Xem toàn bộ ảnh
Biến chủng Delta với khả năng lây nhiễm cao khiến số ca mắc COVID-19 ở Mỹ tăng nhanh trong thời gian qua. Trong ngày 8/8, nước này ghi nhận thêm 118.000 ca nhiễm, mức cao nhất kể từ tháng 2/2021. Ảnh: Reuters. |
Trước đó, ngày 6/8, Mỹ báo cáo trung bình trên 100.000 ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày. Theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins vào ngày 6/8, tỷ lệ tử vong vì COVID-19 hàng ngày trong tuần qua cũng tăng mạnh. Ảnh: Reuters. |
Được biết, số ca COVID-19 đang tăng vọt ở những bang có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin thấp tại Mỹ, trong đó có Alabama, Louisiana, Wyoming, Idaho và Mississippi. |
Đáng chú ý, tại bang Alabama, trong số hơn 11.000 người chết vì COVID-19 kể từ đầu dịch, mới chỉ có 26 người đã tiêm chủng, AP đưa tin. Ảnh: Reuters. |
Giới chức y tế Mỹ lo ngại, số ca nhiễm mới và số ca nhập viện sẽ tiếp tục tăng cao nếu nhiều người Mỹ không chịu tiêm vắc xin COVID-19. Ảnh: Reuters. |
Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) Francis Collins (ảnh) cho rằng Mỹ đang “thất bại” trước COVID-19 và phải trả giá tồi tệ. Theo ông Collins, nếu chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho mọi người hiệu quả hơn, Mỹ đáng lẽ đã không phải chứng kiến đợt bùng phát do chủng Delta như hiện nay. “Chúng ta thật sự lẽ ra sẽ không lâm vào tình thế hiện tại. Bây giờ chúng ta phải trả một cái giá khủng khiếp", ông Collins nói. Ảnh: Reuters. |
Trong khi đang phải đối phó với biến thể Delta, sự xuất hiện của biến chủng Lambda càng khiến cuộc chiến chống COVID-19 ở Mỹ trở nên vất vả hơn. Ảnh: Reuters. |
Theo trang web Infection Control Today, ca đầu tiên nhiễm biến thể Lambda tại Mỹ được phát hiện trong bệnh viện ở Houston vào cuối tháng 7/2021. Đến nay, Mỹ ghi nhận hơn 1.300 ca nhiễm biến chủng Lambda lan rộng khắp 44 bang trên cả nước. Ảnh: AP. |
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) ngày 8/8 cảnh báo, biến chủng mới nguy hiểm này có nguy cơ gây nên làn sóng mới tại Mỹ. Ảnh: AP. |
Việc hàng loạt bang ở Mỹ đã ghi nhận ca nhiễm biến chủng Lambda khiến nhiều người đặt câu hỏi rằng liệu nó có gây ra mối đe dọa tiềm ẩn như biến chủng Delta hay không? Ảnh: AP. |
Được biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại Lambda là “biến chủng đáng quan tâm” - biến chủng bị nghi ngờ có khả năng lây nhiễm cao hơn so với chủng ban đầu hoặc có khả năng kháng vắc xin cao hơn. Ảnh: Reuters. |
Theo một số nghiên cứu ban đầu trong ống nghiệm, biến thể Lambda mang hai đột biến T76I và L452Q có khả năng làm tăng khả năng lây nhiễm so với chủng gốc SARS-CoV-2. Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng cho thấy biến thể Lambda ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của vắc xin. Dù vậy, giới khoa học cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa mới biết biến thể này nguy hiểm đến đâu. Ảnh: Reuters. |
"Nếu biến chủng này có thể phá vỡ khả năng miễn dịch ở những bệnh nhân từng nhiễm bệnh trước đó theo cách tương tự Delta, chúng ta có thể chứng kiến một làn sóng dịch bệnh khác trong thời gian 6 tháng mà số ca nhiễm chủ yếu là Lambda hoặc liên quan đến Lambda", Rachel Graham, Phó giáo sư khoa dịch tễ học thuộc Đại học Bắc Carolina, cảnh báo. Ảnh: Reuters. |
Mời độc giả xem thêm video: Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới (Nguồn video: THĐT)