Biếu Tết nhà chồng 2 triệu đồng, chồng “ăn bám” vẫn bị chê

Hai vợ chồng tôi kết hôn 5 năm và đang có 1 cháu trai 4 tuổi. Tuy nhiên, hai năm nay chồng tôi nghỉ việc ở nhà và đến giờ vẫn chưa có dấu hiệu đi trở lại làm việc. Và Tết năm ngoái, vì chuyện biếu quà Tết, anh ấy đã mắng tôi là đồ... giẻ rách.

Biếu Tết nhà chồng 2 triệu đồng, chồng “ăn bám” vẫn bị chê
Cũng như mọi năm, từ ngày về làm dâu năm nào tôi cũng biếu bố mẹ chồng 5 triệu đồng ăn Tết. Bố mẹ tôi có điều kiện hơn gia đình nhà chồng, nên tôi chỉ biếu 1 đôi triệu gọi là quà.
Ngày trước, chồng tôi làm ở một công ty lập trình máy tính, thu nhập khoảng 12 triệu đồng/tháng. Nhưng rồi công ty đóng cửa, từ đó, chồng tôi không xin được việc ở chỗ nào ổn định. Chỗ nào vào làm được 1, 2 tháng anh cũng chê lương thấp, đi công tác nhiều mà không có công tác phí… và cuối cùng anh chọn ở nhà.
Anh luôn bảo tôi rằng,anh đang làm ở nhà cho một công ty ở TP.HCM vì dân lập trình cần gì tới công ty. Tôi nghĩ thôi kệ để chờ anh ổn định tâm lý rồi làm đâu cũng được, tôi không hối thúc. Tết năm ngoái là tết đầu tiên chồng không lương, không thưởng Tết. Lương của tôi cũng chỉ khoảng 9 tới 10 triệu đồng mỗi tháng, do đó tôi phải tằn tiện chi tiêu lắm mới đủ cho cả gia đình 3 người, khi chúng tôi vẫn còn đang "ở kiếp" đi thuê trọ nhà thành phố.
May mắn con tôi học trường công lập nên cũng tiền học phí cũng rẻ, nhưng về phía chồng thì đã không có việc những từ ngày không đi làm anh càng sinh... lắm chuyện và mắc nhiều tật xấu. Do không có lương nên mỗi tháng tôi vẫn phải đưa tiền anh tiêu vặt, mỗi tháng 1,5 triệu đồng để anh ăn sáng, mua bao thuốc uống chén trà.
Thực sự, đang là trụ cột gia đình nên khi anh nghỉ việc chúng tôi lao đao do chi phí sinh hoạt tăng lên. Chồng tôi lúc nào cũng bảo, em chờ thêm đi, anh hứa nốt tháng này, nốt tháng kia nhưng cứ đi làm được vài bữa là anh lại "đứng núi này trông núi nọ" rồi bỏ ngang. Tôi vô cùng mệt mỏi với công việc của anh và những biến đổi tâm lý của anh khi anh thất nghiệp. Trông anh chán chường và mệt mỏi tôi cũng xót xa...
Và Tết năm ngoái khi đã cận kề, tôi khá đau đầu với chuyện chi tiêu và biếu quà Tết nội ngoại bởi kinh tế kém. Do tiền ít nên tôi nói rõ với chồng cân nhắc chuyện biếu tiền tết bố mẹ. Chồng tôi chỉ bảo tùy em và ậm ừ ra ngõ hút thuốc, đánh cờ tướng với mấy ông già về hưu - thói quen từ ngày mất việc đến giờ.
Bieu Tet nha chong 2 trieu dong, chong “an bam” van bi che
 Ảnh minh họa.
Đến khi về nhà chồng ăn Tết, tôi đưa biếu bố mẹ chồng 2 triệu đồng và bảo “năm nay nhà con khó khăn, con biếu bố mẹ chút tiền mua quà Tết gọi là mẹ nhé". Mẹ chồng tôi không nói gì nhưng chồng tôi tối sầm mặt lại, anh bảo: “Sao lại chỉ có thế, em đưa thêm cho mẹ đi, chứ như thế làm sao đủ chi tiêu Tết?”.
Tôi đỡ lời anh và nhỏ nhẹ với mẹ chồng: "Nhà con khó khăn vì anh Tính không có đi làm, bố mẹ thông cảm cho tui con nhé". Ngay lập tức chồng tôi đứng lên và tỏ thái độ với tôi rồi bước thăng vào phòng trong.
Sau đó, anh gọi tôi vào và nói với thái độ hằn học: “Muốn sống thì đưa thêm cho mẹ đi, chứ 2 triệu đồng chả bõ tiền mua bánh kẹo Tết”. Tôi nhẫn nhịn xoa dịu anh: “Nhà mình ra Tết đóng 3 tháng tiền nhà, tiền con học là đã chưa biết tiền sinh hoạt lấy đâu ra. Đáng ra anh phải là người rõ nhất và phải nói đỡ cho em một câu chứ?”.
Ngay lập tức anh vùng vằng và chửi thẳng mặt tôi: “Cô đúng là đồ con dâu giẻ rách”. Cổ họng tôi nghẹn đắng, không lẽ 29 Tết tôi lại kéo vali bỏ đi khỏi nhà chồng. Nhìn ra ngoài sân thấy con tôi đang chơi đùa với ông nội, tôi càng thương nó hơn và cũng thương cho hoàn cảnh của mình. Bố mẹ chồng tôi cũng nghèo nhưng là người tử tế, do đó tôi coi câu nói của chồng chỉ như quá bực tức, nhưng nó lại như vết dao cứa vào tim tôi.
2 triệu hay 5 triệu đồng cũng chẳng đủ sắm Tết, tôi biết chứ. Do đó, tôi cũng chủ động mua sắm thêm đồ về cùng ăn Tết với bố mẹ chồng, cũng đã mua bánh kẹo mang về chứ đâu có phải riêng khoản tiền biếu ấy đâu. Và số tiền biếu ấy cũng chỉ là để ông bà thấy chúng tôi có biếu quà Tết mà thôi, sao anh ấy biết mà không chịu hiểu cho tôi?
Anh ấy cho rằng, tôi bủn xỉn với gia đình chồng mà không hề biết rằng cả năm anh ấy thất nghiệp tôi phải phụ cấp anh ấy. Nói đâu xa, nhà chồng cũng có mấy anh em trai, nhưng Tết đến cũng chỉ có vợ chồng tôi biếu tiền Tết, còn các anh chị em lấy cớ họ khó khăn nên chả ai làm thế dù hai cậu em đi xuất khẩu lao động giờ về kinh tế phải nói là quá ổn định rồi.
Rồi cái Tết năm ngoái cũng qua đi nhưng không khí gia đình thì cứ trầm buồn. Năm nay, chồng tôi vẫn cả năm ở nhà, thỉnh thoảng đi cày cuốc thêm được vài đồng nhưng chẳng đủ chi tiêu cá nhân của anh. Anh vẫn chứng đứng núi này trông núi khác, nên từ đầu năm thay đổi công ty 3,4 lần, và không nơi nào làm hết tháng.
Tết này, tôi cũng chẳng có tiền mà mua sắm cá nhân chứ đừng nói tới tiền tiêu Tết. Nghĩ đến cảnh về nhà chồng và chuyện lo quà Tết, tôi lại rùng mình. Dù khó khăn là thế, nhưng tôi vẫn đang phải để dành 5 triệu dưới đáy hòm khi nhịn ăn, nhịn tiêu với dự định để dành biếu bố mẹ chồng.
Nhưng cứ nghĩ đến cảnh đã nghèo còn sĩ hão của anh, nghĩ đến 5 triệu đồng tuy không là gì khi chúng tôi làm ra tiền, nhưng so với hoàn cảnh lúc này của chúng tôi, nước mắt tôi tự dưng cứ trào ra do tủi thân. Không biết tình trạng này của chúng tôi sẽ kéo dài bao lâu và tôi cảm thấy thực sự mệt mỏi và sợ Tết.

Chuyên gia “mách nước” để Tết nội hay Tết ngoại đều trọn vẹn!

Liệu có phải câu chuyện “Tết nội hay Tết ngoại” không thể tìm ra giải pháp? Chuyên gia Lê Thị Túy cho rằng, cách ứng xử của các nàng dâu chính là chìa khóa để giải quyết mọi khúc mắc để cái Tết nhà nội hay nhà ngoại đều ấm cúng, trọn vẹn.

Chuyên gia “mách nước” để Tết nội hay Tết ngoại đều trọn vẹn!
Đa số người chồng đều muốn về bên nội ăn Tết còn vợ thì lại muốn được về nhà mình. Vì tâm lý này mà nhiều gia đình rơi vào cảnh xích mích, các cuộc cãi vã cũng vì thế mà xảy ra.

Nỗi niềm “điên cuồng” của phụ nữ Việt ngày Tết!

“Ngày bé, tôi chỉ mong đến Tết để được ăn đồ ăn ngon, mặc quần áo đẹp, cùng bố mẹ đi chơi. Đến khi lấy chồng rồi, chỉ mong không có Tết hoặc Tết kéo dài chỉ…1 ngày vì Tết đến, tôi có quá nhiều việc phải lo lắng!”, chị Thu- quê Hưng Yên chia sẻ.

Nỗi niềm “điên cuồng” của phụ nữ Việt ngày Tết!
“Chưa bao giờ cần tiền như khi Tết đến!”

Lạ lùng gia đình trẻ trụ lại Hà Nội “cày” việc, chiều mùng 1 mới về quê

Không ít gia đình trẻ vẫn trụ lại Hà Nội làm việc xuyên Tết, đến đêm 30 Tết, thậm chí sáng mùng 1 mới về quê. Về quê ăn Tết muộn, họ vừa có thêm một khoản tiền lớn, vừa tránh cảnh đi lại tắc đường.

Lạ lùng gia đình trẻ trụ lại Hà Nội “cày” việc, chiều mùng 1 mới về quê
Những ngày cận Tết Nguyên đán, vợ chồng chị Hoàng Thị Oanh, chủ một tiệm cắt tóc tại Hà Nội không hôm nào được đi ngủ trước 23h đêm.

Tin mới