Biết gì về hình tượng hổ phù trong tín ngưỡng Việt Nam?
Ít ai biết rằng, hình tượng hổ phù có nguồn gốc từ nền văn minh Ấn Độ cổ đại.
T.B (tổng hợp)
Trong văn hóa tâm linh Việt Nam, hổ phù - một loại bùa hình con hổ - là hình tượng xuất hiện trong trang trí kiến trúc ở nhiều đền chùa cũng như các loại đồ thờ cúng.
Ít ai biết rằng, hình tượng hổ phù có nguồn gốc từ nền văn minh Ấn Độ cổ đại. Theo những bản kinh tối cổ Puranas, hổ phù được nhắc đến trong câu chuyện về cuộc đấu tranh giành nước trường sinh giữa thần Vishnu và quỷ Rahu.
Chuyện kể rằng, khi con quỷ Rahu đang uống trộm nước trường sinh, thì bị mặt trăng và mặt trời phát hiện.
Thần Vishnu nổi giận liền chém đứt ngang thân Rahu bằng vũ khí Sudershan Chakra, nhưng vì nước trường sinh đã ngấm phần trên nên con quỷ không chết, ngược lại nó đã trở thành bất tử mặc dù chỉ còn lại hai chi trước.
Kể từ đó, nó không bao giờ tha thứ cho mặt trời và mặt trăng, nên thỉnh thoảng lại nuốt chửng chúng. Nhưng vì đã bị chặt mất nửa thân nên Rahu không thể giữ được mặt trời và mặt trăng trong người mình.
Cho nên không bao lâu sau, mặt trời, mặt trặng lại thoát ra được, tạo nên hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.
Rahu là một biểu tượng kép, trước hết nó liên quan đến sự lừa dối, tham lam, giận dữ. Nhưng vì uống trộm thuốc trường sinh bất tử nên Rahu cũng được coi là thần của may mắn, tiếng tăm, uy tín và quyền lực, sự thịnh vượng và tri thức tối thượng.
Trong quan niệm của Phật giáo, Rahu được thờ phụng như một sức mạnh siêu nhiên tiêu trừ ác độ, bảo vệ Phật pháp.
Trong chiêm tinh học, Rahu dần dần được nhân hóa thành một vị thần, là nguyên nhân của hiện tượng nhật thực và nguyệt thực và là người điều khiển hiện tượng sao băng.
Sau này, hình tượng Rahu được truyền vào Trung Hoa cổ đại với tên gọi hổ phù. Ý nghĩa của nó cũng biến đổi, trở thành một loại tín vật tượng trưng cho binh quyền mà nhà vua trao cho các tướng lĩnh.
Khi truyền vào Việt Nam, hổ phù trở thành biểu tượng của sự no đủ, vững bền, đồng thời cũng tượng trưng cho sự linh thiêng, xua đuổi tà ma, chống lại ám khí, điều hòa long mạch, bảo vệ chủ nhân...
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Điều lý thú về tục thờ ông Địa của người dân Nam Bộ
(VietnamDaily) - Trong văn hóa tín ngưỡng của cư dân Nam Bộ, Ông Địa có thể coi là vị thần “bình dân” nhất trong các vị thần. Tục thờ Ông Địa ở nơi đây mang rất nhiều nét độc đáo.
Tục thờ Ông Địa (thần Đất) là một tín ngưỡng độc đáo của người Việt tại ba miền, được ghi nhận trong lịch sử từ xa xưa. Tại Nam Bộ, tín ngưỡng này phổ biến và mang nhiều nét đặc sắc hơn cả.
Chi tiết về 2 pho tượng mới được công nhận Bảo vật quốc gia
Hai bức tượng Bảo vật này có từ thời người người Chăm còn ở thành Đồ Bàn.
Tọa lạc tại xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Nhạn Sơn là nơi đang lưu giữ hai bức tượng Hộ pháp mang những giá trị lịch sử - văn hóa đặc biết. Gần đây, cặp tượng đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.