Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc tới 3.612,22 đồng/kWh, người tiêu dùng lợi hay thiệt?

Mới đây, Bộ Công thương tiếp tục đề xuất phương án sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt từ 6 bậc xuống còn 5 bậc để có một biểu giá điện đơn giản, người dân cũng dễ hiểu và dễ quản lý.

Cụ thể, Bộ Công Thương đã có văn bản số 7970/BCT-ĐTĐL gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt mới, thay thế cho Quyết định 28/2014/QĐ-TTg năm 2014.
Giá bán lẻ điện sinh hoạt theo đề xuất của Bộ Công Thương dự kiến gồm 5 bậc, thay vì 6 bậc như hiện nay với bậc thấp nhất từ 0-100 kWh, cao nhất từ 701 kWh trở lên. Trong đó, giá điện bậc 5 (cho kWh từ 701 trở lên) được đề xuất là 3.612,22 đồng/kWh. Cụ thể:
+ Bậc 1: cho 100 kWh đầu tiên; giá điện là 1.806,11 đồng/kWh
+ Bậc 2: cho kWh từ 101 - 200; giá điện là 2.167,33 đồng/kWh
+ Bậc 3: cho kWh từ 201 - 400; giá điện là 2.729,23 đồng/kWh
+ Bậc 4: cho kWh từ 401 - 700; giá điện là 3.250,99 đồng/kWh
+ Bậc 5: cho kWh từ 701 trở lên; giá điện là 3.612,22 đồng/kWh
Giá điện các bậc thang 1-5 được tính bằng 90-180% giá bán lẻ điện bình quân 2.006,79 đồng một kWh (mức điều chỉnh từ 9-11). Như vậy, giá thấp nhất (bậc 1) khoảng 1.806,11 đồng một kWh và cao nhất (bậc 5) là 3.612,22 đồng một kWh. Các mức giá này chưa bao gồm thuế VAT.
Trên cơ sở thiết kế các bậc, giá điện cho từng bậc được thiết kế lại nhằm thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo hạn chế tối đa tác động tới các hộ sử dụng điện. Trong đó, giữ nguyên giá điện hiện hành cho bậc đầu từ 0-100 kWh nhằm đảm bảo ổn định giá điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện thấp (chiếm 33,48% số hộ). Phần chênh lệch giảm doanh thu tiền điện được bù đắp từ hộ sử dụng điện từ 401-700 kWh và trên 700kWh. Giữ nguyên giá điện hiện hành cho các bậc từ 101-200 kWh và 201-300 kWh.
"Giá điện cho các bậc từ 401-700 kWh và từ 701 kWh trở lên được thiết kế nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp", Bộ Công Thương nêu quan điểm.
Đánh giá về phương án giá sinh hoạt theo 5 bậc, cơ quan soạn thảo cho rằng sẽ phản ánh chi phí tiêu dùng điện. Có nghĩa các chi phí này được phân bổ đến từng nhóm khách hàng sử dụng; giúp hạn chế một phần tiền điện phải trả tăng cao trong những tháng đổi mùa.
Ngoài ra chênh lệch giữa bậc 1 và bậc 5 là hai lần, phù hợp với xu thế chung của thế giới nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Tuy vậy các hộ dùng điện nhiều từ trên 701kWh/tháng (khoảng 2% số hộ dùng điện toàn quốc) phải trả tăng tiền điện mỗi tháng.

Cũng theo dự thảo, giá điện cho cơ sở lưu trú du lịch sẽ được tính bằng giá cho sản xuất, nhằm tính đúng, đủ chi phí cho nhóm khách hàng sản xuất.

Theo đó phần thiếu hụt doanh thu do bổ sung nhóm khách hàng “cơ sở lưu trú du lịch” có thể được xem xét để bù từ giá bán điện cho giờ thấp điểm của nhóm khách hàng sản xuất 4-8% so với giá bán lẻ bình quân hiện nay.

Cũng bởi giá giờ thấp điểm của nhóm khách hàng này thấp hơn nhiều so với giá bán lẻ điện bình quân (52-56%). Tuy vậy, việc áp ngang giá hai lĩnh vực này cũng có nhược điểm là các doanh nghiệp sản xuất sẽ tăng giá khoảng 1,27-3,85%.

Nhóm khách hàng đơn vị hành chính sự nghiệp sẽ bổ sung bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông, chiếu sáng công cộng.

Giá điện tăng 3%, chuyên gia nói gì?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có Quyết định số 377/QĐ-EVN về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Căn cứ văn bản số 304/BCT-ĐTĐL ngày 27/4/2023 của Bộ Công Thương về việc thực hiện chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, ngày 27/4/2023 EVN đã có Quyết định số 377/QĐ-EVN về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh là 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 04/5/2023. Mức điều chỉnh này tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành, tức mỗi kWh tăng thêm gần 56 đồng.

Quốc gia nào có giá điện cao nhất thế giới?

Về giá điện, Việt Nam đứng thứ 47 trong số 147 quốc gia, vùng lãnh thổ theo danh sách của Global Petrol Prices. Còn so về sức mua, trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam lại ở tốp giữa.

Tháng 9 năm ngoái, trang Global Petrol Prices đã công bố giá điện của 147 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Mức giá trong danh sách của trang này được tính theo kWh và bao gồm mọi mục trong hóa đơn tiền điện của một hộ gia đình như chi phí phân phối và năng lượng, các loại phí, thuế phí môi trường và nhiên liệu.

Theo đó, giá điện trung bình của thế giới là 0,169 USD/kWh (tương đương 3.967 đồng/kWh) đối với người dùng là hộ gia đình. Nơi có giá điện rẻ nhất là Lebanon (Li Băng) với mức giá chỉ 0,001 USD/kWh (khoảng 23,48 đồng/kWh). Trong khi đó, nước có giá điện cao nhất là Đan Mạch với mức 0,571 USD/kWh (13.404 đồng/kWh).

Tin mới