Biến chứng nguy hiểm do để trẻ nằm điều hòa không đúng cách

Theo các bác sĩ, nếu cha mẹ không dùng điều hòa đúng cách, trẻ có thể mắc phải những bệnh nguy hiểm và để lại biến chứng khôn lường.

Biến chứng nguy hiểm do để trẻ nằm điều hòa không đúng cách
Điều hòa là vật cứu cánh cho những ngày nóng nực kéo dài. Nhưng việc sử dụng điều hòa không đúng cách nhiều người có cảm giác đau đầu, mất nước, khô họng... nhất là với trẻ nhỏ lại càng nguy hiểm. Đã có nhiều trường hợp trẻ ngủ trong phòng điều hòa gặp những vấn đề nguy hiểm về sức khỏe như ho, cảm lạnh, mất nước và hàng loạt các bệnh khác nhau.
Mới đây, một bé gái 6 tuổi ở Trung Quốc xuất hiện một hiện tượng lạ về sức khỏe khiến bố mẹ bé vô cùng hoảng hốt. Buổi sáng sau khi ngủ dậy, bé kêu đau cổ, cổ bị vẹo sang một bên, nghênh đầu không xoay lại như bình thường được. Tay cũng có hiện tượng buồn buồn, tê tê, khó chịu.
Bien chung nguy hiem do de tre nam dieu hoa khong dung cach
Trẻ nhỏ nằm điều hòa nhiều sẽ có thể bị cảm lạnh. Ảnh minh họa 
Bố mẹ bé nghĩ rằng có thể là do lúc nằm ngủ bé bị sai tư thế hoặc không kê gối như bình thường nên xảy ra hiện tượng đó. Mẹ bé đã lấy khăn nóng để chườm cổ và thực hiện một số động tác xoa bóp rồi đi học bình thường. Tuy nhiên đến chiều đi học về thì cả nhà phát hiện bé bị vẹo cổ, cứ chạm vào là bé khóc kêu đau cổ, tay tê tê như "kiến bò".
Lo lắng trước tình trạng của con gái nên bố mẹ cho bé đi khám. Tại đây các bác sĩ cho biết bé gái có thể đã mắc bệnh mà y học hay gọi là "bán thoát vị khớp cổ" – một loại bệnh khiến các khớp bị lệch ra ngoài vị trí khiến cho việc xoay chuyển trở nên bất thường.
Sau khi khám họng và hỏi thêm thông tin từ gia đình, được biết bé đang bị cảm, họng bé bị đỏ. Bác sĩ cho rằng nguyên nhân chính bắt nguồn từ "sát thủ vô hình" là virus cảm cúm lây nhiễm trong cơ thể bé khiến khả năng đề kháng giảm.
Giải thích về hiện tượng trên, các bác sĩ cho rằng, sở dĩ chúng ta có thể xoay cổ, chuyển đổi tư thế của đầu là nhờ vào các khớp cổ ở vị trí số 1 và số 2. Vùng cơ cổ của trẻ em thường rất mềm yếu, cơ khớp cổ vốn dĩ lại rất mong manh, khi bị cảm thì các cơ ở bộ phận quanh cổ lại càng yếu đi nghiêm trọng.
Khi trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên sẽ có khả năng lây lan đến cổ họng, thậm chí gây sưng phù, viêm nhiễm, dây chằng bị phù nước. Khi trẻ em vận động mạnh một chút, kể cả ho mạnh làm co giật các cơ ở cổ cũng có thể gây lệch cổ, ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Đây cũng là nguyên nhân gây lệch cổ, tê tay xảy ra với bé gái trên.
Thông tin về việc trẻ nằm điều hòa có tác hại như thế nào, bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP HCM cho biết, nếu cha mẹ sử dụng điều hòa với nhiều độ quá thấp suốt cả đêm sẽ gây cho bé nguy cơ dẫn tới cảm lạnh, suy yếu sức đề kháng dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, quá trình này sẽ diễn ra âm thầm trong giấc ngủ của trẻ và thực sự phát bệnh vào ngày hôm sau khi trẻ tỉnh dạy.
Trong khi đó, bác sĩ Đoàn thông tin thêm, hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm. Nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào mặt, vào đầu, bé có cơ địa yếu sẽ rất dễ mắc những bệnh về đường hô hấp như dị ứng đường hô hấp, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng. Những triệu chứng phổ biến của bé là ho, sốt, ngạt mũi... có thể xuất hiện sau khi nằm điều hòa trong thời gian lâu. Do đó, cha mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ và tạo độ ẩm cho phòng.
Do đó, theo bác sĩ Đoàn, phòng bật điều hòa cần được thường xuyên lau dọn, nếu không, những loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú sẽ trở thanh nguồn gốc phát sinh bệnh cho em bé. Ngoài ra khi sử dụng điều hòa lâu thường sẽ làm khô không khí. Nếu không có điều kiện mua máy phun sương hay máy hơi nước tạo độ ẩm, mẹ có thể đặt một chậu nước trong phòng.
Còn theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), khi dùng điều hòa cho trẻ nhỏ quan trọng là phải phụ thuộc vào nhiệt độ phòng. Vì vậy, bạn nên sắm một chiếc nhiệt kế thay vì chú ý đến mức nhiệt độ trên điều hòa. Vì nhiệt độ điều hòa và phòng có sự chênh lệch do phụ thuộc vào chất lượng máy, diện tích, tường vách.
Dùng điều hòa đồng nghĩa với việc bạn phải đóng kín cửa, không khí bị khóa lại bên trong. Nhưng với trẻ nhỏ, việc lưu thông không khí lại rất quan trọng. Do đó, khi dùng điều hòa bạn nên bật quạt thông gió để tạo sự thông thoáng không khí trong phòng”, PGS Dũng khuyến nghị thêm.

Mất chồng, mất con vì trót dại “say nắng” trai trẻ

Đợi cho Thúy "say nắng" trai trẻ, sập bẫy tình, cậu ta mới lừa được cả xe, cả tiền bạc lên đến hàng trăm triệu của Thúy rồi cao chạy xa bay.

Mất chồng, mất con vì trót dại “say nắng” trai trẻ
Đó là câu chuyện của Thúy – người mẹ của hai đứa con khôn ngoan, lanh lợi. Thúy tâm sự với tôi sau khi phải tay trắng rời khỏi nhà chồng, mất chồng mất luôn cả con chỉ vì phút sai lầm trót dại say nắng trai trẻ ở phòng tập gym.

Tuyệt chiêu dỗ trẻ qua cơn tức giận mà không cần ipad

(Kiến Thức) - Nhiều cha mẹ có thói quen đưa ngay cho trẻ ipad để dỗ trẻ nín khóc khi trẻ tức giận và đây là điều nên cực kỳ hạn chế.

Tuyệt chiêu dỗ trẻ qua cơn tức giận mà không cần ipad
Tuyet chieu do tre qua con tuc gian ma khong can ipad

Thể hiện sự thông cảm: Thay vì cố gắng giải quyết tình hình bằng cách nói cho trẻ biết chúng sai ở chỗ nào, chỉ cần quan sát cảm xúc của trẻ và bắt chước lại đúng như vậy. Hãy cho con bạn có cơ hội để cảm thấy chúng được lắng nghe. (Ảnh: Todaysparent) 

Những bệnh trẻ em hay mắc phải khi gió lạnh về

(Kiến Thức) - Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh khi thời tiết giao mùa. Cha mẹ nên biết những bệnh trẻ em hay mắc phải này để biết cách phòng tránh cho bé.

Những bệnh trẻ em hay mắc phải khi gió lạnh về
Cảm, cúm ở trẻ
Cảm cúm là một bệnh trẻ em liên quan đến đường hô hấp khi bé tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc nhiễm khuẩn hô hấp qua nước mũi, đờm. Bệnh này thường xảy ra với bé khi thời tiết nóng lạnh thất thường khiến bé chưa kịp thích nghi.
Trẻ mắc bệnh cảm cúm thường có các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng họng hoặc mệt mỏi... Trong trường hợp có triệu chứng sốt cao, cha mẹ phải nhanh chóng hạ sốt và đưa trẻ đi khám, điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp sau này.
Viêm phế quản ở trẻ
Nhung benh tre em hay mac phai khi gio lanh ve
 Trẻ dễ bị viêm phế quản trong thời tiết lạnh. Ảnh: Hoidapbacsy.
Khi trẻ có biểu hiện ho, ho có đờm vàng, trắng, xanh lá, chảy nước mũi trong, sưng họng, bỏ ăn, sốt vừa hoặc cao, khó thở hay có cảm giác thắt ngực, đau dưới xương ức, cha mẹ hãy nghĩ ngay đến nguy cơ bé bị viêm phế quản. Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để có hướng điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, viêm phổi (do dễ bị bội nhiễm), xẹp phổi, viêm tai giữa...
Trẻ nhỏ rất dễ mắc viêm phế quản khi thời tiết thay đổi, giao mùa, tiếp xúc mầm bệnh từ cộng đồng, các đồ vật, đồ chơi trẻ em, môi trường không được vệ sinh khiến vi rút xâm nhập đường hô hấp và gây ra tình trạng viêm phế quản.
Viêm đường hô hấp ở trẻ
Giao mùa là thời điểm vi khuẩn sinh sôi nảy nở nên trẻ dễ bị nhiễm khuẩn khi hít phải nguồn bệnh gây ra bệnh viêm đường hô hấp.
Nhung benh tre em hay mac phai khi gio lanh ve-Hinh-2
Trẻ dễ viêm đường hô hấp trong thời điểm giao mùa. Ảnh: Hocam.
Viêm đường hô hấp trên thường là viêm mũi họng, viêm amidan, viêm tai giữa, ho và cảm lạnh. Bệnh này thường diễn biến trong vòng vài ba ngày với các dấu hiệu sốt cao hoặc vừa ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, mất giọng, trẻ dưới 1 tuổi có thể nôn, quấy khóc.
Viêm đường hô hấp dưới thường gặp ở dạng viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi. Một số dấu hiệu thường gặp như: khó thở, cánh mũi phập phồng, thở nhanh và trẻ sơ sinh hoặc đang bú có thể bị trướng bụng, da xanh tím, giảm trương lực cơ...
Cha mẹ hãy sớm nhận biết các dấu hiệu này để đưa trẻ đi thăm khám sớm tránh các biến chứng xảy ra vì có thể trẻ sẽ bị viêm tai giữa, nghiêm trọng hơn nếu có các dấu hiệu li bì, co giật, bỏ bú... sẽ dẫn đến các biến chứng lâu dài, thậm chí là tử vong.
Viêm mũi dị ứng ở bé
Thời tiết chuyển mùa là nguyên nhân cơ bản khiến trẻ có cơ địa mẫn cảm dễ bị viêm mũi di ứng gây tình trạng ngứa mũi, hắt hơi sổ mũi bị nghẹt mũi thậm chí là khó thở, ù tai... Nếu tình trạng kéo dài có thể gây biến chứng hen phế quản, hen suyễn, viêm amidan ở bé. Đối với những trẻ hay bị viêm mũi di ứng, cha mẹ nên để bé tiếp xúc, vui chơi ở môi trường trong lành, không khói bụi, lông động vật, phấn hoa... để giảm nguy cơ mắc bệnh.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Phòng bệnh hô hấp khi giao mùa ở trẻ. Nguồn: YouTube:

Tin mới