nợ qua FE Credit. Để đòi nợ, công ty tài chính này bị cho là quấy rối, đe dọa khách hàng.
Cho vay đúng quy trình?
Thông tin với báo chí, FE Credit xác nhận trong số các sản phẩm cho vay tiêu dùng có gói cho vay mua mỹ phẩm Deaura của Công ty TNHH Venesa bị phản ánh thời gian qua. Tuy nhiên, lãnh đạo FE Credit nói quá trình thẩm định, cho vay đều đúng quy trình như các khoản vay tiêu dùng khác.
“Với thông tin khách hàng không đủ điều kiện vay vốn, chúng tôi sẽ xác minh lại quá trình thẩm định, phê duyệt. Nếu kỳ nhân viên vi phạm quy định sẽ bị xử lý nghiêm”, đại diện công ty này cho hay.
Bộ mỹ phẩm Deaura với giá trị lên tới 43 triệu đồng. Ảnh: PNO.
 Bộ mỹ phẩm Deaura với giá trị lên tới 43 triệu đồng. Ảnh: PNO.
Đối với yêu cầu hủy hợp đồng vay của những khách hàng không có nhu cầu sử dụng bộ sản phẩm Deaura, phía FE Credit khẳng định quan hệ giữa khách hàng và Công ty Venesa trong việc mua mỹ phẩm và quan hệ giữa khách hàng với FE Credit khi vay tiêu dùng không liên quan tới nhau. Hợp đồng vay này cũng không hề vi phạm nghĩa vụ nào, nên yêu cầu hủy hợp đồng là không đúng.
Tuy nhiên, công ty tài chính vẫn sẽ xem xét hủy hợp đồng để hỗ trợ khách hàng.
Thừa nhận có nhân viên quấy rối khách khi đòi nợ
Với khách hàng phản ánh bị nhân viên FE Credit gọi điện đòi nợ liên tục, công ty này nói luôn tuân thủ các quy định của pháp luật và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về hoạt động cho vay tiêu dùng.
Các khoản vay từ phân khúc khách hàng đại chúng thường có mức độ rủi ro cao nên phải có chính sách quản trị rủi ro từ khâu tiếp cận khách hàng, thẩm định, thu hồi nợ và giảm sát sau vay. Lãnh đạo FE Credit thừa nhận một số nhân viên có hành vi quấy rối khách hàng liên tục qua điện thoại là vi phạm quy định về quy tắc ứng xử đối với khách hàng.
Trước đó, nhiều người lao động thu nhập thấp (hầu hết là phụ nữ) liên tục tố bị lừa "mua nợ" gói mỹ phẩm giá hàng chục triệu đồng từ Công ty mỹ phẩm Deaura.
Fe Credit cho biết sẽ xem xét hủy hợp đồng cho khách hàng mua mỹ phẩm Deaura. Ảnh: Lê Quân.
Fe Credit cho biết sẽ xem xét hủy hợp đồng cho khách hàng mua mỹ phẩm Deaura. Ảnh: Lê Quân. 
Cụ thể, trong khi tham gia một gói chăm sóc da mặt miễn phí tại một trung tâm, nhiều người bị lôi kéo, dụ dỗ ký vào hợp đồng mua trả góp bộ mỹ phẩm trị giá đến 43 triệu đồng. Tại thời điểm tư vấn, nhân viên công ty mỹ phẩm cho biết nếu không thích có thể trả lại, nhưng khi những khách hàng tìm đến Công ty Deaura trả sản phẩm thì bị làm khó, thậm chí dù chưa sử dụng vẫn bị phạt tiền.
Khách phát hiện ra FE Credit bán sản phẩm trên chứ không phải từ Deaura hỗ trợ.
FE Credit sẽ bị thanh tra vì phản ánh của khách hàng
Liên quan đến vụ việc này, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng cũng đã có văn bản gửi Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN, thông tin ghi nhận ý kiến phản ánh của người tiêu dùng liên quan tới FE Credit.
Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng cho biết có nhiều ý kiến phản ánh của người dân liên quan tới giao dịch vay tiền để mua mỹ phẩm Deaura. Cùng với đó là hành vi liên hệ thu hồi nợ của FE Credit cho vay mua gói mỹ phẩm trên có dấu hiệu quấy rối, đe dọa người tiêu dùng.
Cơ quan Thanh tra Giám sát NHNN cũng vừa khẳng định sẽ đưa hoạt động của FE Credit vào kế hoạch thanh tra trong năm 2018, liên quan tới các phản ánh của khách hàng gần đây.
FE Credit hiện là một trong những công ty tài chính nắm thị phần cho vay tiêu dùng lớn nhất hiện nay. Đây là công ty con của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), do ngân hàng này nắm giữ 100% vốn.
Mới chỉ đi vào hoạt động từ năm 2015 nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng của FE Credit rất lớn. Trong năm 2017, dư nợ của công ty tài chính này tăng tới 40%, đạt gần 45.000 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt tới 3.358 tỷ đồng, chiếm tới hơn 51% tổng lợi nhuận chung của VPBank.

Soi nợ xấu “khủng” nhiều năm liên tiếp của VPBank

(Kiến Thức) - Tỷ lệ nợ xấu của VPBank tăng nhanh, biến ngân hàng này trở thành một trong 3 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong các nhà băng.

Tổng hợp số liệu từ báo cáo tài chính của 10 ngân hàng lớn Việt Nam bao gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV, ACB, Techcombank, MB, SHB, VPBank, Sacombank và Eximbank cho thấy, tổng nợ xấu của 10 nhà băng này trong quý I đầu năm lên tới 59.375 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước.

Đứng đầu trong nhóm các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất là Sacombank với con số lên tới 4,89% tổng dư nợ, mặc dù con số này đã giảm so với mức 5,35% hồi đầu năm. Kế đến là VPBank - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao thứ hai với mức 3,5% tổng dư nợ, tăng khá mạnh so với mức 2,91% hồi đầu năm.

“Cục vàng” VPB FC khiến VPBank “dính” nợ xấu khủng thế nào?

(Kiến Thức) -  Dù tạo ra nguồn lợi nhuận lớn cho VPBank, VPB FC lại được coi là nguyên nhân làm tăng mạnh nợ xấu của ngân hàng này.

VPB FC đã "giúp" VPBank nợ xấu khủng thế nào?
Theo báo cáo mới đây của ngân hàng VPBank ngày 31/3/2017, VPBank có 3.361 tỷ đồng nợ xấu, tăng 47,3% so với đầu năm và chiếm 2,86% tổng dư nợ (so với mức 2,03% đầu năm). Tuy nhiên, báo cáo hợp nhất lại cho thấy, nợ xấu của VPBank đã lên tới 5.326 tỷ đồng, tăng tới 26,6% so với đầu năm.

Tin mới