Biến đổi khí hậu và những nỗi lo tiềm ẩn

Biến đổi khí hậu đang ngày càng báo động. Trái đất liên tục phải chứng kiến nhiều hình thái thời tiết cực đoan bắt nguồn từ biến đổi khí hậu, gần đây nhất là việc rừng Amazon bị cháy. Nếu không có những hành động ngay từ bây giờ, Trái Đất sẽ sớm bị tàn lụi và diệt vong.

Biến đổi khí hậu và những nỗi lo tiềm ẩn
Nước biển dâng cao
Theo Tuổi Trẻ, ở những ngôi làng nhỏ dọc bờ biển phía đông Bangladesh - một trong các nước bị biến đổi khí hậu ảnh hưởng nặng nề nhất, các nhà nghiên cứu mới đây đã lưu ý tỉ lệ sẩy thai đặc biệt cao. Nghiên cứu xa hơn, giới khoa học đi tới kết luận thủ phạm là... biến đổi khí hậu.
Trong khi các ca sẩy thai không phải là điều gì quá khác thường, những nhà khoa học đã theo dõi một cộng đồng ở làng Failla Para trong nhiều năm và nhận thấy sự thay đổi rõ rệt về địa hình địa mạo ở đây.
Bien doi khi hau va nhung noi lo tiem an
Nước biển ngày càng dâng cao. 
Tới những năm 1990, các vùng đất trũng trong làng vẫn có thể trồng lúa, dù là năng suất thấp. Ngày nay thì điều đó không khả thi nữa. Nước biển dâng đã khiến nước mặn hơn nhiều và khiến người dân buộc phải chuyển dần sang nuôi tôm hoặc làm muối.
"Biến đổi khí hậu đang gây ra sự thay đổi rõ rệt - tiến sĩ Manzoor Hanifi, chuyên gia của Trung tâm quốc tế về nghiên cứu bệnh tả ở Bangladesh (ICDDRB), nói với BBC - Ảnh hưởng lên đất đai là rõ ràng, nhưng tác động lên con người là điều chúng ta không nhìn thấy".
Cháy rừng Amazon
Gần 79.000 vụ cháy rừng đã được ghi nhận ở Brazil trong năm nay, cao nhất kể từ năm 2013, và một nửa trong đó xảy ra tại rừng mưa Amazon, nơi được coi là "lá phổi xanh" của hành tinh. Theo Viện Nghiên cứu Không gian Quốc gia Brazil, riêng hai ngày 23 và 24/8 đã có hơn 1.600 đám cháy mới tiếp tục bùng phát tại Amazon.
Bien doi khi hau va nhung noi lo tiem an-Hinh-2
Lá phổi xanh Amazon bị thiêu cháy. 
Rừng Amazon, vốn được xem là ‘lá phổi của nhân loại’, bị cháy dữ dội trong mùa hè năm nay là ‘do sự tàn phá của con người’ trong nỗ lực lấy đất phát triển nông nghiệp được Tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro, thúc đẩy với chính sách mở cửa rừng Amazon để phát triển kinh tế, một nhà nghiên cứu môi trường ở Mỹ nói với VOA.
Rừng Amazon đang trải qua vụ cháy dữ dội nhất trong nhiều năm qua khiến cộng đồng quốc tế quan ngại vì nơi đây có hệ sinh thái đa dạng nhất Trái đất và sản xuất ra một lượng lớn khí oxy cho bầu khí quyển.
Băng tan tại Bắc Cực
Năm 2019 có thể là một năm cực xấu của Bắc Cực khi khi nhiệt độ tại đảo Greenland (Đạn Mạch) đã tăng lên mức kỷ lục, đẩy nhanh tốc độ tan băng khiến giới khoa học dự báo khối lượng băng tan năm nay có thể vượt mức kỷ lục ghi nhận năm 2012.
Theo Hà Nội Mới, tính toán của các nhà khoa học, lượng băng tan chảy ở Greenland mỗi năm khiến nước biển dâng cao khoảng 0,7mm, song với tốc độ tan chảy như hiện nay, con số này có thể còn tăng.
Bien doi khi hau va nhung noi lo tiem an-Hinh-3
 Băng tan khiến cho mực nước biển tăng nhanh.
Kể từ năm 1972 đến nay, lượng băng tan chảy của Greenland đã góp phần làm mực nước biển dâng cao tổng cộng 13,7mm. Theo nhà nghiên cứu khí hậu Xavier Fettweis thuộc Đại học Liege, từ đầu tháng 6 đến nay, 37 tỷ tấn băng ở Greenland tan chảy.
Hiện tốc độ băng tan chảy tại Greenland nhanh gấp 6 lần so với những năm 80 của thế kỷ trước. Đây là những thông tin đáng báo động về tình trạng ấm lên của Trái đất.
Cần sự vào cuộc của cả thế giới
Nếu không có sự chung tay góp sức của toàn thế giới, thì tình trạng biến đổi khí hậu sẽ ngày một xấu đi.
Các nhà lãnh đạo có chức trách cần phải có những biện pháp cụ thể để chống biến đổi khí hậu. Theo các nhà khoa học, một trong những cách thức để ngăn chặn biến đổi khí hậu là nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh tế toàn cầu theo hướng cắt giảm lượng lớn khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Chi phí cho việc khắc phục biến đổi môi trường còn lớn hơn rất nhiều so với chi phí chuyển dịch kinh tế. Rõ ràng, thay vì đối phó với biến đổi khí hậu, ta có thể lựa chọn phương án tối ưu là thay đổi để tình trạng ô nhiễm môi trường không diễn ra. Tuy nhiên, điều này là một thách thức, phần lớn do chính sách của nhiều nước vẫn chưa sẵn sàng cho sự dịch chuyển cần thiết.
Đối với mỗi cá nhân, cần hạn chế sử dụng các đồ, vật liệu không thể tái sử dụng. Bảo vệ môi trường từ trong chính mỗi gia đình chính là cách hiệu quả nhất.

Nóng cao độ, top động vật dễ chết vì biến đổi khí hậu

(Kiến Thức) - Nắng nóng kinh hoàng những ngày này có một phần tác nhân là do biến đổi khi hậu, không chỉ con người, mà cả những động vật này phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do môi trường sống.

Nóng cao độ, top động vật dễ chết vì biến đổi khí hậu
Nong cao do, top dong vat de chet vi bien doi khi hau
Lượng khí thải C02 tăng khiến loài cây bạch đàn mà gấu túi thích ăn giảm chất dinh dưỡng. Điều này đồng nghĩa gấu túi bị suy dinh dưỡng và chết đói tăng lên. Thời tiết nóng cũng khiến loài động vật này phải uống đất uống nước nhiều hơn, tăng nguy cơ bị kẻ thù tấn công. 

Nhiều phụ nữ quyết định không sinh con vì biến đổi khí hậu

Nhiều phụ nữ trên thế giới bị cho là đi ngược lại quy luật tự nhiên khi quyết định không sinh con, vì lo ngại biến đổi khí hậu.

Nhiều phụ nữ quyết định không sinh con vì biến đổi khí hậu

Nắng nóng phát khiếp, khiến vẹm chín bật vỏ trên biển

California đang hứng chịu đợt nắng nóng kỷ lục khiến những con vẹm ở vùng bờ biển phía bắc bang này chết hàng loạt với số lượng nhiều nhất trong vòng 15 năm qua.

Nắng nóng phát khiếp, khiến vẹm chín bật vỏ trên biển
Theo Guardian, trong toàn bộ quãng thời gian làm việc ở vịnh Bodega, phía bắc bang California, điều phối viên nghiên cứu bảo tồn biển Jackie Sones chưa từng nhìn thấy điều gì như vậy: những con vẹm chết dạt vào bờ biển, vỏ của chúng mở ra còn phần thịt bên trong dường như đã bị luộc chín kỹ.

Tin mới