Một sự kiện thu hút được rất nhiều chú ý trên Biển Đông thời gian gần đây đó là việc tàu tác chiến ven bờ của Hải quân Hoa Kỳ mang số hiệu USS Gabrielle Giffords (LCS-10) trong một chuyến tuần tra đã bất ngờ chạm mặt tàu khảo sát địa chất Hải Dương 4 của Trung Quốc, cùng với đó là sự xuất hiện của tàu thuộc lực lượng Kiểm ngư Việt Nam đang làm nhiệm vụ. Ảnh: Tàu chiến Mỹ bất ngờ chạm mặt tàu Hải Dương 4 Trung Quốc (số 1) sự xuất hiện của tàu Kiểm ngư Việt Nam (số 2). Ảnh: Hải quân Mỹ. |
Kiểm ngư Việt Nam được thành lập ngày 25/1/2013 theo nghị định số 102/2012/NĐ-CP đến nay đã vừa bước qua tuổi thứ bảy, là lực lượng chuyên trách thuộc Tổng cục Thủy sản, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Ảnh: Cán bộ nhân viên Kiểm ngư Việt Nam. |
Kiểm ngư Việt Nam có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, phát hiệt, xử lý sớm vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam. Bên cạnh đó, Kiểm ngư cũng sẽ bảo vệ, hỗ trợ, cứu hộ cứu nạn ngư dân gặp sự cố trên biển, phối hợp cùng hải quân, biên phòng, cảnh sát biển cùng thực hiện giữ gìn toàn vẹn lãnh hải và chủ quyền Quốc gia. Ảnh: Nguyên Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đến thăm một đơn vị Kiểm ngư - Nguồn: VOV. |
Lực lượng Kiểm ngư bao gồm các chi đội và chi cục đánh số từ 1 đến 5 đặt dưới quyền quản lý trực tiếp của Bộ và các đội Kiểm ngư các tỉnh đặt dưới quyền quản lý của các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Cục Kiểm ngư có trụ sở chính đặt tại thủ đô Hà Nội. Ảnh: Lễ bàn giao tàu tuần tra cỡ lớn KN-390 cho Kiểm ngư Việt Nam. |
Kiểm ngư bao gồm ba chi đội chủ lực được đánh số là chi đội số 2, 3, 4 và hai chi cục bao gồm chi cục 1 và 5. Các chi đội và chi cục này được phân chia khu vực tương tự như các vùng Hải quân. Chi cục 1 và 5 có nhiệm vụ bảo vệ, tuần tra, thi hành luật nghề có trên vùng biển vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. Ảnh: Tàu tuần tra KN-3600 mới được bàn giao cho Chi cục Kiểm ngư số 5. |
Chi đội kiểm ngư số 3 đóng tại Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Chi đội có nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ, thực thi pháp luật Việt Nam trên biển với khu vực biển từ Quảng Bình đến Bình Định bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và các bãi cạn. Đơn vị được biên chế 1 tàu tuần tra cỡ lớn KN-2011 (bản cải tiến của tàu tuần tra đa năng DN-2000), hơn 16 tàu tuần tra KN-750 và hơn 20 tàu tuần tra TK-1482C. Ảnh: Biên đội tàu tuần tra TK-1482C của Chi đội Kiểm ngư số 3. |
Chi đội Kiểm ngư số 4 đóng tại Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Chi đội có nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ, thực thi pháp luật Việt Nam trên biển đối với khu vực biển từ Phú Yên đến Bình Thuận bao gồm quần đảo Trường Sa, đảo Phú Quý. Đơn vị được trang bị 2 tàu tuần tra cỡ lớn KN-2011, hơn 16 tàu tuần tra KN-750 và hơn 20 tàu tuần tra TK-1482C. Ảnh: Tàu tuần tra đa năng KN-2011 số hiệu KN-490 của Chi đội Kiểm ngư số 4. |
Chi đội Kiểm ngư số 2 đóng tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Chi đội có nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ, thực thi pháp luật Việt Nam trên biển đối với khu vực biển từ Bình Thuận đến Bạc Liêu, bao gồm các nhà dàn DK, các mỏ dầu khí và khu vực thềm lục địa phía đông nam Tổ quốc. Đơn vị được trang bị 1 tàu tuần tra cỡ lớn KN-2011, hơn 16 tàu tuần tra KN-750 và hơn 20 tàu tuần tra TK-1482C. Ảnh: Tàu tuần tra TK-1482C của Chi đội Kiểm ngư số 2. |
Có thể dễ dàng nhận thấy, cả ba Chi đội chủ lực của Việt Nam là Chi đội số 2, 3, 4 đều được biên chế thống nhất, đồng bộ, có số lượng lớn và đặc biệt, tất cả các tàu này đều do Việt Nam tự đóng mới trong nước, đảm bảo số lượng cũng như chất lượng, cung cấp cho lực lượng Kiểm ngư khả năng cao, tầm bao quát rộng để có thể thực thi tốt các nhiệm vụ trên biển. Ảnh: Một tàu tuần tra KN-750 của Kiểm ngư Việt Nam tại âu tàu trên đảo Trường Sa - Nguồn: Comcom |
Dù là lực lượng trên biển non trẻ nhất Việt Nam hiện nay, tuy nhiên Kiểm ngư đã góp mặt trong nhiều cuộc đối đầu lớn giữa Việt Nam và nước ngoài. Chỉ một năm sau khi thành lập, Kiểm ngư Việt Nam đã tham gia chống âm mưu hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép của Trung Quốc trong vùng biển nước ta vào năm 2014. Thời điểm đó, cán bộ nhân viên của Cục đã cố gắng khác phục mọi khó khăn, đương đầu với thử thách cũng như hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ảnh: Tàu tuần tra TK-1482C của Kiểm ngư Việt Nam trong sự kiện giàn khoan HD-981 năm 2014. |
Tuy nhiên đến nay, sau 7 năm rèn luyện và trưởng thành, Kiểm ngư Việt Nam đã phát triển vượt bậc với hơn 120 tàu tuần tra cỡ lớn và trung bình, là lực lượng chấp pháp lớn nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay và thuộc TOP hàng đầu châu Á, đủ sức đương đầu với đối thủ sừng sỏ nhất trên Biển Đông là hải giám và hải cảnh Trung Quốc. Cũng như có mặt trên khắp các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, sẵn sàng bảo vệ và giải cứu ngư dân trước những hành động bắt bớ bất hợp pháp. Ảnh: Tàu Kiểm ngư Việt Nam có mặt giải cứu ngư dân sau khi bị tàu tuần duyên của Malaysia mang số hiệu KM Langkawi (7501) hồi giữa tháng 6 vừa qua. |
Như vậy, hiện nay, Việt Nam đã có trong tay một lực lượng chấp pháp cực kỳ mạnh mẽ, có tầm bao quát rộng lớn, là chỗ dựa vững chắc cho ngư dân bám biển, có thể triển khai đến mọi nơi trên lãnh hải Việt Nam, đủ sức răn đe tất cả đối thủ nếu xâm phạm đến chủ quyền trên biển Việt Nam, là lực lượng có tính cơ động cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ, khiến đối phương luôn phải dè chừng.
|
Hy vọng trong tương lai tới, Kiểm ngư Việt Nam tiếp tục nhận được sự quan tâm của nhà nước, đầu tư đóng mới thêm nữa những con tàu có trọng tải lớn, giúp cán bộ nhân viên có thể bám biển lâu dài, an toàn và tạo động lực cho bà con ngư dân thêm phần vững tin nơi đầu sóng ngọn gió. Ảnh: Biên đội tàu tuần tra của Chi đội Kiểm ngư số 4 |
Video Kiểm ngư, "điểm tựa vững" chắc cho ngư dân Việt Nam - Nguồn: VTC16