Biến chứng nguy hiểm khi nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Tụ cầu vàng (tên khoa học Staphylococcus aureus) là một loại vi khuẩn tụ cầu có tính độc cao, gây bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Vi khuẩn tụ cầu vàng có thể sống ký sinh trên da và niêm mạc, sau đó xâm nhập vào cơ thể thông qua lỗ chân lông, các tuyến dưới da và nang lông, vết thương...
Theo Health, hầu hết các bệnh nhiễm trùng do S. Aureus gây ra là nhiễm trùng da và mô mềm như áp xe hoặc viêm mô tế bào. 
Bien chung nguy hiem khi nhiem khuan tu cau vang
Ảnh: Wikipedia.  
- Áp xe: Ổ áp xe hình thành tại vị trí vết thương, thường chứa đầy mủ. Khu vực xung quanh ổ áp xe thường đỏ, đau và sưng tấy. Vùng da xung quanh ổ áp xe có thể ấm khi chạm vào.
- Viêm mô tế bào: Nhiễm trùng các lớp bên dưới của da. Thông thường là vết xước hoặc vết cắt trên da tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Viêm mô tế bào có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng thường xảy ra nhất ở chân hoặc cánh tay. Các triệu chứng bao gồm đỏ, sưng và đau ở vị trí nhiễm trùng.
Vi khuẩn Staphylococcus aureus cũng có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng như viêm phổi (nhiễm trùng phổi) hoặc nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu). Các triệu chứng của những bệnh này bao gồm khó thở, khó chịu, sốt hoặc ớn lạnh.
Mọi người còn có thể bị ngộ độc thực phẩm khi ăn phải thức ăn bị nhiễm tụ cầu vàng, khiến người bệnh bị nôn mửa và có thể sốt.
Một số người có thể bị nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus và không bao giờ mắc bệnh này. Đối với những người bị nhiễm khuẩn, thời gian từ khi tiếp xúc đến khi phát bệnh có thể từ vài ngày đến vài năm.
Nhiều bệnh nhiễm trùng da thông thường do S.aureus gây ra sẽ tự lành mà không cần điều trị y tế. Nhiễm trùng da nghiêm trọng hơn có thể mất nhiều thời gian hơn để chữa lành nếu điều trị bị trì hoãn hoặc nếu điều trị không hiệu quả.
Nhiễm trùng da nếu không được điều trị có thể phát triển thành các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, đe dọa tính mạng như nhiễm trùng xương hoặc máu.
Trường hợp nặng như viêm phổi hoặc nhiễm trùng máu..., người bệnh thường phải nhập viện và điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.
Một người có thể bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng nhiều lần.
Những người bị suy giảm miễn dịch hoặc những người sử dụng các thiết bị y tế xâm lấn đặc biệt dễ bị nhiễm trùng.

>>> Mời độc giả xem thêm video: Phương pháp mới phát hiện vi khuẩn trong vài phút

Nguồn video: THĐT

Giật mình món đồ quen thuộc là “ổ vi khuẩn” đe dọa trẻ nhỏ

Ngay cả khi được vệ sinh thường xuyên, bề ngoài khô ráo, những món đồ quen thuộc này vẫn có thể là “ổ vi khuẩn”, tiềm ẩn mối nguy sức khỏe với trẻ nhỏ.

Giat minh mon do quen thuoc la “o vi khuan” de doa tre nho
 Bình sữa, dụng cụ tập nhai. Thị trường có nhiều loại bình đựng nước, đa dạng về kích cỡ và màu sắc. Trong số đó, loại bình nước có nắp đậy, ống nhựa mềm được nhiều phụ huynh chọn mua cho con. Mặc dù tiện dụng nhưng loại bình này có nhiều khe nhỏ rất khó vệ sinh. Đặc biệt, phần gioăng cao su trên nắp giúp chất lỏng không bị rò rỉ dễ bị nấm mốc. Dùng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. (Ảnh: Sohu)

Biết gì về bệnh Whitmore nguy hiểm?

Mọi người có thể nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore khi tiếp xúc trực tiếp với đất và nước bị ô nhiễm, đặc biệt là qua vết trầy xước da.

Ba vi khuẩn gây ngộ độc cho trẻ em ở trường iSchool Nha Trang

Nhiễm vi khuẩn Bacillus cereus có thể gây nôn mửa hoặc tiêu chảy. Trong khi đó, người nhiễm vi khuẩn Escherichia coli thường bị đau quặn bụng, tiêu chảy ra máu, thậm chí suy thận.

Ba vi khuan gay ngo doc cho tre em o truong iSchool Nha Trang

Vi khuẩn STEC được tìm thấy trong một số động vật có vú (như lợn, ngựa, thỏ, chó và mèo) và chim (như gà và gà tây). Ảnh: Pexels.

Theo Viện Pasteur Nha Trang, ngoài vi khuẩn Salmonella, Escherichia coli và Bacillus cereus là 2 loại vi khuẩn được tìm thấy món cánh gà chiên, khiến 662 người nhập viện ở trường iSchool hôm 17/11.

Tin mới