BIDV đặt kế hoạch 2020 lãi 12.500 tỷ, tăng 16,5% so năm trước

(Vietnamdaily) - Theo báo cáo thường niên vừa được công bố, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID) đặt kế hoạch năm 2020 với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 12.500 tỷ đồng, tăng 16,5% so với cùng kỳ. 

Đồng thời, BIDV đặt mục tiêu dư nợ tín dụng tăng 9%, huy động vốn tăng 9%, tỷ lệ nợ xấu dưới 1,7%.

BIDV cho biết sẽ tái cấu trúc toàn diện hoạt động đầu tư nhằm mục tiêu bảo toàn vốn và tuân thủ các quy định về an toàn trong hoạt động đầu tư. Cụ thể là tập trung cấu trúc lại các khoản đầu tư có tỷ lệ sở hữu lớn, triển khai thoái vốn các khoản đầu tư không hiệu quả, tiếp tục thực hiện rà soát hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài hoạt động chưa hiệu quả.

Triển khai các biện pháp nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn đúng quy định. Nỗ lực thực hiện phương án tăng vốn từ nguồn chi trả cổ tức bằng cổ phiếu; tiếp tục xúc tiến tăng vốn từ phát hành cổ phiếu cho Nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư tài chính mới; đồng thời triển khai các biện pháp tăng vốn khác theo kế hoạch.

BIDV dat ke hoach 2020 lai 12.500 ty, tang 16,5% so nam truoc-Hinh-2
 

Kết thúc năm 2019, BID ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất toàn ngân hàng đạt 10.732 tỷ đồng, tăng 14,3% so với năm 2018, chỉ tiêu ROA đạt 0,61%, ROE đạt 12,94%. 

Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đến 31/12/2019 đạt 1.325.737 tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng tổ chức, dân cư và trái phiếu doanh nghiệp đạt 1.134.503 tỷ đồng, tăng trưởng 12,2%, đảm bảo giới hạn tín dụng NHNN giao. Quy mô tín dụng của BIDV chiếm 13,8% thị phần toàn ngành và tiếp tục có

Tổng nguồn vốn huy động đạt 1.374.765 tỷ đồng, tăng 12,1% so với đầu năm; trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1.187.093 tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2018, vượt kế hoạch năm. Đặc biệt trong năm 2019, BIDV đã phát hành thành công trái phiếu tăng vốn với khối lượng chào bán thành công hơn 19.000 tỷ đồng, góp phần quan trọng nâng cao năng lực tài chính.

Các tín hiệu cảnh báo cổ phiếu BIDV đã bắt đầu xuất hiện

Mô hình lợi nhuận của BID vẫn dựa trên tín dụng truyền thống lấy chênh lệch tiền gửi và cho vay làm chủ đạo nhưng ngày càng cho thấy bất cập và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững trong thời đại mới.

Giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HOSE: BID) đã tăng trưởng liên tục trong thời gian qua. Tuy nhiên, các tín hiệu cảnh báo đã bắt đầu xuất hiện.

Cac tin hieu canh bao co phieu BIDV da bat dau xuat hien

Nợ xấu hơn 19.450 tỷ, BIDV ráo riết rao bán hàng loạt tài sản đảm bảo

(Vietnamdaily) - Từ đầu năm đến nay, BIDV đã ra một loạt thông báo về việc thẩm định giá, lựa chọn tổ chức và rao bán hàng loạt tài sản đảm bảo là các khoản nợ hàng trăm tỷ đồng của các tổ chức tại nhà băng này.

Cụ thể, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID) vừa ra thông báo lựa chọn tổ chức thẩm định giá khoản nợ tại CTCP Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long.

Tài sản định giá chính là khoản nợ của Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long Chi nhánh Thanh Xuân.