Biết gì về phi cơ Hải quân Việt Nam dùng ứng cứu ngư dân?

Biết gì về phi cơ Hải quân Việt Nam dùng ứng cứu ngư dân?

(Kiến Thức) - Phiên bản mới nhất thủy phi cơ DHC-6-400 bắt đầu được sản xuất từ năm 2008 tới nay và cũng là phiên bản hiện đang nằm trong tay Không quân Hải quân Việt Nam. 

Xem toàn bộ ảnh
Trong những ngày Bão số 9 Molave đổ bộ vào nhiều tỉnh miền Trung gây ra hậu quả nghiêm trọng, quân đội, cụ thể là Không quân Hải quân Việt Nam đã sử dụng đến thủy phi cơ để ứng cứu, tìm kiếm ngư dân gặp nạn trên biển. Loại  thuỷ phi cơ Không quân Hải quân Việt Nam sử dụng có cái tên đầy đủ là de Havilland Canada DHC-6 Twin Otter, tên thương mại khi được giao bán trên thị trường là Viking Air DHC-6 Twin Otter và tên ngắn gọn thường được gọi là DHC-6. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Trong những ngày Bão số 9 Molave đổ bộ vào nhiều tỉnh miền Trung gây ra hậu quả nghiêm trọng, quân đội, cụ thể là Không quân Hải quân Việt Nam đã sử dụng đến thủy phi cơ để ứng cứu, tìm kiếm ngư dân gặp nạn trên biển. Loại thuỷ phi cơ Không quân Hải quân Việt Nam sử dụng có cái tên đầy đủ là de Havilland Canada DHC-6 Twin Otter, tên thương mại khi được giao bán trên thị trường là Viking Air DHC-6 Twin Otter và tên ngắn gọn thường được gọi là DHC-6. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Đây là loại máy bay do Canada thiết kế, chở được tối đa 19 hành khách, có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và được xếp vào loại máy bay đa dụng, phục vụ tốt cả mục đích dân sự và quân sự. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Đây là loại máy bay do Canada thiết kế, chở được tối đa 19 hành khách, có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và được xếp vào loại máy bay đa dụng, phục vụ tốt cả mục đích dân sự và quân sự. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Được thiết kế trong những năm 60 của thế kỷ trước và cất cánh lần đầu tiên vào năm 1965, loại máy bay này tới nay vẫn tiếp tục được sản xuất và sử dụng bởi rất nhiều hãng hàng không và các lực lượng quân sự trên thế giới - tất nhiên là với biến thể mới hơn. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Được thiết kế trong những năm 60 của thế kỷ trước và cất cánh lần đầu tiên vào năm 1965, loại máy bay này tới nay vẫn tiếp tục được sản xuất và sử dụng bởi rất nhiều hãng hàng không và các lực lượng quân sự trên thế giới - tất nhiên là với biến thể mới hơn. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Phiên bản mới nhất của chiếc thuỷ phi cơ này là máy bay DHC-6-400 bắt đầu được sản xuất từ năm 2008 tới nay và cũng là phiên bản hiện đang nằm trong tay Không quân Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Phiên bản mới nhất của chiếc thuỷ phi cơ này là máy bay DHC-6-400 bắt đầu được sản xuất từ năm 2008 tới nay và cũng là phiên bản hiện đang nằm trong tay Không quân Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Jetphoto.
DHC-6-400 có chiều dài tổng thể 15,77 mét, cao 5,94 mét và sải cánh rộng 39 mét vuông - tương tự như các thế hệ trước. Điểm khác biệt của phiên bản này nằm ở trọng lượng rỗng giảm còn 3,2 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa tăng lên 5,6 tấn và có khả năng mang theo tối đa 1,8 tấn hàng hoá ở khoảng cách bay 185 km. Nguồn ảnh: Jetphoto.
DHC-6-400 có chiều dài tổng thể 15,77 mét, cao 5,94 mét và sải cánh rộng 39 mét vuông - tương tự như các thế hệ trước. Điểm khác biệt của phiên bản này nằm ở trọng lượng rỗng giảm còn 3,2 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa tăng lên 5,6 tấn và có khả năng mang theo tối đa 1,8 tấn hàng hoá ở khoảng cách bay 185 km. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Hai động cơ của phiên bản DHC-6-400 cũng được thay đổi bằng động cơ 750 mã lực - thay cho động cơ 620 mã lực trước đây. Tuy nhiên do tăng trọng tải, tốc độ tối đa của DHC-6-400 cũng chỉ tương tự như đời trước - vào khoảng 337 km/h. Nguồn ảnh: Airliners.
Hai động cơ của phiên bản DHC-6-400 cũng được thay đổi bằng động cơ 750 mã lực - thay cho động cơ 620 mã lực trước đây. Tuy nhiên do tăng trọng tải, tốc độ tối đa của DHC-6-400 cũng chỉ tương tự như đời trước - vào khoảng 337 km/h. Nguồn ảnh: Airliners.
Khả năng cất cánh trên đường băng ngắn của DHC-6-400 thể hiện ở chỗ, nó chỉ cần 366 mét đường băng để cất cánh đầy tải. Khi hạ cánh đầy tải, DHC-6-400 cũng chỉ cần đường băng 320 mét. Khi không mang tải, đường băng cất - hạ cánh của DHC-6-400 có thể còn ngắn hơn nữa. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Khả năng cất cánh trên đường băng ngắn của DHC-6-400 thể hiện ở chỗ, nó chỉ cần 366 mét đường băng để cất cánh đầy tải. Khi hạ cánh đầy tải, DHC-6-400 cũng chỉ cần đường băng 320 mét. Khi không mang tải, đường băng cất - hạ cánh của DHC-6-400 có thể còn ngắn hơn nữa. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Tầm bay tối đa của DHC-6-400 lên tới 1480 km hoặc 7 tiếng bay liên tục tuỳ thuộc điều kiện nào đến trước. Kèm theo đó là trần bay 7620 mét so với mực nước biển và tiêu thụ 212 kg nhiên liệu mỗi tiếng ở tốc độ 270 km/h - tốc độ tiết kiệm nhiên liệu nhất. Nguồn ảnh: PVD.
Tầm bay tối đa của DHC-6-400 lên tới 1480 km hoặc 7 tiếng bay liên tục tuỳ thuộc điều kiện nào đến trước. Kèm theo đó là trần bay 7620 mét so với mực nước biển và tiêu thụ 212 kg nhiên liệu mỗi tiếng ở tốc độ 270 km/h - tốc độ tiết kiệm nhiên liệu nhất. Nguồn ảnh: PVD.
Khoang lái hiện đại của DHC-6-400. Do là phiên bản mới được sản xuất từ năm 2008 tới nay nên chiếc máy bay tuổi đời nửa thế kỷ này đã được trang bị những công nghệ dẫn đường, hiển thị thông số hiện đại bậc nhất. Nguồn ảnh: QDND.
Khoang lái hiện đại của DHC-6-400. Do là phiên bản mới được sản xuất từ năm 2008 tới nay nên chiếc máy bay tuổi đời nửa thế kỷ này đã được trang bị những công nghệ dẫn đường, hiển thị thông số hiện đại bậc nhất. Nguồn ảnh: QDND.
Toàn bộ khoang lái là bốn màn hình hiển thị cỡ lớn, toàn bộ các đồng hồ hiển thị cơ trước đây đều được chuyển sang hiển thị điện tử trên màn hình này. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Toàn bộ khoang lái là bốn màn hình hiển thị cỡ lớn, toàn bộ các đồng hồ hiển thị cơ trước đây đều được chuyển sang hiển thị điện tử trên màn hình này. Nguồn ảnh: Jetphoto.
DHC-6-400 của Việt Nam được trang bị hệ thống radar giám sát hàng hải EL/M-2022A có khả năng theo dõi đồng thời 256 mục tiêu nổi trên biển, tầm quan sát 200 hải lý. Ngoài ra, DHC-6-400 của Việt Nam còn có MiniPOP - là hệ thống quan sát ngày - đêm với độ phân giải cao. Nguồn ảnh: Jetphoto.
DHC-6-400 của Việt Nam được trang bị hệ thống radar giám sát hàng hải EL/M-2022A có khả năng theo dõi đồng thời 256 mục tiêu nổi trên biển, tầm quan sát 200 hải lý. Ngoài ra, DHC-6-400 của Việt Nam còn có MiniPOP - là hệ thống quan sát ngày - đêm với độ phân giải cao. Nguồn ảnh: Jetphoto.
DHC-6 của Không quân Hải quân Việt Nam trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bay tuần tra biển. Nguồn ảnh: Jetphoto.
DHC-6 của Không quân Hải quân Việt Nam trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bay tuần tra biển. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Cửa hông của DHC-6 có thể mở ra ngay khi chiếc phi cơ này đang bay để triển khai thiết bị định vị thuỷ âm hoặc thuỷ lôi xuống mặt nước một cách nhanh chóng. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Cửa hông của DHC-6 có thể mở ra ngay khi chiếc phi cơ này đang bay để triển khai thiết bị định vị thuỷ âm hoặc thuỷ lôi xuống mặt nước một cách nhanh chóng. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Video Bão số 9 áp sát đất liền, mưa lớn gió giật rất mạnh - Nguồn: VTV24

GALLERY MỚI NHẤT